Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 40 - 43)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu

1.3.2. Các cơng trình nghiên cứu ở Việt Nam

Một số nhà nghiên cứu cho rằng cà chua bắt đầu xuất hiện ở nước ta từ thời kì thực dân Pháp xâm lược và chiếm đóng. Đến nay đã hơn 100 năm, cây cà chua ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi khắp cả nước. Nhu cầu tiêu dùng và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường đã đặt ra vấn đề cấp thiết cần chọn tạo bộ giống thích hợp nhằm phát huy hết tiềm năng của giống trong điều kiện sinh thái nước ta. Công tác chọn tạo giống cà chua ở Việt Nam bắt đầu từ nửa sau thế kỷ 20 và hiện nay đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.

Có thể nói điểm trọng yếu trong chiến lược nghiên cứu, phát triển sản xuất cà chua ở nước ta là mở rộng quy mô ngày càng lớn các giống cà chua lai chất lượng cao, nhằm mở rộng các sản phẩm tiêu dùng phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng ở trong nước và xuất khẩu.

Nhờ thành tựu nghiên cứu chọn lọc, lai tạo giống nước ta đã tạo được các giống cà chua như: HP-1, HP-2, HP-3… từ tập đoàn cà chua nhập nội của Nhật Bản, được tiến hành tại trại giống rau Hồng Phong - Hải Phịng. Trong đó nổi trội hơn cả là giống HP-5, với đặc điểm năng suất cao, khả năng chống chịu khá, tuy nhiên nhược điểm của giống này là khi chín vẫn có chỗ cịn xanh.

Ở Việt Nam nguồn vật liệu khởi đầu cà chua được thu thập từ nhiều nguồn như nhập nội, các giống địa phương, các dạng cà chua dại và bán hoang dại… Những dạng này sẽ được chọn lọc và lai tạo với nhau nhằm thu được các giống tổng hợp, có các tính trạng tốt để phục vụ sản xuất. Các giống nhập nội thường có ưu điểm về năng suất, các giống địa phương thường có thế mạnh về chất lượng, cịn các giống hoang dại và bán hoang dại thì thế mạnh chủ yếu là khả năng thích nghi và tính chống chịu cao. Hàng năm các cơ sở nghiên cứu đã lai tạo được hàng trăm cặp lai cà chua và chọn lọc hàng ngàn cá thể từ con lai của các cặp lai khác nhau. Công sức của các nhà khoa học bỏ ra đã được đền đáp xứng đáng, nhiều giống cà chua mới đã được tạo ra và được công nhận là giống quốc gia. Nhiều giống đã được khu vực hóa và nhiều giống đang tiếp tục trong giai đoạn khảo nghiệm đánh giá (Trần Khắc Thi và Mai Phương Anh, 2003).

Trong khn khổ một chương trình hợp tác nghiên cứu giữa Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu châu Á, Viện nghiên cứu rau quả và Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Các nhà khoa học đã tiến hành đánh giá và tuyển chọn giống cà chua có khả năng chịu bệnh héo xanh vi khuẩn. Kết quả sau khi đánh giá 15 giống đã thu được các giống như: CHX-1, CLN-1462, CLN-1464, CLN-5915… ngoài khả năng kháng bệnh héo xanh vi khuẩn cịn có một số đặc điểm khá tốt như khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, tỷ lệ đậu quả tương đối cao và năng suất đạt khá. Trong đó giống CHX-1 đã được Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn cho phép khu vực hóa năm 2002 (Trần Khắc Thi và Mai Phương Anh, 2003).

Trong chương trình phát triển cà chua chế biến, Viện nghiên cứu rau quả đã chọn ra giống cà chua PT- 18 từ nguồn vật liệu ban đầu là 180 mẫu giống nhập nội từ nước ngoài. Giống này thuộc loại hình sinh trưởng hữu hạn, chiều cao cây trong vụ Đông xuân đạt 80- 100cm, vụ Xuân hè là 90- 110cm. Thân cây mập, lá màu xanh nhạt, tỷ lệ đậu quả khá cao, trọng lượng trung bình quả đạt 70- 75g/quả, số quả trên cây đạt cao từ 18- 25 quả/cây, năng suất 25- 48 tấn/ha. Giống cũng đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép khu vực hóa (Trần Khắc Thi và Mai Phương Anh, 2003).

Với mục tiêu chọn lọc giống cà chua có năng suất cao trên 30 tấn/ha, khối lượng quả trung bình lớn hơn 50g, có khả năng kháng một số bệnh trong điều kiệntrồng trái vụ. Trong giai đoạn 1997 - 2002, các nhà khoa học đã tiến hành tuyển chọn các giống cà chua nhập từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau đậu châu Á. Kết quả cho thấy đã thu được giống HX-5 với thời gian sinh trưởng từ 130 - 140 ngày, năng suất trong vụ Đông xuân 45 - 55 tấn/ha, vụ Xuân hè 30 - 40 tấn/ha, có khả năng chống chịu tốt với một số bệnh như: héo xanh vi khuẩn, đốm vịng… thích hợp trồng trái vụ trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta. Giống HX-5 đã được khu vực hóa năm 2002.

Trong một chương trình hội thảo gần đây về nghiên cứu và phát triển cà chua ở Việt Nam, rất nhiều giống cà chua mới lần đầu tiên được đưa ra giới thiệu như: C50, C90 của Viện cây Lương thực và Thực phẩm, các giống VL2000, VL2500, VL2910… do Công ty Giống cây trồng Hoa Sen giới thiệu. Các giống này nhìn chung đều có nhiều đặc tính tốt về sinh trưởng, chống chịu, năng suất và chất lượng. Bên cạnh đó cịn đáp ứng ngày càng cao hơn về khả năng chịu nhiệt, sinh trưởng thích nghi với trồng trái vụ trong điều kiện khí hậu miền Bắc nước ta.

Không chỉ các cơ quan chuyên môn trong nước, đặc biệt là từ khi chuyển sang kinh tế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần, nhiều công ty giống tư nhân đã hình thành ở nước ta và họ cũng đã và đang tham gia tích

cực cho q trình chọn tạo giống cà chua cho sản xuất. Với việc chọn lọc lai tạo, nhập nội sản xuất thử, các Công ty ĐôngTây, Hoa Sen, Trang Nông… đã đưa được nhiều giống góp phần làm phong phú bộ giống cà chua ở nước ta. Trong số này phải kể đến các giống có khả năng chịu nóng như BM199, VL200, TN30, TN24, TN19… đã được trồng rộng rãi ở các vùng sản xuất, góp phần tăng nhanh diện tích sản xuất nhất là diện tích trồng cà chua trái vụ. Tuy nhiên các giống nhập nội thường hạn chế về chất lượng quả và kém ổn định về năng suất, bên cạnh đó giá bán hạt giống rất cao.

Trong những năm gần đây, nhiều giống mới được nhập khẩu từ Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ qua các Công ty trách nhiệm hữu hạn (Sygenta, Vina Asean) và được khảo nghiệm trong nước cũng đã góp phần làm phong phú thêm bộ giống cà chua tốt ở Việt Nam. Cụ thể các giống TN129, TN148 đã được khảo nghiệm trong 2 năm tại Thái Nguyên có khả năng cho năng suất cao (trên 50 tấn/ha), có khả năng kháng bệnh mốc sương và héo xanh tốt (Nguyễn Thị Mão, 2009).

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giải pháp phát triển sản xuất cà chua theo hướng bền vững trên địa bàn thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)