trong sản xuất cà chua của các hộ điều tra năm 2019
STT Diễn giải Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)
1 Sử dụng phân chuồng hoai mục 26 57,78
2 Sử dụng phân chuồng tươi 21 46,67
3 Sử dụng phân vi sinh 32 71,11
4 Không sử dụng phân chuồng và
phân vi sinh 16 35,56
Bảng 3.6 cho thấy các hộ trồng cà chua trên địa bàn nghiên cứu đã sử dung phân chuồng và phân vi sinh trong sản xuất cà chua. Trong số 45 hộ trồng cà chua được điều tra trên địa bàn ba xã, phường, có 26 hộ (chiếm 57,78%) sử dụng phân chuồng hoai mục, 21 hộ (46,67%) sử dụng phân chuồng tươi và 32 hộ (71,11%) hộ sử dụng phân vi sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân đã hiểu được tầm quan trọng của phân hữu cơ và phân vi sinh đối với canh tác cà chua bền vững.
Vẫn còn 16 hộ (35,56%) không sử dụng phân chuồng và phân vi sinh, chỉ sử dụng phân hóa học trong sản xuất cà chua. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, người sản xuất hầu như không quan tâm nhiều đến những khuyến cáo về quy cách bón phân hố học, thể hiện ở chỗ các hộ đã sử dụng một cách lạm dụng phân hoá học vào sản xuất, nhất là phân đạm. Trong khi đạm được hộ nơng dân bón với số lượng lớn như vậy thì phân lân và kali các hộ sử dụng tương đối ít, hầu như ít hơn quy trình khuyến cáo, như là lượng bón lân thực tế ở bắp cải thấp hơn quy trình.
Qua tình hình sử dụng phân hố học như vậy sẽ dẫn đến tồn dư NO3 làm tăng khả năng mắc sâu, bệnh thành dịch ở cây. ảnh hưởng của NO3 còn được quyết định bởi thời gian cách ly, nhưng đáng tiếc điều này chưa được đảm bảm đúng thời gian cách ly, chưa được quan tâm đúng mức.
3.1.2.4. Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất cà chua của các hộ điều tra
Đại bộ phận người dân đã ý thức được không thu sản phẩm ngay sau khi phun thuốc, nhưng thời gian cách ly bao lâu còn tuỳ thuộc nhiều vào thị trường, như thị trường đang sốt cà chua, giá cà chua tăng cao, hay nhu cầu của thị trường thích mẫu mã đẹp. Trong trường hợp đó một số người dân đã chạy theo lợi nhuận, không quan tâm đến thời gian phun thuốc, họ có thể thu hoạch sản phẩm ngay sau khi phun từ 3-5 ngày.
Mặc dù được tập huấn, tuyên truyền rộng rãi, song việc sử dụng thuốc BVTV của một số hộ vẫn không theo đúng quy định. Nguyên nhân chủ yếu các hộ vẫn sử dụng loại thuốc cấm lưu hành là do các hộ hám rẻ, khả năng diệt sâu bệnh của những loại thuốc này có hiệu quả cao (làm cho cà chua có năng suất cao hơn, mẫu mã đẹp hơn); nguyên nhân khác nữa là do hiểu biết của nông dân cịn nhiều hạn chế về tính độc hại của những loại thuốc này.
Trong 5 năm 2014 - 2018 các cơ quan, đơn vị đã tổ chức nhiều lớp học phòng trừ sâu bệnh theo phương pháp IPM, tuy vậy qua khảo sát thực tế thì số hộ sử dụng phương pháp này trong sản xuất cịn rất ít, hầu hết các hộ sản xuất cà chua đều chưa nắm rõ được quy trình sản xuất cà chua an tồn, hoặc có thì cũng khơng muốn áp dụng, bởi áp dụng theo quy trình sản xuất địi hỏi người nơng dân phải theo dõi sát sao tỷ mỉ, tốn nhiều cơng lao động, chi phí cho sản xuất tăng... Nếu sản xuất theo quy trình thì người nơng dân sẽ khơng có lợi như khi sản xuất thơng thường.
3.1.2.5. Tình hình sâu bệnh hại đối với cây cà chua trên địa bàn nghiên cứu
Để cà chua có năng suất cao, chất lượng tốt không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố như giống, điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết khí hậu), kỹ thuật canh tác mà nó cịn chịu tác động rất lớn bởi tình hình sâu bệnh hại. Để sản xuất cà chua bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao thì việc đánh giá đúng thực trạng và khắc phục được sâu bệnh là nộidung không thể thiếu được.