Vào khoảng cuối tháng 6 hàng năm báo cáo, căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Thơng tư của Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng dự tốn ngân sách nhà nước và thông báo số kiểm tra; căn cứ vào các văn bản quy định tiêu chuẩn, định mức chi, tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, Sở Tài chính tham mưu với uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc xây dựng dự toán thu, chi; đồng thời ban hành văn bản hướng dẫn các nội dung, ngun tắc, trình tự phương pháp lập dự tốn và thơng báo số kiểm tra về dự tốn ngân sách cho các sở, ban, ngành đồn thể và uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ văn bản hướng dẫn các bộ, ngành trung ương và số kiểm tra của Sở Tài chính để hướng dẫn xây dựng dự tốn, thơng báo số kiểm tra cho các đơn vị dự toán trực thộc huyện và các xã, phường, thị trấn (viết tắt là cấp xã).
Các đơn vị cơ sở căn cứ các văn bản hướng dẫn, số kiểm tra của cơ quan tài chính cấp trên; chế độ, chính sách, định mức, tiêu chuẩn để xây dựng và tính tốn căn cứ lập dự tốn thu, chi ngân sách.
Trong thời kỳ ổn định ngân sách 2007 – 2010, Sở Tài chính tổ chức làm việc để thảo luận dự tốn ngân sách với các sở, ban, ngành đồn thể của tỉnh và uỷ ban nhân dân các huyện thành phố. Phịng Tài chính các huyện, thành phố tổ chức làm việc để thảo luận về dự toán ngân sách với các đơn vị dự toán trực thuộc huyện và uỷ ban nhân dân cấp xã. Các đơn vị dự toán cấp I (Sở Giáo đào tạo, Sở Y tế, sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn...) tổ chức làm việc với các đơn vị dự toán cấp II về lập dự toán năm kế hoạch.
Dự toán ngân sách của tỉnh được lập trên cơ sở dự toán của các đơn vị trực thuộc, huyện, thành phố. Sau khi thảo luận, thống nhất với Bộ Tài chính và tổng hợp chung để Chính phủ trình Quốc hội phê chuẩn dự toan ngân sách nhà nước theo quy định của Luật.
Vào kỳ họp cuối năm, hội đồng nhân dân tỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và số bổ sung từ ngân sách tỉnh cho ngân sách cấp huyện. Căn cứ nghị quyết hội đồng nhân dân, Sở Tài chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho các đơn vị thuộc tỉnh; nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu ngân sách giữa các cấp chính quyền địa phương; mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp huyện.
Sau khi nhận được quyết định giao nhiệm vụ thu chi ngân sách của uỷ ban nhân dân tỉnh; tại kỳ họp cuối năm hội đồng nhân dân huyện, uỷ ban nhân dân trình hội đồng nhân dân quyết định dự toán ngân sách địa phương và phương án phân bổ dự tốn ngân sách cấp mình. Quy trình giao dự tốn ngân sách cấp xã diễn ra tương tự.
Thơng thường dự tốn ngân sách gồm 2 phần chính: Các bảng số liệu thu, chi ngân sách và các bản thuyết minh bằng lời.
Theo quy định của tỉnh, có 3 cơ quan chịu trách nhiệm chính giúp uỷ ban nhân dân tỉnh chuẩn bị và tổng hợp tồn bộ dự tốn ngân sách hàng năm của địa phương:
- Cục thuế và các chi cục thuế chịu trách nhiệm trước uỷ ban nhân dân về việc rà soát, xác định nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa bàn bao gồm tất cả các khoản thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật, sau đó lập biểu dự tốn thu ngân sách năm kế hoạch theo biểu mẫu quy định.
- Sở Kế hoạch và đầu tư chịu trách nhiệm chủ trì trong việc thẩm tra các luận chứng kinh tế kỹ thuật của các dự án đầu tư; đồng thời căn cứ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, định hướng chỉ đạo của trung ương và tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh trong năm báo cáo để xây dựng phương án sử dụng vốn ngân sách nhà nước để đầu tư cho các cơng trình xây dựng cơ bản trong năm kế hoạch.
- Sở Tài chính căn cứ thơng tư hướng dẫn của trung ương về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và số kiểm tra của trung ương...; chủ trì phối hợi với các sở, ban ngành, đồn thể, huyện, thành phố tính dự toán chi thường xuyên; phối hợp với Sở Kế hoạch đầu tư, Cục thuế, Hải quan để tổng hợp dự toán thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh.