Nguyên lý hoạt động:

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng sản xuất sơn xe máy trên cơ sở chất tạo màng pu (Trang 68 - 111)

Thùng nghiền bao gồm nhiều trục quay có gắn nhiều đĩa, và bi lượng bi cho vào thùng sao cho chúng chiếm khoảng 70-80% dung tích thùng, đường kính bi khoảng 1.6-1.8 mm tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà ta có nhiều loại bi như bi thạch anh, bi sắt

Dung dịch paste sơn vừa được khuấy xong được bơm vào thùng nghiền từ dưới lên. Tùy thuộc loại máy mà có thể sử dụng bơm răng khía hoặc bơm màng. Khi nguyên liệu đã có trong thùng nghiền thì trục nghiền sẽ quay nhờ hệ thống truyền động của máy truyền chuyển động quay mô tơ thành chuyển động quay của trục nghiền. hỗn hợp được nghiền lấy ra từ phía trên thùng nghiền, thùng nghiền được làm mát bằng nước để đảm bảo nhiệt độ trong thùng không vượt quá 500C.

Máy nghiền bi hạt ngọc kiểu đứng làm việc liên tục: hỗn hợp đầu vào và ra liên tục.

2.2.3.3 Các thiết bị máy móc khác

Ngoài 2 thiết bị trính trong xưởng là máy nghiền và máy khuấy thì còn nhiều các thiết bị phụ khác nhằm thúc đẩy năng suất sản xuất như: các tank 50L, 100L, 200L, 500L, tank 2000L, Các loại cân điện tử từ cân 60Kg, 300kg, xe cắp phuy, xe kéo, xe nâng…

Vậy ta có bảng thống kê lại các thiết bị máy móc cần sử dụng và số lượng từng loại như trong bảng dưới đây.

Bảng 2.6 Thống kê các loại máy móc thiết bị trong xưởng

Stt Tên thiết bị Số lượng kích thước

1 Máy khuấy to sử dụng

cho tank 2000lit 2 D =2,0m , H = 3,0m

2 Máy khuấy nhỏ sử dụng cho các tank nhỏ 3 D =1,0m, H = 2,0m 3 Tank 50 lít 2 D=0.5 , H=1m 4 Tank 100 lít 2 D=0.8 ,L n= 1m 5 Tank 200 lít 2 D=1m, L=1m 6 Tank 500 lit 2 D=1,2m, L=1,5m 7 Tank 2000 lít 2 D= 1,5m, L=3m 8 Cân điện tử 4 2 cái cân 300 kg, 1 cân 60 kg và 1 cân 5 kg 9 Xe cắp 4 1 0 Xe kéo 4 1 1 Máy nghiền 3 1 2 Xe nâng 1

CHƯƠNG 3- TÍNH TOÁN NHÂN CÔNG

Trong quá trình sản xuất thì ta tính toán được số lượng nhân công bộ phận sản xuất và một vài bộ phận khác như sau:

Đầu tiên phòng bán hàng sẽ nhận đơn hàng và đặt hàng sẽ bán với số lượng cụ thể cho phòng sản xuất cụ thể là người lập kế hoạch sản xuất của bộ phận sản xuất. sau khi nhận được đơn đặt hàng thì người lập kế hoạch sẽ in công thức ( cần 1 người quản lý in công thức ) và đưa sang bên quản lý kho nguyên liệu để chuyển nguyên liệu về kho của phòng sản xuất do vậy bộ phận kho cần 2 người). Sau khi quét nguyên liệu về kho thì công nhân sẽ lên lấy form công thức từ người quét nguyên liệu và thẻ kho để đem đi cân nguyên liệu như công thức và mỗi lần cân xong thì ghi rõ khối lượng lấy nguyên liệu vào thẻ kho để người quản lý nguyên liệu có thể biết được lượng nguyên liệu tồn để quản lý. Với những người nhân công trực tiếp sản xuất thì ta cần 30 người với các vị trí công việc như sau: 2 người tráng thùng. 15 người thực hiện đi cân đong nguyên liệu theo form công thức, 1 người quản lý công nhân cân nguyên liệu. 4 người làm ở bộ phận nghiền đứng chạy máy và lạp nguyên liệu vào máy nghiền, 1 người quản lý bộ phận nghiền. 4 người ở bộ phận chỉnh mầu để điều chỉnh mầu trong quá trình khuấy trộn đến khi bắn mầu đó lên mà giống với mầu của tiêu bản chuẩn là được. 1 người ở bộ phận QC để kiểm tra các thông số của sơn xem đạt tiêu chuẩn chưa. Một người dập nhãn mác để tiến hành đóng thùng. 2 người đóng thùng và dán mác.

Vậy tổng số nhân công cần được tổng hợp dưới bảng như sau:

Bảng 2.15. sắp xếp số lượng nhân công và công việc

Số lượng

(người ) Bộ phận Công việc

10 Kỹ thuật Lập form công thức

4 Bán

hàng

Nhận đơn hàng và đặt hàng cho phòng sản xuất

4 Mua

hàng Mua nguyên liệu mà phòng sản xuất yêu cầu

2 Sản xuất Lập kế hoạch sản xuất

1 Sản xuất Quản lý công nhân cân nguyên liệu

4 Sản xuất Tráng thùng

5 Sản xuất 4 người đứng chạy máy nghiền và 1 quản lý

5 Sản xuất Chỉnh màu sơn

1 Sản xuất Dập mác

4 Sản xuất Đóng thùng và dán mác

Vậy tổng số nhân công cần ở tất cả các bộ phận là 60 người.

CHƯƠNG 4- QUY TRÌNH SẢN XUẤT

2.4.1 Sơ đồ sản xuất sơn

Về công nghệ sản xuất, sơn polyurethan cũng giống như tất cả các loại sơn khác, không có yêu cầu gì đặc biệt về thiết bị cũng như quy trình thao tác công nghệ. Tuy nhiên đây lại là loại sơn cao cấp nên mỗi công đoạn trong quá

trình sản xuất đều cần có sự lưu ý đặc biệt hơn và yêu cầu cao hơn so với hầu hết các loại sơn khác. Lưu trình sản xuất chung có thể trình bày theo sơ đồ sau

Hình 2.7 Quy trình sản xuất một mẻ sơn chung

Quy trình sản xuất sơn polyurethan gồm 4 giai đoạn chính: + Giai đoạn ủ muối.

+ Giai đoạn nghiền cán. + Giai đoạn pha mầu.

+ Giai đoạn đóng sản phẩm. Nhựa Dung môi Bột mầu, bột độn Phụ gia Muối ủ Nghiền Pha Đóng sản phẩm Sản phẩm

2.4.1.1. Giai đoạn ủ muối:a. Mục đích: a. Mục đích:

Các hạt bột mầu luôn bị không khí ẩm hấp thụ lên trên bề mặt. Để thay thế sự hấp thụ này bằng chất tạo màng cần phải có sự khuấy trộn và thời gian. Sự thấm ướt bột mầu phụ thuộc vào sức căng bề mặt của bột màu và chất tạo màng, độ nhớt dung dịch, tốc độ khuấy trộn, thời gian thấm ướt. Mỗi loại bột mầu cần có thời gian muối ủ nhất định để quá trình thấm ướt xảy ra hoàn toàn. Để đạt được kết quả tối ưu nhất cần tính toán lượng bột mầu, bột độn, chất tạo màng, dung môi cho vào sao cho dung dịch có độ nhớt hợp lý. Nếu độ nhớt của dung dịch lớn thì quá trình nghiền sẽ trở lên khó khăn hơn, ngược lại nếu độ nhớt thấp quá trình nghiền hiệu quả thấp, lâu đạt độ mịn mong muốn.

b. Quy trình thực hiện:

- Kiểm tra thùng chứa, máy khuấy và các thiết bị khác (kiểm tra xem có

sạch sẽ, vận hành tốt không)

- Kiểm tra các nguyên vật liệu đúng theo đơn.

Tiến hành ủ muối:

- Cho 30-50% lượng dung môi theo đơn vào thùng chứa. - Cho 50-70% lượng nhựa theo đơn vào thùng chứa. - Đưa thùng vào vị trí khuấy.

- Bật máy khuấy 200-500 v/ph đến khi hỗn hợp phân tán đều (15-20

phút)

- Dừng máy khuấy, tiếp tục cho hết bột mầu, bột độn, chất phân tán,

chất chống tạo bọt, chống lắng theo đơn vào thùng chứa.

-- Bật máy khuấy ở 500 v/ph đến hỗn hợp phân tán đều 30-40 phút. - Dừng máy khuấy, thùng chứa được đẩy ra khỏi máy khuấy, đậy nắp và

ủ ít nhất là 2h (tùy theo từng loại bột mầu).

2.4.1.2 Giai đoạn nghiền:a. Mục đích: a. Mục đích:

Sau quá trình thấm ướt, các hạt bột mầu không tồn tại ở dạng riêng lẻ mà chúng bị kết tụ lại với nhau. Để đạt các tính năng ưu việt nhất của các hạt bột màu nhất thiết phải tách chúng ra thành các hạt riêng lẻ. Quá trình nghiền tức

là dùng một lực tác động lên các hạt bột màu để phá vỡ lực liên kết giữa các hạt, khi đó các hạt bột màu sẽ tách ra khỏi nhau, khi đó sơn không đạt độ mịn mong muốn. Với sơn polyurethan sử dụng thiết bị nghiền là máy nghiền hạt ngọc. Số lượt nghiền phụ thuộc vào loại bột và độ mịn theo yêu cầu.

b. Quy trình thực hiện:

Kiểm tra máy nghiền, thùng chứa các thiết bị cần thiết khác (kiểm tra lại trục nghiền, bi, thùng chứa).

- Kiểm tra hỗn hợp đã muối ủ.

- Khuấy lại paste trong thùng chứa ở 200-500 v/ph đến khi phân tán đều (15-20 phút).

- Đo độ nhớt bằng phễu FC4, độ nhớt 100-110 giây ở nhiệt độ môi trường.

- Kiểm tra độ phân tán bằng mắt, nếu hỗn hợp đồng nhất là được, nếu không đạt quay lại muối ủ tiếp.

- Tiến hành nghiền.

- Kiểm tra máy, điện nước và các dụng cụ trước khi làm. - Bật máy nghiền, nghiền 2 máy 6 mẻ

- Khi chuyển lượt nghiền mới, các dụng cụ chứa bán sản phẩm lượt trước phải được vệ sinh sạch sẽ.

- Các thùng chứa bán sản phẩm phải có nhãn để nhận biết lượt nghiền. - Kiểm tra độ mịn paste theo quy trình kiểm tra nhanh sản phẩm sơn tại phân xưởng trước khi chuyển sang giai đoạn pha.

2.4.1.3. Giai đoạn pha: a. Mục đích:

Sau khi muối ủ và nghiền cán bổ xung thêm lượng chất tạo màng và dung môi để đảm bảo chất lượng cuối cùng của màng sơn.

b. Quy trình thực hiện:

- Paste màu đã đạt độ mịn đưa vào thùng chứa. - Đưa thùng chứa vào vị trí khuấy.

- Bổ xung lốt lượng nhựa theo đơn, cho đủ phụ gia vào thùng chứa. - Bật máy khuấy 200-500 v/ph trong khoảng 15-30 phút cho đến khi hỗn

hợp đồng nhất.

- Chỉnh độ nhớt của sản phẩm với số dung môi còn lại theo đơn đến khi

đạt độ nhớt.

- Khi sơn đạt yêu cầu kỹ thuật thì tiến hành đóng hộp.

2.4.1.4. Giai đoạn đóng sản phẩm:

Đóng sản phẩm trong bao bì theo quy định, yêu cầu kỹ thuật của bao gói sản phẩm và kế hoạch tiêu thụ, sau đó nhập sản phẩm.

Đây là quy trình chung, tuy nhiên trong sơn polyurethan hai hợp phần có sự khác biệt đôi chút. Theo đó loại sơn này được đóng thành hai thành phần riêng biệt: phần gốc và đóng rắn:

Phần đóng rắn chỉ bao gồm chất đóng rắn (isocyanate) và một phần dung môi.

Phần gốc bao gồm paste bột mầu, bột độn nghiền mịn, nhựa gốc (polyol), phụ gia.

Vì vậy trong quy trình sản xuất ở trên, nhựa được sử dụng trong suốt quá trình từ muối ủ, nghiền, pha, chính là phần nhựa gốc (polyol) của sơn polyurethan hai hợp phần.

Phần sơn gốc và chất đóng rắn được đóng thành hai phần riêng biệt, và tỷ lệ đã được tính toán đủ trong đơn. Tuy nhiên khi đóng thùng cần chú ý rằng phần sơn gốc cần phải được đóng vơi sao cho khi đổ thêm phần đóng rắn vào vẫn còn đủ khoảng không để khuấy đều, còn chất đóng rắn lại phải đóng đầy theo quy định và phải đặc biệt trong thùng kín. Điều này là do isocyanate trong phần đóng rắn rất nhạy với hơi ẩm trong không khí. Nếu thùng chất đóng rắn vơi hoặc bị hở isocyanate tiếp xúc với hơi ẩm, phản ứng tạo khí CO2

sẽ xảy ra làm hỏng sản phẩm, ngoài ra còn có thể gây nguy hiểm cho những người tiếp xúc do nguy cơ cháy nổ vì khi đó áp suất trong thùng rất lớn. và trong nhiều trường hợp nó còn có thể làm cho vỏ hộp căng phồng lên.

Trong trường hợp không dùng bột mầu như vecny, hoặc chỉ dùng bột nhũ thì một số giai đoạn như muối ủ, nghiền có thể bỏ qua. Tuy nhiên lại có một số lưu ý như paste nhũ, bột nhũ phải được phân tán trước trong dung môi khi cho vào pha chỉnh. Trong từng trường hợp cụ thể vẫn cần xem xét lại để có một quy trình thao tác công nghệ phù hợp riêng.

CHƯƠNG 5 - TÍNH TOÁN KINH TẾ

2.5.1. Tóm tắt quá trình

Nói đến dự án kinh tế là đề cập phản ánh đến cơ cấu tổ chức sản xuất, vốn đầu tư xây dựng như thiết bị máy móc, giá thành sản phẩm cũng như các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác. Hệ thống các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật đó thông qua hiệu quả kinh tế thiết thực của nó. Đây là vấn đề quan trọng và quyết định.

Sơn công nghiệp là loại sơn được sử dụng rộng rãi ở nước ta và trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay Sơn công nghiệp chỉ cung cấp chủ yếu cho các nhà máy sản xuất xe ôtô và xe máy của nước ta chủ yếu là Honda và Toyota. Vì vậy việc lập dự án xây dựng dây truyền sản xuất nhựa tại nước ta là rất cần thiết và khả thi.

Trong bản đồ án này thiết kế dây chuyền sản xuất Sơn với năng suất ban đầu là 13.5 tấn/năm. Tùy theo tình hình tiêu thụ cụ thể mà ta có thể mở rộng sản xuất trong những năm tiếp theo.

2.5.2. Tính toán kinh tế.

Chế độ làm việc của phân xưởng.

Do chế độ làm việc của phân xưởng hoạt động liên tục trong 3 ca, mỗi ca 8h, tức hoạt động liên tục trong cả ngày. Những ngày nghỉ trong 1 năm như sau:

- Nghỉ lễ, tết: 8 ngày.

- Nghỉ bảo dưỡng: 24 ngày. - Nghỉ chủ nhật: 52 ngày

Tổng số ngày làm việc trong 1 năm là 281 ngày.

Do vậy tổng số giờ làm việc trong năm là: 281.8 = 2248 (giờ).

2.5.2.1.Tính vốn đầu tư. a. Vốn cố định.

Đây là giá trị hay là tổng giá trị dùng để đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị ban đầu.

Bảng 2.7. Vốn đầu tư xây dựng:

TT Các công trình Diện tích (m2) Đơngiá (VND/m2) Thành tiền (triệu đồng) 1 Nhà thường trực 16 5.000.000 90

2 Nhà ăn ca 72 3.000.000 216

3 Nhà xe 98 200.000 196

4 Nhà điều phối nước 36 3.000.000 108

5 Trạm biến thế 36 3.000.000 108

6 Trạm nén khí 72 3.000.000 216

7 Kho nguyên liệu 108 3.000.000 324

8 Kho thành phẩm 72 3.000.000 216

9 Nhà hành chính 108 50.000.000 5.400

10 Nhà nghỉ công nhân 36 3.000.000 108

11 Phân xưởng sản xuất 216 50.000.000 10.800

12 Đường xá, hè 1.500

Tổng 19.282

Khấu hao xây dựng Axâydựng lấy bằng 5% vốn xây dựng. Axâydựng = 0,05.19 282 = 964,1 (triệu đồng)

Bảng 2.8. Vốn đầu tư mua thiết bị máy móc. TT Tên thiết bị Số lượng Đơn giá (triệu đồng ) Thành tiền (triệu đồng) 1 Máy khuất 5 300 1500 2 Tank 10 10 100 3 Máy nghiền 3 500 1500 4 Cân điện tử 4 2 8 5 Trang thiết bị phòng thí nghiệm 1 phòng 1000 1000

6 Trang thiết bị cho

phòng phun 1 phòng 30 30

7 Trang thiết bị cho

văn phong 1 phòng 500 500

8 Trang thiết bị cho

phòng nghỉ 1 phòng 50 50

9 Trạm xử lý nước

thải 1 500 500

10 Thiết bị TĐN 4 5 20

11 Quạt gió 2 1 2

12 Thiết bị cho kho 2 300 600

13 Xe cắp 4 30 120 14 Xe kéo 4 10 40 15 Xe nâng 1 50 50 16 Thiết bị phòng kỹ thuật 1 phòng 500 500 17 Tổng số 6 420

Vậy vốn đầu tư cho thiết bị là 6420 triệu đồng. Vth=6420 triệu đồng.

Vậy tổng số vốn đầu tư cố định là: V=Vxd+Vtb+Vk

Trong đó: Vxd: vốn đầu tư xây dựng. Vtb: vốn đầu tư thiết bị.

Vk: vốn đầu tư khác (10% vốn đầu tư). V = 19.282 + 6.420 + (642+9641) V = 35 985 (triệu VND)

b. Vốn lưu động.

Đây là giá trị đầu tư cho nguyên liệu, điện nước, hay tiền lương

- Điện chiếu sáng: Nhà sản xuất thường hoạt động 1 ca nên được thiết kế để tận dụng tốt ánh sáng tự nhiên. ánh sáng tự nhiên tốt sẽ ảnh hưởng tới sinh lý con người. Trong xây dựng thường tận dụng ánh sáng tự nhiên này bằng cửa sổ. Dùng loại đèn một dây tóc có chụp bảo vệ chống cháy nổ.

Bảng 2.9. Bố trí số bóng được

TT Tên phòng Công suất(W) Số

lượng Tổng công suất, W 1 Phân xưởng chính 150 12 4500 2 Công trình phụ 80 4 320 3 Phòng thí nghiệm 100 2 200 4 Phòng quản đốc 100 2 200 5 Phòng trực 100 4 400 6 Cầu thang 100 2 200 7 Gác phụ 100 1 100 Tổng 2700

Bảng 2.10.Năng lượng điện dùng trong sản suất

Vậy lượng điện tiêu thụ hàng năm là: - Chiếu sáng: Acs = Pcs.τ .k

Trong đó k: Hệ số đồng thời, k=0,9.

Pcs: Công suất chiếu sáng, Pcs = 2,7 KW τ : Thời gian tiêu thụ điện

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng sản xuất sơn xe máy trên cơ sở chất tạo màng pu (Trang 68 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w