Dung môi hydrocacbon:

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng sản xuất sơn xe máy trên cơ sở chất tạo màng pu (Trang 37 - 40)

mỏ, còn dung môi oxy hóa được chế tạo bằng phương pháp tổng hợp. Ngày nay một số dung môi hydrocacbon đặc biệt cũng được chế tạo bằng phương pháp tổng hợp, tuy nhiên thuật ngữ dung môi hydro cacbon và dung môi oxy hóa vẫn được sử dụng.

Ngoài ra, nước cũng là một dung môi được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt trong sơn trường latex. Tuy nhiên việc sử dụng nước như là dung môi thực trong sơn dầu là rất hạn chế vì vậy ở đây ta bỏ qua dung môi nước.

a. Dung môi hydrocacbon:

Dung môi hydrocacbon chỉ chứa 2 nguyên tố là cacbon và hydro. Các nguyên tố khác như lưu huỳnh, kim loại nặng có thể có trong dầu mỏ, nhưng nó sẽ được làm giảm tới mức phần triệu hoặc thấp hơn trong suốt quá trình chưng cất cho tới khi đạt đến độ tinh khiết theo yêu cầu.

Các dung môi hydrocacbon lại được chia thành dung môi Hữu cơ no mạch thẳng (n-parafin), dung môi Hữu cơ no mạch nhánh (i-parafin), dung môi vòng no (naphten), và dung môi vòng thơm (aromatic). Các loại hydrocacbon khác, đặc biệt là olefin, hầu như không được sử dụng dùng làm

dung môi trong công nghiệp sơn, mà chỉ dùng làm tiền chất để chế tạo một số dung môi iso parafinic. Tất cả các olefin phải được loại bỏ khỏi dung môi cuối cùng, bởi vì sự có mặt của chúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới mầu và mùi của dung môi, và tạo thành cặn khi bảo quản.

Nói chung tính chất của dung môi sẽ có sự tiếp nối đều đặn từ parafin qua naphten tới aromatic (xem biểu đồ 1), trừ độ nhớt: độ nhớt của naphten cao hơn so với loại parafin và aromatic tương ứng. Điều này là do phân tử của naphten không thẳng, nó tồn tại ở dạng thuyền và dạng ghế, vì vậy khả năng trượt giữa các phân tử khó khăn hơn.

Xét một cách tổng quát, dung môi Hữu cơ có khả năng từ thấp tới trung bình, và chỉ có khả năng hòa tan một vài loại nhựa, trong đó chủ yếu là alkyd. Đối với nhựa polyurethan cũng như hầu hết các nhựa khác nó chủ yếu đóng vai trò là chất pha loãng chứ ít khi là dung môi thực. Dung môi Hữu cơ có tốc độ bay hơi trong khoảng rộng, mùi thay đổi từ ít mùi sang mùi mạnh.Về giá thành thì chúng tương đối rẻ so với các dung môi oxy hóa.

Tính chất parafin naphten aromatic Tỷ trọng

Khối lượng phân tử Khả năng bay hơi Mùi Sức căng bề mặt Độ nhớt

Hình 1.2: Tính chất của dung môi Hữu cơ

Việc sản xuất dung môi hydrocacbon chủ yếu bằng việc chưng cất dầu mỏ, và có thể được mô tả đơn giản như trong hình 1.2.

Dầu thô

Hình 1.3: Sản xuất dung môi hydrocacbon

Chưng cất Dung môi hydro cacbon Chưng cất Hydro hóa Vòng hóa Vòng hóa DeHydro hóa Hydro hóa

Chiết/ chưng Chưng

Hydro hóa Dung môi hydro cacbon vong no Dung môi hydro cacbon vong thom Dung môi hydro cacbon vong thom

Một phần của tài liệu thiết kế phân xưởng sản xuất sơn xe máy trên cơ sở chất tạo màng pu (Trang 37 - 40)