PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm c trachomatis trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2012 tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 25 - 63)

2.3.1. Phương pháp

Nghiên cứu của chúng tôi được thực hiện trên tất cả những bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012 tại Bệnh viện Da liễu Trung ương với số mẫu 399 bệnh nhân, để chúng tôi: xác định tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở đối tượng này, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu dùng cho nghiên cứu được áp dụng công thức: 2 2 ) 2 / ( ) 1 .( d p p Z n = − α Trong đó:

- p: tỷ lệ dương tính của kỹ thuật test nhanh là 17% (căn cứ vào kết quả dương tính của khoa xét nghiệm Bệnh viện Da liễu Trung ương hàng năm). Với ngưỡng xác suất 95% ; α = 0,05 ;

- Z2(α/2) =1,962 ; sai số là 4%. - d = 0,04.

Theo công thức trên cỡ mẫu nghiên cứu của chúng tôi là:

2 2 04 , 0 83 , 0 . 17 , 0 . 96 , 1 = n n = 339

2.3.2. Thiết kế nghiên cứuSơ đồ Mục tiêu Sơ đồ Mục tiêu Bệnh nhân Bệnh nhân Khai thác thông tin BN Khai thác thông tin BN Tư vấn xét nghiệm Tư vấn xét nghiệm Lấy BP và làm xét nghiệm Lấy BP và làm xét nghiệm Đọc kết quả và kết luận Đọc kết quả và kết luận -Tên, tuổi -Nghề nghiệp -Địa chỉ… -Tên, tuổi -Nghề nghiệp -Địa chỉ… Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nhiễm Xác định tỷ lệ nhiễm Xác định tỷ lệ nhiễm

2.3.3. Hóa chất và sinh phẩm

- Bộ kit test nhanh SD BIOLINE Chlamydia do Hàn Quốc sản xuất chẩn đoán sự có mặt của kháng nguyên C. trachomatis trong niêm mạc cổ tử cung.

- Nguyên lý xét nghiệm:

Là xét nghiệm sắc ký miễn dịch phát hiện kháng nguyên vỏ Lypopolysaccharide (LPS) Chlamydia trachomatis.

Sử dụng kháng thể đơn dòng gắn màu và kháng thể đa dòng gắn trên pha rắn để xác định có chọn lọc C. trachomatis có trong tăm bông bệnh phẩm từ cổ tử cung và niệu đạo với độ nhạy cao.

Tăm bông bệnh phẩm được xử lý bằng dung dịch xử lý bệnh phẩm. Khi nhỏ dung dịch đã được xử lý vào ô tròn của thanh thử dung dịch chảy qua tấm thấm, LPS được bắt giữ bởi kháng thể đơn dòng kháng LPS và chất kết hợp mẫu gắn trong thanh thử tạo thành phức hợp miễn dịch (KN – KT), phức hợp miễn dịch này kết hợp với kháng thể đa dòng kháng C. trachomatis tại vùng thử “T” của thanh thử và tạo ra một vạch màu tím đỏ nếu có sự hiện diện của LPS Chlamydia trong mẫu thử. Nếu không có LPS trong mẫu thử thì không xuất hiện vạch màu tím đỏ ở vùng “T”. Cộng hợp không liên kết sẽ kết hợp với chất phản ứng ở vùng kiểm tra “C” tạo thành vạch màu tím đỏ thứ hai, điều này khẳng định thuốc thử hoạt động tốt.

+ Vật liệu và hóa chất bộ kít bao gồm: ● Thuốc thử A

● Thuốc thử B

● Tăm bông để lấy mẫu

● Ống nghiệm chứa bệnh phẩm với nắp đậy có màng lọc ● Thanh thử test

● Các pipet nhỏ giọt 300µl ● Các pipet nhỏ giọt 600µl

- Các dụng cụ khác như : mỏ vịt, găng tay, đồng hồ theo dõi thời gian,đèn cồn …

- Phiếu điều tra gồm các mục : họ tên, tuổi, địa chỉ, nghề nghiệp, kết quả thử test.

2.3.4. Các bước tiến hành

Bước 1: tư vấn cho bệnh nhân về mục đích của việc lấy bệnh phẩm. Bước 2: lấy bệnh phẩm

Mỗi bệnh nhân sẽ được lấy mẫu xét nghiệm bằng tăm bông trong bộ kít. Yêu cầu phải chà sát đủ mạnh vào vách cổ tử cung để lấy được tế bào niêm mạc cổ tử cung ở nữ giới hoặc lỗ niệu đạo ở nam giới, là nơi có C. trachomatis ký sinh.

● Đối với bệnh nhân nam : lấy dịch tiết niệu đạo. Bệnh nhân không nên đi tiểu 1 giờ trước khi lấy mẫu. Đưa que tăm bông vào niệu đạo của dương vật sâu khoảng 2 – 4 cm, xoay nhẹ 3 – 5 giây, đủ áp lực để làm bong tế bào biểu mô, để que tăm bông trong niệu đạo vài giây sau khi xoay. Lấy tăm bông ra cẩn thận, không tiếp xúc với vùng bên ngoài. Cho tăm bông bệnh phẩm vào ống nghiệm đã được ghi tên tuổi bệnh nhân và cắm vào giá.

● Đối với bệnh nhân nữ : lấy dịch tiết cổ tử cung. Đưa mỏ vịt vào âm đạo tìm và định vị cổ tử cung. Dùng tăm bông lau sạch dịch tiết cổ tử cung. Dùng tăm bông khác đưa sâu vào ống cổ tử cung 2cm, xoay tăm bông và miết tăm bông vào thành cổ tử cung từ 15 – 30 giây. Khi kéo tăm bông ra không chạm vào vách âm đạo. Cho tăm bông bệnh phẩm vào ống nghiệm đã được ghi tên tuổi bệnh nhân và cắm vào giá.

Chú ý: dịch nhầy ở niệu đạo (nam giới) và cổ tử cung cần được lau sạch

để tránh cho kết quả dương tính giả.

Bệnh phẩm để trong ống nghiệm khô có thể bảo quản trong tủ lạnh (2 - 8°C) lâu nhất là 72h. Không được bảo quản trong ngăn đá.

Bước 3: thực hiện test

● Để hộp kít ở nhiệt độ phòng 15 – 20 phút. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

● Cho 300µl thuốc thử A vào ống nghiêm chứa bệnh phẩm. Xoay tăm bông bệnh phẩm trong ống nghiệm chứa dung dịch tách chiết bệnh phẩm trong vòng 10 giây, để trong vòng 2 phút.

● Sau khi để 2 phút, cho tiếp 600µl thuốc thử B vào ống rồi lại xoay đều tăm bông trong vòng 10 giây, ép đầu tăm bông vào thành ống để lấy hết dịch ra và bỏ tăm bông ra ngoài. Ta thu được dung dịch cần thử.

Hình 2.1. Mô tả bước cho thuốc thử vào bệnh phẩm

● Đậy nút có màng lọc vào ống nghiệm chứa bệnh phẩm.

● Lấy thanh thử ra khỏi túi, ghi tên tuổi bệnh nhân lên thanh thử. Nhỏ 3 giọt dung dịch (khoảng 110µl) vào thanh thử test, để trong vòng 15 phút.

Bước 4: Đọc kết quả và ngi vào phiếu điều tra

● Dương tính: trên thanh thử xuất hiện 2 vạch màu tím đỏ, 1 ở vùng (C), 1 ở vùng (T). Mẫu thử dương tính là có sự hiện diện của Chlamydia

trachomatis.

● Âm tính: trên thanh thử xuất hiện 1 vạch màu tím đỏ ở vùng (C), không có vạch tím đỏ ở vùng (T). Mẫu thử được xem là không có Chlamydia

trachomatis.

● Không xác định: không có vạch tím đỏ nào xuất hiện hoặc chỉ xuất hiện 1 vạch tím đỏ ở vùng (T). Thử nghiệm đã bị hỏng cần làm lại xét nghiệm với test thử mới.

DƯƠNG TÍNH ÂM TÍNH KHÔNG XÁC ĐỊNH

Hình 2.3. Kết quả của test nhanh

2.4. Y ĐỨC

- Tư vấn cho bệnh nhân: lấy dịch niệu đạo, âm đạo chỉ để phục vụ cho chẩn đoán, định hướng điều trị và có lợi cho bệnh nhân.

- Được sự đồng ý của hội đồng y đức.

- Đã được sự đồng ý, tự nguyện của 399 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. - Tất cả các thông tin về bệnh nhân đều được bảo mật tuyệt đối.

2.5. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Khoa xét nghiệm, bệnh viện Da liễu trung ương từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2012.

2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS CHLAMYDIA TRACHOMATIS

3.1.1. Giới tính

Bảng 3.1. Số lượng bệnh nhân phân bố theo giới tính (n=399)

Giới tính Số BN thu được Tỷ lệ %

Nam 216 54,14

Nữ 183 45,86

Tổng 399 100,00

Biểu đồ 3.1. Số lượng bệnh nhân phân bố theo giới tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét: số lượng bệnh nhân nam nữ chênh lệch nhau không đáng kể.

3.1.2. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo giới tính

Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo giới tính (n= 399)

KQ Giới Dương tính Âm tính Số BN % Số BN % Nam 53 24,54 163 75,46 216 Nữ 14 7,65 169 92,35 183 Tổng 67 332 399

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo giới tính

Nhận xét: ở nam có tỷ lệ nhiễm C. trachomatis cao hơn (24,54%) so

với nhóm nữ (7,65%). Điều này cho thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis có sự khác biệt giữa nam và nữ.

3.1.3. Chỉ số bạch cầu

Bảng 3.3. Số lượng bệnh nhân theo chỉ số BC (n=399)

Tỷ lệ BC Số bệnh nhân Tỷ lệ % Âm tính 109 27,32 ≤ 5 118 29,57 > 5 65 16,29 < 10 107 26,82 Tổng 399 100,00

Biểu đồ 3.3. Số lượng bệnh nhân theo chỉ số BC

Nhận xét: số bệnh nhân có chỉ số bạch cầu âm tính, ≤ 5 và > 10 có tỷ lệ

tương đương với nhau là 27,32% ; 29,57% và 26,82%; số bệnh nhân có chỉ số bạch cầu > 5 lại chiếm tỷ lệ thấp nhất (16,29%).

3.1.4. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo chỉ số BC

KQ BC Dương tính Âm tính Số BN % Số BN % Âm tính 23 21,10 86 78,90 109 ≤ 5 20 16,95 98 83,05 118 >5 8 12,31 57 87,69 65 >10 16 14,95 91 85,05 107 Tổng 67 332 399

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo chỉ số bạch cầu

Nhận xét: ta thấy nhóm có bạch cầu âm tính có tỷ lệ nhiễm C. trachomatis cao nhất (21,10%), sau đó là nhóm có bạch cầu ≤ 5 (16,95%) và

nhóm có bạch cầu > 10 (14,95%). Thấp nhất vẫn là nhóm có bạch cầu > 5 chỉ chiếm 12,31%. Tuy nhiên tỷ lệ nhiễm ở tất cả các nhóm là tương đương nhau, không chênh lệch đáng kể.

3.1.5. Tuổi

Bảng 3.5. Số lượng bệnh nhân theo tuổi (n=399)

≤ 19 12 3,01 20 – 24 88 22,06 25 – 29 103 25,81 30 – 34 65 16,29 35 – 39 47 11,78 ≥ 40 84 21,05 Tổng 399 100,00

Biểu đồ 3.5. Số lượng bệnh nhân theo tuổi

Nhận xét: tỷ lệ bệnh nhân ở nhóm tuổi 25 – 29 là cao nhất (25,81%).

Tiếp đến là độ tuổi 20 – 24 (22,06%), độ tuổi ≥ 40 cũng chiếm tỷ lệ khá cao (21,05), sau đó là độ tuổi 30 – 34 (16,29%) và độ tuổi 35 – 39 (11,78%), thấp nhất là độ tuổi ≤ 19 chỉ chiếm 3,01%.

Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo tuổi (n=399) KQ Dương tính Âm tính Số BN % Số BN % ≤ 19 2 16,67 10 83,33 12 20 – 24 12 13,64 76 86,36 88 25 – 29 19 18,45 84 81,55 103 30 – 34 15 23,08 50 76,92 65 35 – 39 5 10,64 42 89,36 47 ≥ 40 14 16,67 70 83,33 84 Tổng 67 332 399

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo tuổi.

Nhận xét: tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở nhóm tuổi 30 – 34 chiếm tỷ lệ

cao nhất (23,08%), có tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi 35 – 39 (10,64%), các nhóm tuổi còn lại chênh lệch nhau không đáng kể.

3.1.7. Nghề nghiệp

Bảng 3.7. Số lượng bệnh nhân theo nghề nghiệp (n=399) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Làm ruộng (LR) 89 22,31 Buôn bán (BB) 55 13,78 Cán bộ, công chức (CB) 122 30,58 Công nhân (CN) 35 8,77 Bác sỹ, y sỹ…(BS) 18 4,51 Nghề khác 80 20,05 Tổng 399 100,00

Biểu đồ 3.7. Số lượng bệnh nhân theo nghề nghiệp

Nhận xét: nhóm cán bộ chiếm tỷ lệ cao nhất (30,58%), tiếp đến là nhóm

nghề nghiệp làm ruộng (22,31%) và nhóm những nghề khác (20,05%)...Nhóm nghề liên quan đến ngành y chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,51%.

Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo nghề nghiệp (n=399) KQ Dương tính Âm tính Số BN % Số BN % Nhóm 1 12 6,67 168 93,33 180 Nhóm 2 55 25,11 164 74,89 219 Tổng 67 332 399

Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo nghề nghiệp

Nhận xét: số bệnh nhân ở nhóm 2 (công nhân, nông dân, buôn bán, nội

trợ…) có tỷ lệ nhiễm C. trachomatis nhiều hơn hẳn nhóm 1 (cán bộ, bác sỹ…). Nhóm 2 có 25,11% người nhiễm, nhóm 1 chỉ có 6,67%.

Bảng 3.9. Số lượng bệnh nhân theo địa dư (n=399)

Địa dư Số BN Tỷ lệ %

Thành thị 231 57,89

Nông thôn 168 42,11

Tổng 399 100,00

Biểu đồ 3.9. Số lượng bệnh nhân theo địa dư

Nhận xét: tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị cao hơn nông thôn, tuy nhiên sự

khác biệt này chưa nói lên được điều gì về tỷ lệ nhiễm bệnh ở hai vùng địa dư khác nhau.

3.1.10. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo địa dư

KQ Địa dư Dương tính Âm tính Tổng Số BN % Số BN % Thành thị 21 9,09 210 90,91 231 Nông thôn 46 27,38 122 72,62 168 Tổng 67 332 399

Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo địa dư

Nhận xét: tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở bệnh nhân nông thôn cao hơn

3.2. TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATISBảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis (n=399) Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis (n=399) KQ thử test Số BN Tỷ lệ % Dương tính 67 16,79 Âm tính 332 83,21 Tổng 399 100,00

Biểu đồ 3.11. Tỷ lệ nhiễm Chlamydia trachomatis

Chương 4 BÀN LUẬN

4.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM C. Trachomatis TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO, ÂM ĐẠO ĐẾN KHÁM TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2012 TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG

4.1.1. Theo giới tính

Theo nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nam nhiễm C. trachomatis (24,54%) cao gấp 3 lần so với nữ giới (7,65%). Với tỷ lệ số bệnh nhân đến khám không chênh lệch nhau nhiều giữa hai giới (54,14% nam, 45,86% nữ) nhưng tỷ lệ nhiễm C. trachomatis lại chênh lệch khá lớn.

Một số nghiên cứu khác cũng có kết quả tương tự kết quả của chúng tôi như nghiên cứu của Diệp Xuân Thanh tại Viện Da liễu năm 1998 cho thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở nam giới là 14,10% và ở nữ là 10,5% [7], và cũng theo nghiên cứu của Lê Thị Phương tại Viện Da liễu trung ương năm 2001 tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở nam giới là 11,49%, nữ giới là 5,55%.

Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm C.

trachomatis ở nữ giới cao hơn nam giới như nghiên cứu của Fehler G. và

cộng sự thông báo tỷ lệ nhiễm C. trachomatis tại Nam Phi năm 2001: ở nam là 5,5% và nữ là 7,7% [12]. Nghiên cứu của Hirsl H.V. tại Bệnh viện trẻ em Zagreb, Croatia cho thấy nữ giới ở lứa tuổi hoạt động tình dục mạnh có tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 21,5% [15]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số nghiên cứu riêng rẽ ở từng giới như nghiên cứu của Lê Thị Phương năm 1999 tại Viện Da liễu tỷ lệ nữ nhiễm C. trachomatis là 11,6%

[6], nghiên cứu của Benn P. tại Khoa vi sinh trường Đại học Y Luân Đôn cho biết tỷ lệ nam giới đồng tính luyến ái nhiễm C. trachomatis là 10,9%.

Ta thấy dù có nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau nhưng ở hầu hết các nghiên cứu thì tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở nam giới cao hơn nhiều so với nữ giới. Điều này có thể do nam giới thường có lối sống sinh hoạt khác với nữ giới và có số lượng bạn tình nhiều hơn mà đây là bệnh lây truyền qua đường tình dục nên nam giới có khả năng nhiễm cao hơn nữ giới. Đặc biệt với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay thì vấn đề quan hệ tình dục bừa bãi ngày càng nhiều, đây cũng chính là nguyên do các NTLTQĐTD ngày càng gia tăng. Mặt khác do tâm lý người phụ nữ thường rất ngại khi đi khám phụ khoa chính vì vậy số lượng người đi khám ít hơn nên khả năng phát hiện bệnh cũng thấp hơn so với nam giới. Đặc biệt đối với người phụ nữ Á Đông thì điều này càng được biểu hiện rõ.

4.1.2. Theo chỉ số bạch cầu

Theo kết quả của chúng tôi theo dõi trên 399 bệnh nhân đến khám, thực tế cho thấy số phần trăm bệnh nhân có kết quả dương tính với C. trachomatis

lại có chỉ số bạch cầu rất ít thậm chí là âm tính. Số bệnh nhân kết quả soi bạch cầu âm tính có tỷ lệ nhiễm C. trachomatis lên tới 21,10%, tương tự với mốc bạch cầu ≤ 5 thì tỷ lệ nhiễm là 16,95%, bạch cầu > 5 là 12,3% và cuối cùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm c trachomatis trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2012 tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 25 - 63)