Theo chỉ số bạch cầu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm c trachomatis trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2012 tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 44 - 45)

Theo kết quả của chúng tôi theo dõi trên 399 bệnh nhân đến khám, thực tế cho thấy số phần trăm bệnh nhân có kết quả dương tính với C. trachomatis

lại có chỉ số bạch cầu rất ít thậm chí là âm tính. Số bệnh nhân kết quả soi bạch cầu âm tính có tỷ lệ nhiễm C. trachomatis lên tới 21,10%, tương tự với mốc bạch cầu ≤ 5 thì tỷ lệ nhiễm là 16,95%, bạch cầu > 5 là 12,3% và cuối cùng với nhóm bạch cầu > 10 tỷ lệ nhiễm là 14,95%. Đây là một kết quả khá trái ngược với tỷ lệ bình thường, do viêm nhiễm với căn nguyên là vi khuẩn thường xuất hiện nhiều bạch cầu trong dịch âm đạo, niệu đạo và thường khi soi dịch ở người nhiễm C. trachomatis thấy bạch cầu > 10. Theo nghiên cứu của chúng tôi thì số bệnh nhân ở nhóm bạch cầu > 10 có tỷ lệ dương tính cũng khá cao (14,95%) tuy nhiên vẫn thấp hơn ở nhóm có bạch cầu âm tính và ≤ 5.

Sự không tuân thủ đúng quy định trước khi xét nghiệm của bệnh nhân cũng có thể là một lý do đẫn đến sự sai khác này. Ví dụ như bệnh nhân nam đi

tiểu trước khi làm xét nghiệm, còn bệnh nhân nữ thì thụt rửa âm đạo hoặc bệnh nhân trước đó đã sử dụng kháng sinh làm ức chế vi khuẩn, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu. Một phần nữa là do tâm lý của bệnh nhân thẹn thùng, xấu hổ khi đi khám phụ khoa do đó trước khi đi khám thấy dịch ra nhiều đã tự ý rửa trước. Họ không biết rằng chính điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của bản thân. Do vậy cần phải quan tâm hơn nữa về vấn đề hướng dẫn bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm để đảm bảo có được kết quả chính xác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tỷ lệ nhiễm c trachomatis trên bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám từ tháng 1 năm 2012 đến tháng 3 năm 2012 tại bệnh viện da liễu trung ương (Trang 44 - 45)