Ta thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở nông thôn cao hơn so với thành thị. Ở nông thôn tỷ lệ nhiễm chiếm 27,38% còn ở thành thị chỉ chiếm 9,09%. Sự khác biệt này cũng phù hợp với kết quả phân tích ở tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo nghề nghiệp. Do số bệnh nhân ở nông thôn thì chủ yếu là
nông nghiệp, công nhân hoặc nội trợ…và ở thành thị chủ yếu lại là công chức…do vậy giữa hai yếu tố này có điểm chung. Tuy nhiên hai kết quả này không hoàn toàn trùng nhau do ở thành thị còn tập trung rất nhiều nghề nghiệp khác nhau như công nhân, buôn bán thâm chí có cả nông nghiệp và ở nông thôn cũng có cán bộ công chức và y bác sỹ…
Ngoài ra sự khác biệt này còn do điều kiện sinh hoạt như nguồn nước, cơ sở y tế chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu, thông tin chưa được cung cấp nhiều, cách sử dụng các biện pháp phòng bệnh chưa được phổ biến và chưa đúng cách nhu bao cao su…
Số bệnh nhân đến khám ở thành thị cũng cao hơn (chiếm 57,89%) so với số bệnh nhân ở nông thôn (chiếm 43,11%), sự khác biệt này không có ý nghĩa do đây là nghiên cứu tại Bệnh viện Da liễu trung ương nằm tại Hà Nội, tuy là có nhiều đối tượng từ nhiều tỉnh khác nhau đến khám và chữa bệnh nhưng số bệnh nhân sẽ tập trung nhiều hơn ở thành thị, do đó tỷ lệ bệnh nhân ở thành thị cao hơn.
4.2. TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS
Nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm C. trachomatis trên 399 bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo đến khám tai Bệnh viện Da liễu Trung ương trong 3 tháng từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2012 đã phát hiện được 67 bệnh nhân nhiễm Chlamydia trachomatis, chiếm tỷ lệ 16,79%. Đây là một tỷ lệ khá cao. Theo nghiên cứu của Lê Thị Phương tại bệnh viện Da liễu năm 2001 thì tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 9%. Một nghiên cứu khác của Diệp Xuân Thanh
cũng tai bệnh viện Da liễu tỷ lệ nhiễm C. trachomatis năm 1999 là 10,98% [7]. So với nghiên cứu của chúng tôi thì có sự chênh lệch đáng kể, điều này cho ta thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis đã có sự gia tăng, đây là một điều đáng lo ngại. Như chúng ta cũng đã biết hiện nay các bệnh NTLTQĐTD ngày càng có xu hướng gia tăng một phần là do lối sống và một phần do sự phát triển của xã hội nên điều này là khó có thể tránh khỏi.
Nghiên cứu của Samarakoon S. tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở SriLanka là 9,30% [21]. Nghiên cứu của Garrow S.C. miền bắc Australia nhiễm C.
trachomatis là 9,20% [13]. Nghiên cứu của Simms D.W. tại Anh thì tỷ lệ
nhiễm C. trachomatis giao động 2 – 12% . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Samarakoon S. tại Sri Lanka, Garrow S.C. tai bắc Australia.
Một số nghiên cứu khác trên thế giới cũng thông báo tỷ lệ nhiễm C. trachomatis cao hơn hoặc thấp hơn nghiên cứu của chúng tôi như Adaskevich
U. tại Belarus thông báo tỷ lệ nhiễm C. trachomatis là 48,9 trường hợp trên 100.000 dân [9]. Còn Alves M.C. và cộng sự thuộc khoa Hoa liễu tại Victoria, Brazil thông báo tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở Victoria là 2,3% [10]. Van Der Pol thuộc Trung tâm tham vấn các bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục tại Kampala (Uganda) xét nghiệm cho 500 bệnh nhân, đã phát hiện 12 bệnh nhân nhiễm C. trachomatis chiếm tỷ lệ 2,4% [22]. Xét nghiệm cho 1199 bệnh nhân tai 3 thành phố lớn ở Mexico (Mexico City, Acapulco và Vera Cruz) tỷ lệ nhiễm C. trachomatis chung là 2,66%.
Chúng ta có thể thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis chiếm tỷ lệ cũng khá cao so với viêm nhiễm sinh dục nói chung, đặc biệt trong những năm trở lại đây tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ngày càng gia tăng. Vì vậy cần lưu ý nhiều hơn tới các tác nhân này trong chẩn đoán và điều trị viêm nhiễm sinh dục tránh để lại hậu quả đáng tiếc.
KẾT LUẬN
1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM
C. TRACHOMATIS TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH
NIỆU ĐẠO, ÂM ĐẠO ĐẾN KHÁM TỪ THÁNG 1 ĐẾN THÁNG 3 NĂM 2012 TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG
- Theo giới: Nam giới có tỷ lệ nhiễm cao hơn nữ giới (24,54% - 7,65%). - Theo chỉ số bạch cầu: Chỉ số bạch cầu âm tính, ≤ 5 và > 10 có tỷ lệ
tương đương với nhau ( 27,32% ; 29,57% và 26,82%); số bệnh nhân có chỉ số bạch cầu > 5 chiếm tỷ lệ thấp nhất 16,29%.
- Theo tuổi: Tỷ lệ nhiễm ở nhóm tuổi 30 – 34 chiếm tỷ lệ cao nhất
(23,08%), có tỷ lệ thấp nhất là nhóm tuổi 35 – 39 (10,64%).
- Theo địa dư: Tỷ lệ nhiễm ở bệnh nhân nông thôn cao hơn ở thành thị
(27,38% - 9,09%).
- Theo nghề nghiệp: Bệnh nhân ở nhóm 2 (công nhân, nông dân, nội trợ…)
có tỷ lệ nhiễm nhiều hơn nhóm 1 (cán bộ, bác sỹ…) (25,11% - 6,67%).
2. XÁC ĐỊNH TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS BẰNG KỸ THUẬT TEST NHANH.
Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis trên 399 bệnh nhân có hội chứng tiết dịch niệu đạo, âm đạo là 16,79%.
KIẾN NGHỊ
1. Tuyên truyền giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng cho mọi người hiểu rõ biểu hiện, tác hại cũng như cách phòng tránh để làm giảm tỷ lệ nhiễm C. trachomatis và bệnh lây truyền qua đường tình dục.
2. Nên lồng ghép nhiều hơn nữa vào các chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản ban đầu các dịch vụ tư vấn và hỗ trợ các thông tin cần thiết cho mọi người nhất là đối tượng trẻ tuổi và những đối tượng đang trong độ tuổi sinh sản.
ĐẶT VẤN ĐỀ...1
CHƯƠNG 1...3
TỔNG QUAN...3
1.1.ĐẠI CƯƠNG VIÊM NHIỄM ĐƯỜNG SINH DỤC...3
1.1.1. Định nghĩa...3
1.1.2. Đặc điểm và yếu tố thuận lợi viêm nhiễm đường sinh dục [4]...3
1.1.3. Tác nhân gây bệnh...4
1.1.4. Hội chứng tiết dịch niệu đạo ...4
1.1.5. Hội chứng tiết dịch âm đạo...5
1.2.BỆNH CHLAMYDIA TRACHOMATIS...6
1.2.1. Lịch sử ...6
1.2.2. Trên thế giới...6
1.2.3. Ở Việt Nam...8
1.3. VI KHUẨN CHLAMYDIA TRACHOMATIS...9
1.3.1. Đặc điểm sinh học...9
1.3.2. Khả năng gây bệnh, triệu chứng lâm sàng...11
1.3.3. Phương thức lây truyền, cách phòng tránh và điều trị...17
1.4. BIẾN CHỨNG DO CHLAMYDIA TRACHOMATIS [1]...18
1.5. CHẨN ĐOÁN NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS...19
1.5.1. Chẩn đoán trực tiếp...19
1.5.2. Chẩn đoán gián tiếp...22
CHƯƠNG 2...23
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...23
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...23
2.1.1. Bệnh nhân...23
2.2.1. Bệnh nhân nam...24
2.2.2. Bệnh nhân nữ...24
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...25
2.3.1. Phương pháp...25
2.3.2. Thiết kế nghiên cứu...26
2.3.3. Hóa chất và sinh phẩm...27
2.3.4. Các bước tiến hành...28
2.4. Y ĐỨC...30
2.5. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU...31
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU...31
CHƯƠNG 3...32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...32
3.1. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS...32
3.1.1. Giới tính...32
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo giới tính...33
3.1.3. Chỉ số bạch cầu...34
3.1.4. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo chỉ số BC ...34
3.1.5. Tuổi...35
3.1.6. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo tuổi...36
3.1.7. Nghề nghiệp...37
3.1.8. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo nghề nghiệp...38
3.1.9. Địa dư...39
3.1.10. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo địa dư...40
3.2. TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS...42
NHIỄM C. Trachomatis TRÊN BỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG TIẾT DỊCH NIỆU ĐẠO, ÂM ĐẠO ĐẾN KHÁM TỪ THÁNG 1 ĐẾN
THÁNG 3 NĂM 2012 TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG 43
4.1.1. Theo giới tính...43
4.1.2. Theo chỉ số bạch cầu...44
4.1.3. Theo tuổi...45
4.1.4. Theo nghề nghiệp...46
4.1.5. Theo địa dư ...48
4.2. TỶ LỆ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS...48
KẾT LUẬN...50
KIẾN NGHỊ...51
TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Số lượng bệnh nhân phân bố theo giới tính (n=399)...32
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo giới tính (n= 399)...33
Bảng 3.3. Số lượng bệnh nhân theo chỉ số BC (n=399)...34
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo chỉ số BC (n=399)...34
Bảng 3.5. Số lượng bệnh nhân theo tuổi (n=399)...35
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo tuổi (n=399)...37
Bảng 3.7. Số lượng bệnh nhân theo nghề nghiệp (n=399)...37
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo nghề nghiệp (n=399)...39
Bảng 3.9. Số lượng bệnh nhân theo địa dư (n=399)...40
Bảng 3.10. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo địa dư (n=399)...40
Biểu đồ 3.1. Số lượng bệnh nhân phân bố theo giới tính...32
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo giới tính...33
Biểu đồ 3.3. Số lượng bệnh nhân theo chỉ số BC...34
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo chỉ số bạch cầu...35
Biểu đồ 3.5. Số lượng bệnh nhân theo tuổi...36
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo tuổi...37
Biểu đồ 3.7. Số lượng bệnh nhân theo nghề nghiệp...38
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo nghề nghiệp...39
Biểu đồ 3.9. Số lượng bệnh nhân theo địa dư...40
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis theo địa dư...41
Hình 1.1. Chu kỳ phát triển của Chlamydia trachomatis...11
Hình 1. 2. viêm niệu đạo ở nam do C. trachomatis...14
Hình 1.3. Hình ảnh viêm cổ tử cung do C. trachomatis...16
Hình 1.4. Hình ảnh C. trachomatis trên kính hiển vi...20
Hình 1.5. Thể vùi trong mẫu cấy tế bào McCoy...21
Hình 2.1. Mô tả bước cho thuốc thử vào bệnh phẩm...29
Hình 2.2. Mô tả bước cho dung dịch cần thử vào thanh thử test...29
Bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, bỡ ngỡ và không tránh khỏi thiếu sót. Để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này tôi đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ đông viên từ mọi người.
Đầu tiên tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới:
Ban giám hiệu nhà trường Đại học Y Hà Nội Ban lãnh đạo Bệnh viện Da liễu Trung ương Bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Hà Nội
Đã tạo mọi điều kiện cho chúng tôi hoàn thành bài khóa luận này. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn:
TS. Lê Văn Hưng , phó trưởng khoa xét nghiệm Bệnh viện Da liễu
Trung ương, phó trưởng bộ môn Vi sinh - Ký sinh trùng lâm sàng trường Đại học Y Hà Nội, người thầy đã hướng dẫn tôi nhiệt tình, chu đáo để cho tôi có thể hoàn thành tốt và kịp thời bài khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới CN. Ninh Thị Dần và CN. Lê Phương Thảo tại khoa Xét nghiệm Vi sinh Bệnh viện Da liễu Trung ương đã tạo điều
kiện cho tôi được thực hành và làm việc tại viện, 2 chị đã chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong việc thu thập số liệu giúp tôi có được số liệu chính xác và đầy đủ.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình người thân cùng toàn thể bạn bè đồng nghiệp đã động viên quan tâm giúp đỡ để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà nội, tháng 5 năm 2012 Sinh viên
BC Bạch cầu
BH Bán hàng
BLTQDTD Bệnh lây truyền qua đường tình dục
BN Bệnh nhân
BS Bác sỹ
CB Cán bộ
CN Công nhân
C.T Chlamydia trachomatis (C. trachomatis) EB Elementary Body – Thể căn bản C.T
HIV Human Immunodeficency virus
KQ Kết quả
LR Làm ruộng
NKLTQDTD Nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục
RB Reticulate Body – Thể lưới C.T
STD Sexually Transmitted Dieseases
TW Trung ương
Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Thanh Hải (2006), “Tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở phụ
nữ vô sinh”, khóa luận tốt nghiệp bác sỹ đa khoa.
2. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2002), “Nghiên cứu tình hình, nguyên
nhân và đặc điểm lâm sàng của hội chứng tiết dịch đường sinh dục dưới ở phụ nữ đến khám tại Viện Da liễu”, luận văn thạc sỹ y khoa.
3. Vũ Quốc Lương (2006), “Các xét nghiệm chẩn đoán C.T”, chuyên
đề cấp tiến sỹ chuyên ngành Nhãn khoa, trường Đại học Y Hà Nội. 4. Bộ môn Ký sinh trùng Trường Đại học Y Hà Nội (1999), “Bài
giảng đơn bào ký sinh”, ký sinh trùng y học, Nhà xuất bản Y học,
tr.27 – 84.
5. Bộ môn Vi sinh Trường Đại học Y Hà Nội (2001), “Bài giảng vi
sinh y học”, Nhà xuất bản Y học, tr.281 – 296.
6. Lê Thị Phương (2003), “Thăm dò tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở
phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ tại Hà Nội bằng kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch men”, tạp chí Y học thực hành, tr.12 – 14.
7. Diệp Xuân Thanh (1999), “Tình hình nhiễm trùng sinh dục do lậu
và C.T tại Viện Da liễu TW trong 2 năm 1997 – 1998”, luận văn
thạc sỹ Y học, trường Đại học Y Hà Nội.
8. Nguyễn Thị Ngọc Yến (2001), “Tình hình nhiễm C.T trên bệnh
nhân đến khám tại Viện Da liễu từ 9/2000 – 2/2001 và kết quả điều trị bằng Zithromax”, luận văn tốt nghiệp bác sỹ nội trú bệnh viện,
9. Adaskevich U. (2001), “ Mobilty of sexually transmitted infection
in Belarus in 1991 – 1999”, Internationnal Journal of STD&AIDS,
vol.12, supplement 2, pp.91.
10. Alves MC., Canyros I.F. (2001), “Epidemiological profile of
people attending an STD clinic in Victoria”, Brazil. International
Journal of STD&AIDS, vol.12, supplement 2, p.92.
11. David Hicks (2001), “Complication of C. trachomatis infection in
men and women”, International hand book of Chlamydia, pp.73 – 88.
12. Fehler G., Radebe F. (2001), “The reliative burden of
symptomatic and asympyomatic STIs in a South African community implication for the control of gonococcal and Chlamydia infection”, International Journal of STD&AIDS, vol.12, p.87.
13. Garrow S.C., Smith D.W. (2002), “The diagnosis of Chlamydia,
gonorrhoea and trichomonas infactions by self obtained low vaginal swabs, in remote northern Australian clinic practice”, Sex.
Transm. Infect., August, 78(U), p.278 – 81.
14. Heal Clave. (2002), “Screening for C. trachomatis in General
Practice”, Aust – Fam – Physician, 31(8), pp.779 – 82.
15. Hirsl Hacej V., Sikanic Dugie N. (2001), “Prevalence of C.
trachomatis genital infection in asdolescent girls and association with risk factor”, Children’s hospital Zagreb, Croatia. International
society of sexually transmitted diseases Research, 15, pp.114 – 5.
17. Lander DV, Krohn MA, Hillier SL, Heine RP. (2004), “Predictive
value of the clinical diagnosis of lower genital tract infaction in women”, Am J Obstet Gynecol, 4/2004, 190(4), pp.1004 – 10.
18. Lewis, D., et al. (2012), "The prevalence of Chlamydia trachomatis
infection in Australia: a systematic review and meta-analysis".
BMC Infect Dis. 12(1): p. 113.
19. Paavonen, J. and W. Eggert-Kruse (1999), "Chlamydia trachomatis:
impact on human reproduction". Hum Reprod Update. 5(5): p. 433-47.
20. Phillips AJ. (2006), “Chlamydia infection sexually transmitted
disease”, A practical Guide for primary care (7), 127 – 152.
21. Samarakoon S. (2001), “Sexually transmitted infections (STIs) in Sri
Lanka”, International Jounal of STD&AIDS, vol.12, supplement 2, p.93.
22. Van Der Pol B. (2001), “Prevalence of selected sexually transmitted
infections in women attending the nationnal STD Referral Centre in Kampala, Uganda”, Internatonal Jounal of STD&AIDS, vol.12,
supplement 2, p.91.
23. WHO (2007), Global strategy for prevention and control of
sexually transmitted infections: 2006-2012, Geneva, Switzerland.
24. William H, Tabrizi SN, Lee W, Kovacs GT, Garland S. (2003
Feb), “Adolescence and other risk factors for C. trachomatis
genilourinary infection in women in Melbourne, Australia”, Sex Trans
Infect, 79(1), pp.31 – 4.
25. Yeong Ct, Lim TL, Lin R, Se Thoe SY, Leong N. (2000), “Routine screening for C. trachomatis in subfertile women – is it
……..***……..
NGUYỄN THỊ NGỌC
NGHI£N CøU Tû LÖ NHIÔM CHLAMYDIA TRACHOMATIS
TR£N BÖNH NH¢N Cã HéI CHøNG TIÕT DÞCH NIÖU §¹O, ¢M §¹O §ÕN KH¸M Tõ TH¸NG 1 N¡M 2012 §ÕN TH¸NG 3 N¡M 2012
T¹I BÖNH VIÖN DA LIÔU TRUNG ¦¥NG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN Y KHOA KHÓA 2008 – 2012
Người hướng dẫn:
TS. LÊ VĂN HƯNG