Theo kết quả nghiên cứu ta thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis ở nhóm 2 (công nhân, nông dân, buôn bán, nội trợ…) cao hơn hẳn so với nhóm 1 (cán
bộ, bác sỹ…) với tỷ lệ nhiễm ở nhóm 1 là 6,67% và ở nhóm 2 tỷ lệ nhiễm lên tới 25,11%. Điều này cho chúng ta thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis có sự phụ thuộc vào trình độ văn hóa khá nhiều. Ở nhóm 1 chủ yếu là cán bộ, bác sỹ… đây là tầng lớp có kiến thức nhất định về cách phòng tránh lây nhiễm, đặc biệt là vấn đề quan hệ tình dục an toàn, do có kiến thức và nhận thức cao nên khả năng nhiễm bệnh là ít hơn so với những đối tượng khác. Còn ở đối tượng là nhóm 2 bao gồm nông dân, công nhân, nội trợ…sự hiểu biết có hạn chế hơn, thêm vào đó là lối sống không tự quyết định được hành vi của mình mà còn bị chi phối bởi chồng, gia đình…vậy nên họ dễ bị lây nhiễm hơn hơn nhóm 1. Mặt khác chúng ta còn có thể thấy ở số người đi khám ở nhóm 1 cao hơn hẳn so với nhóm 2 điều này trái ngược với tỷ lệ nhiễm. Nhóm 1 số bệnh nhân đến khám là 219 người trong khi đó số bệnh nhân thuộc nhóm 2 đến khám chỉ có 180 người. Điều này cũng lại là phụ thuộc vào trình độ hiểu biết và nhận thức của bệnh nhân. Thường ở nhóm nông dân, công nhân…họ ít được tiếp xúc với các nguồn thông tin, hiểu biết kém và còn e ngại về những vấn đề này hoặc ngay cả khi mình bị bệnh họ cũng không biết nên số lượng bệnh nhân đi khám là không nhiều. Khác hẳn với nhóm 2 thì nhóm 1 tuy tỷ lệ nhiễm ít nhưng số người đi khám lại nhiều hơn do nhận thức của họ cao hơn nên họ biết những biểu hiện khác thường để đi khám kịp thời hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Theo những nghiên cứu khác cho thấy tỷ lệ nhiễm C. trachomatis cao trên các đối tượng như: phụ nữ mại dâm, sinh viên, nữ phục vụ trong các quán bar, khách sạn…Một nghiên cứu tại Tokyo trên 13.925 bệnh nhân bệnh phẩm thu được từ những bệnh nhân nghi ngờ mắc các bệnh NKLTQĐTD cho thấy tỷ lệ cao nhất ở các nhóm nghề tiếp viên quán bar 26,6%, sinh viên 20,1%, phụ nữ mại dâm 19,8%, nữ nhân viên văn phòng 13,6 %, nội trợ 7,2%...