Nhân vật nữ trong mối tương quan với nhân vật nam

Một phần của tài liệu vấn đề nữ quyền trong sáng tác của y ban (Trang 113 - 116)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật nữ

3.1.3. Nhân vật nữ trong mối tương quan với nhân vật nam

Trong sáng tác của Y Ban, nhân vật nữ bao giờ cũng là trung tâm, và nhân vật nam đóng vai trị phụ họa. Thế nên, ở hầu hết các tác phẩm, ta đều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thấy nhà văn khắc họa hình tượng những người phụ nữ ln trong mối quan hệ, so sánh mật thiết với người đàn ông.

Quan hệ ấy trước hết biểu hiện ở trục đối lập giữa hai tuyến nhân vật. Xét trong một tác phẩm hay cả thế giới nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy giữa người đàn bà và người đàn ông bao giờ cũng có một khoảng cách khác nhau về vị thế và trí lực. Ở mặt này, Y Ban thường để cho người phụ nữ mạnh mẽ, có bản lĩnh sống vững vàng xuất hiện bên cạnh những người đàn ông yếu đuối để cứu vớt, chở che họ: Biển và người đàn bà xấu xí, Ơn lột tử,

Ai chọn giùm tôi… Giữa một thế giới đàn bà thơng minh, tài giỏi thì người

đàn ơng cũng bị động, yếu thế hơn. Trong Xuân Từ Chiều, Chiều thông minh, có thể giúp ơng chồng “đi học bổ túc cùng với vợ nhưng học tốn dốt tệ, tồn phải nhờ vợ làm hộ toán”. [12, tr.25] Từ thông minh, tháo vát, thực tế bên cạnh một ông chồng nghệ sĩ ăn bám vợ. Xuân đỗ đại học ngay năm đầu và “ngày càng thăng tiến trong công việc” bên cạnh người chồng trượt đại học Bách khoa. Đến một người đàn bà tật nguyền như Nấm (Đàn bà xấu thì khơng

có q) cũng được trời phú cho tài năng văn chương, chỉ sau một đêm có thể

viết được một truyện ngắn nổi tiếng trong khi những nhà văn chuyên nghiệp trong tòa soạn (nhà văn H) lại chẳng hề cho ra một tác phẩm để đời: “Nấm bé nhỏ như vậy mà còn viết được thế còn ta đây, một đấng nam nhi hẳn hoi mà không làm được vậy ư? Nấm bé nhỏ, ta phục lắm đấy.” [9, tr.126] Trong cuộc sống gia đình, vị thế trụ cột, gánh vác của người đàn ông - người chồng cũng bị lu mờ trước những bà vợ xơng pha, quyết đốn: Ước mơ của chị bán hàng

rong, I am đàn bà, Ước mơ của chị Tĩn…Ngay cả trong đời sống tâm hồn,

tình cảm, người phụ nữ cũng được thể hiện là những người giàu ước mơ, hoài bão, luôn luôn khát khao và hướng về cái mới, cái đẹp trong khi những người nam hiện lên bình n, có phần nhạt nhẽo và lãnh đạm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Khắc họa người đàn bà trong thế đối lập với người đàn ông như thế, Y Ban muốn khẳng định mạnh mẽ vai trò, sức mạnh cùng sự vượt trội của phụ nữ so với nam giới trên con đường tìm lại giá trị và nâng cao vị thế của mình trước xã hội. Tất nhiên, đó cũng là cách nhà văn đi vào hạ bệ, tỏ thái độ coi thường đàn ơng như chúng ta đã nói ở phần trước.

Trong mối tương quan với người đàn ông, người phụ nữ mà Y Ban xây dựng còn biểu hiện là những nhân vật tự bộc lộ. Có nghĩa, trong mối quan hệ giao tiếp, ứng đối với thế giới xung quanh, đặc biệt là với người khác giới, người phụ nữ trong văn Y Ban luôn luôn ở thế chủ động, trực tiếp bộc lộ suy nghĩ, quan điểm, mong muốn của mình. Ở trường hợp này, nhà văn khơng đi vào miêu tả, khắc họa tính cách, số phận nhân vật như ở phần trước theo điểm nhìn bên ngồi, mà để nhân vật tự nói lên tiếng nói của mình, tức là thể hiện họ theo điểm nhìn bên trong, điểm nhìn nhân vật.

Nhân vật tự bộc lộ trong văn Y Ban được biểu hiện chủ yếu qua lời nói bộc lộ. Đó là những lời thể hiện tâm tư, tình cảm của người phụ nữ với người đàn ơng có khi bằng cách trực tiếp: chủ động gặp mặt nói chuyện (hành động chủ động giới thiệu, làm quen với người đàn ông thứ hai của người đàn bà trong Tự, chủ động gặp nói chuyện với người đàn ơng có “khn mặt tử tế” của người phụ nữ trong Sau chớp là giơng bão…) hoặc có lúc là gián tiếp qua điện thoại, viết thư tay hay “chát” và “meo” (Gà ấp bóng, Đàn bà xấu thì khơng có q, Thiếu phụ và những đơi cị, Chiếc gương miện bằng cỏ, Con quỷ nhỏ trong tôi, Hai bảy bước chân là lên thiên đường, Nhân tình…). Trong

số những cách như thế, viết thư chính là hành động lời nói được Y Ban đề cập nhiều nhất. Người đàn bà đang yêu trong văn Y Ban thường có khát khao muốn bộc lộ tình cảm mãnh liệt của mình, và khơng gì đơn giản, tế nhị mà cũng nữ tính bằng cách viết một bức thư để gửi đến người đàn ông yêu dấu. Họ viết thư để tỏ tình (cơ gái trong Chiếc gương miện bằng cỏ), để bộc bạch,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm sự, để cảm giác được bầu bạn, sẻ chia (Nấm trong Đàn bà xấu thì khơng

có q), để u một cách thầm lặng, đau khổ (người đàn bà trong Gà ấp

bóng), và thậm chí, để từ chối một mối tình (người phụ nữ trong Thiếu phụ và những đơi cị)…Từ rất nhiều hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau, những nhân

vật nữ đã tìm đến lá thư như một phương tiện chuyên chở tâm hồn, một chiếc cầu nối họ với người thương. Đây có thể coi là một nét hấp dẫn trong cách xây dựng kiểu nhân vật tự bộc lộ của Y Ban.

Tự biểu lộ bản thân, người phụ nữ hiện đại đã thể hiện sự tự tin, chủ động hơn trong cách giao tiếp, ứng xử với người khác giới. Tự giãi bày tâm tư, tình cảm của mình bằng thứ “vũ khí” sắc bén là lời nói ngọt ngào, mềm mại, người phụ nữ trong văn Y Ban đã dám thể hiện cái Tơi cá thể của mình trước mọi người và xã hội. Trong mối tương quan với nhân vật nam, nhân vật nữ của Y Ban đã không chỉ khẳng định vị thế áp đảo bên ngồi, mà cịn thể hiện sâu sắc sức mạnh nội tâm như thế.

Một phần của tài liệu vấn đề nữ quyền trong sáng tác của y ban (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)