Những mối nguy thuộc tính chất vật lý

Một phần của tài liệu Health and Safety Guidelines (Hướng dẫn cơ bản về sức khỏe và an toàn) (Trang 30 - 127)

Các nguyên liệu của chất hóa học có thể hiện diện những mối nguy hại vật lý cho người lao động. Phổ biến nhất là: chất dễ cháy, oxi hóa, khả năng phản ứng với nước, khí ép hoặc khí nén, và các chất lỏng, và có hoặc không có phản ứng với các chất khác. Khi các chất độc hại này được sử dụng thì cần đánh giá để có chỗ lưu trữ thích hợp và hướng dẫn cách sử dụng hoá chất đúng cách. Tính dễ cháy (hay dễ bén lửa) là những mối nguy hại vật lý phổ biến nhất có liên đới đến các nguyên liệu trong hoá chất của nhà máy. Lý giải về Điểm Phát Cháy, một đặc tính duy nhất của chất lỏng dễ cháy, và về điểm khác biệt của nó từ Sự Đánh Lửa, một đặc tính độc đáo khác. Điều này rất quan trọng trong việc đánh giá nguy cơ phát hỏa từ các nguên liệu của hoá chất dễ cháy. (xem hình 5.1)

Cả hai Điểm Phát Cháy và Sự Đánh Lửa đều có cùng điểm xuất phát là nhiệt độ và cả hai đều liên quan đến khả năng xảy ra sự bắt cháy.

- Tại nhiệt độ của Điểm Phát Cháy, có đầy đủ nồng độ bay hơi trong không khí phía trên nắp thùng hoá chất khi mở ra và sự bén lửa sẽ xảy ra với sự hiện diện của nguồn bắt lửa. - Tại nhiệt độ của Điểm Đánh Lửa (lớn hơn nhiệt độ Điểm Phát Cháy), độ nóng của môi

trường xung quanh đủ để làm bắt cháy các nguyên liệu. Vì các nguyên vật liệu, dung dịch hoá chất có Điểm Phát Cháy thấp hơn nhiệt độ nhà xưởng (nghĩa là<35oC) nên cần xem xét cẩn thận trong việc lưu giữ và sử dụng chúng.

Hình 5.1 – Điểm đánh lửa

5.2 Bảng Hướng Dẫn Số Liu An Toàn Vật liệu (MSDS)

Do yêu cầu của luật pháp, các nhà máy hay các đối tác phải cung cấp cho khách hàng Bảng Hướng Dẫn An Toàn Vật Liệu cho từng sản phẩm. Trong trường hợp nhà cung cấp không cung cấp, người mua phải yêu cầu gửi bảng MSDS cho từng loại hóa chất mà họ mua.

Những hạng mục dưới đây là những thông tin cần có trong bảng MSDS : • Nhận dạng các chất

o Tên thương mại

o CAS # cho mỗi thành phần hóa học

o % của mỗi thành phần hóa học • Số liệu thuộc tính chất hóa học

o Trong lượng và công thức phân tử • Số liệu thuộc tính chất vật lý o Điểm sôi o Điểm nóng chảy o Tính hòa tan o ……… • Tính độc hại

• Giới hạn sự phơi nhiễm

• Tính phản ứng hóa học và tính không tương thích với phản ứng hóa học • Dữ liệu thuộc cháy, nổ

o Mối nguy về cháy, nổ o Điểm phát cháy o Giới hạn gây nổ

o Nhiệt độ điểm tự bắt cháy o Phương tiện chữa cháy

• Các ảnh hưởng đến sức khỏe & biện pháp sơ cứu

o Các bảng chú ý và các dấu hiệu phơi nhiễm

o Các ảnh hưởng về đường hô hấp, mắt, nuốt phải,và da.

o Cách xử trí và các biện pháp giải cứu

• Các yêu cầu sử dụng, bảo quản và hủy bỏ sao cho an toàn

• Kiến nghị các quy trình ứng phó tràn đổ và rò rĩ hóa chất

• Thiết bị phòng hộ

o Thiết bị bảo hộ cá nhân để tránh phơi nhiễm

o Các biện pháp phòng hộ cho những thiết bị trong sản xuất hay trong các hệ thống khác của nhà máy. • Thông tin liên quan

o Thông tin liên lạc với nhà sản xuất / nhà cung cấp

o Ngày sửa đổi , cập nhật bảng MSDS

5.3 Bảng Số Liu An Tồn Hoá Chất (CSDS)

Bảng MSDS cung cấp đầy đủ các thông tin chi tiết về đặc tính hóa chất, nhưng có thể nó không có hiệu quả cho công nhân trong việc sử dụng và quản lý hóa chất.

Vì vậy, các lưu trình hướng dẫn và Bảng An Toàn Sử Dụng Hóa Chất (CSDS) phải được lập ra để cung cấp các thông tin thiết yếu và dễ hiểu đến công nhân trong việc sử dụng và bảo quản hóa chất (xem bảng 5.2). Bảng hướng dẫn này phải được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu đối với công nhân và được dán ở vị trí dễ quan sát nhất trong khu vực lưu giữ hoá chất và nơi sử dụng.

Hình 5.2 – Bảng ví dụ về CSDS

Nó có thể thích hợp cho các chất khác nhau với những đặc tính giống nhau và các mối nguy được mô tả trong Lưu Trình Hướng Dẫn Sử Dụng , vì vậy cũng giảm bớt đi một phần công việc in ấn của nhà máy. Lưu trình hướng dẫn sử dụng hóa chất là một phần tài liệu làm việc của nhà máy và cũng là một phần của hệ thống quản lý về Sức Khỏe, An Toàn và Môi Trường, CSDS cần lưu cùng với MSDS. CSDS phải được dán ở những khu vực làm việc có hoá chất

5.4 Tiêu Chuẩn Về Kho Lưu Giữ Các Hóa Chất Nguy Hiểm

Như đã mô tả, các hoá chất thể hiện những mối nguy khác nhau và phải lưu giữ ở nơi thích hợp để hạn chế tối đa các nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và tác hại cho môi trường (xem hình 5.3)

Hình 5.3 - Những tác động và rủi ro có thể xảy ra từ kho hoá chất

Bảng MSDS của mỗi một hoá chất trong nhà máy đều có các thông tin cơ bản và hướng dẫn sử dụng liên quan đến kho lưu giữ các chất một cách phù hợp. Nếu MSDS không đầy đủ, cần phải tìm thêm thông tin để tham khảo.

Quy định chung, chỉ cung cấp đủ lượng hoá chất sử dụng trong một ngày tại mỗi phân xưởng. Nếu không, khu vực lưu giữ hóa chất phải tách biệt khỏi khu sản xuất, văn phòng, ký túc xá hay nhà ăn…..Bảng hướng dẫn dưới đây cung cấp các tiêu chuẩn an toàn đối với kho lưu giữ hóa chất. 5.5 Các Hướng Dẫn Khu Vực Lưu Giữ Hóa Chất:

Các phòng lưu giữ các chất hóa học (xem hình 5.4):

• Tất cả các thiết bị (đèn, công tắc hệ thống thông gió, dây điện, các hộp chứa mối nối và những thiết bị khác) nên phải được bảo vệ lớp vật liệu chống nổ.

• Phải sử dụng đèn chống nổ

• Các vật dụng luôn được giữ sạch sẽ.

• Phải lắp đặt thiết bị rửa mắt, cơ thể trong phạm vi 30 mét.

• Nguồn nước này phải được kiểm tra thường xuyên.

• Các thông tin trên thùng chứa hóa chất phải được kiểm tra và đúng với những thông tin của bộ phận mua hàng.

• Tất cả các thùng chứa hóa chất phải có tem nhãn được dán rõ và sử dụng lâu bền.

• Các thùng chứa hóa chất phải luôn luôn đậy nắp kín khi không sử dụng.

• Phải có vật lót phụ cho kho hoá chất lỏng để ngăn chặn sự ô nhiễm mặt đất và nguồn nước.

Các bồn chứa lớn :

• Phải có vật lót phụ

• Bảng cảnh báo về các mối nguy hại và cháy nổ

• Các chất dễ cháy và chất dễ bén lửa phải được tách khỏi các tác nhân oxi hóa hay các chất phản ứng…

• Nên có sẵn các vật dụng hút ẩm và dụng cụ vệ sinh để sử dụng trong trường hợp hoá chất rò rỉ hoặc rơi vãi.

• Bảng cảnh báo phải rõ ràng và dễ thấy.

• Phải có hệ thống thông gió.

• Không được có hệ thống cống rãnh

• Các cửa ra vào phải có chức năng chống cháy trong khoảng 30 phút.

• Đối với bình chữa cháy, xem phần 3.Kho hóa chất có diện tích lớn hơn 2000 mét vuông, phải có bình chữa cháy 50 kg có xe đẩy. (cũng xem lưu ý dưới đây)

• Các thùng chứa bằng kim loại phải được vận chuyển bằng cách tránh ma sát tạo ra tia lửa.

• Phải kiểm tra kho hoá chất theo định kỳ xem có rò rỉ, tình trạng các thùng chứa như thế nào,và hạn dùng của các sản phẩm.

• Danh mục hóa chất tồn phải luôn có sẵn và được cập nhật (xem bảng 5.1)

• Phải có sẵn bảng MSDS và CSDS

• Các bồn chứa phải tránh ánh nắng mặt trời.

• Phải duy trì nhiệt độ thích hợp ( không được quá nóng hay quá lạnh)

Chú yù: tất cả các khu vực lưu trữ hóa chất ở các nhà máy sản xuất giày phải được trang bị hệ thống chữa cháy tự động. Tham vấn thêm chi tiết về Quản Lý An Toàn Cháy Nổ của địa phương và nhân viên đại diện SEA.

Hình 5.4 – Hướng Dẫn Kho Lưu Trữ Hóa Chất

A. Nhà kho phải chống cháy

B. Hthng o khĩi/hơi a cht C. Đèn chng n. D. Thùng cha a cht: • Đặt trên nn cố định. • Cĩ np đậy. • Cĩ tên nhãn rõ ràng. E. Các vật lót phụ

F. Hệ thống thông gió phải từ bên này sang bên kia của các phòng trong kho.

G. Không được có cống rãnh

H. Bảng CSDS.

I. Ca tự đĩng chng la.

J. Bình chữa cháy được lắp ở nơi thích hợp

K. Công tắc đèn chống nổ

L. Bảng cảnh báo

M.Vịi ra hay bn ra mt khn cp.

Được yêu cầu đối với kho hóa chất dễ cháy Được yêu cầu đối với kho hóa chất độc hại

5.7 Các Hướng Dẫn Đối Với Thùng Chứa Hoá Chất

Hình 5.5 – Các Hướng Dẫn Đối Với Vật Chứa Hóa Chất

Hóa chất nên được lưu giữ theo cách giảm tối thiểu mức độ ảnh hưởng có thể xảy ra đến công nhân và môi trường. Để đảm bảo điều này, một số giải pháp được yêu cầu sau đây:

• Khi không sử dụng, thùng, phuy chứa hoá chất, hay các dụng cụ pha chế, phải đậy nắp kín để chống thoát hơi.

• Thùng, phuy chứa hoá chất hay các dụng cụ pha chế đều phải dán tem nhãn dễ nhìn và phải có độ bền, tem nhãn gồm có ngôn ngữ bằng tiếng Anh và tiếng địa phương.

• Phải cung cấp vật lót phụ để chống hóa chất tràn hay bị rò rỉ ra mặt đất. Các chỉ định cho vật lót phụ như sau:

o Được chế tạo bằng vật liệu có độ bền (ví dụ bằng kim loại) và lưu trữ được hóa chất rò rĩ hay tràn đổ (chống ăn mòn do hóa chất nếu cần thiết) o Sức chứa của vật lót phụ phải bằng ít nhất 10% của tổng sức chứa của các

hóa chất đã chứa trên đó, nhưng vật lót phụ cũng không được nhỏ hơn 10% mặc dù tổng dung tích đó ít hơn (xem hình 5.5)

Sắp xếp kho hoá chất có một ít khác biệt, một kho hóa chất hoàn hảo có thể được xây dựng bao gồm có sẵn hệ thống lót phụ. Trong trường hợp này, sàn nhà phải được phủ một lớp sơn chống thấm (ví dụ loại sơn đặc biệt), bởi vì do sàn nhà bê tông bình thường sẽ bị thấm bởi các chất dung môi hữu cơ. Ngay ngưỡng cửa ra vào cũng phải được xây dựng bằng vật liệu chống thấm.

Các dụng cụ và thiết bị làm việc phải thích hợp để mở các thùng phuy hoá chất. Các thùng hoá chất dễ cháy được kiến nghị nên tiếp đất và có vật lót chống rò rĩ ra mặt đất trong khi vận chuyển chúng.

5.8 Sự Tách Riêng Các Kho Lưu Giữ Hóa Chất

Để giảm thiểu tác hại tiềm năng do rò rỉ và tràn đổ hóa chất, và hậu quả có thể xảy ra do cháy nổ ở những nơi lưu giữ hóa chất. Điều quan trọng là các chất hóa học không hợp nhau phải được lưu giữ riêng.

Do đó, cần lưu ý các biện pháp phòng tránh như sau :

• Hoá chất dễ bị oxy hoá nên để xa kho chứa hóa chất lỏng dễ cháy.

• Hóa chất độc hại nhưng không dễ cháy có thể tạo ra tình độc hại cao hơn trong khi cháy. Vì thế hoá chất độc hại và hoá chất dễ cháy phải lưu giữ riêng.

• Hóa chất có thể phản ứng với nhau nên được lưu giữ cách xa nhau.

• Hóa chất có tính phản ứng với nước phải tách riêng với các hóa chất có gốc nước.

Hình 5.6 – Kho Lưu Trữ Các Hóa Chất Tương Thích Với Nhau

5.9 Tài Liệu Kê Khai Từ Kho Hóa Chất

Để cung cấp khả năng đánh giá nhanh các mối nguy của chất hóa học tồn kho trong nhà máy, phải lập Bản kê khai và được cập nhật thường xuyên. Danh sách này tối thiểu phải có các thông tin để nhận biết được chất hóa học, số lượng tồn kho, lưu ý chất dễ cháy hay là chất độc hại, và các mối nguy tiềm năng đến nguồn nước (hay bất kỳ loại nào). Xem một số ví dụ sau dây:

Danh Mục Kiểm Kê Hóa Chất Tên và các

thành phần

Số lượng dự trữ trong kho

Tính dễ cháy Tính độc hại nguy hại cho Tiềm năng nguồn nước Vị trí lưu trữ Xử lý bằng axêton 2750 lít Cao Gây kích ứng hệ thần kinh Thấp Toà nhà số 4 MEK (metyl

etyl xeton) 1800 lít Cao Gây kích ứng hệ thần kinh Trung bình Toà nhà số 4

Dầu thủy lực 830 liters Thấp Dị ứng Cao Kho

Phần 6. Tiêu Chuẩn Sử Dụng Hóa Chất Nguy Hiểm Tại Khu Vực Sản Xuất

Công nhân ở các khu vực sản xuất phải nhận biết được các chất hóa học và các vật liệu khác mà họ sử dụng có thể gây nguy hại cho sức khỏe và nhiều rủi ro khác cho sự an toàn của họ, nhà xưởng và môi trường. Nếu công nhân có kiến thức cơ bản về những mối nguy tiềm tàng của các chất hóa học, những biện pháp phòng ngừa thích hợp và một số giải pháp khác có thể tránh được các rủi ro đó, thì họ sẽ sử dụng chúng đúng cách hơn. Trong khi, hướng dẫn này tập trung vào các tác động đến công nhân vì kết quả từ việc sử dụng các chất hóa học nguy hiểm. Trong Hướng Dẫn Quản Lý Môi Trường cung cấp thêm thông tin về những ảnh hưởng tiềm năng đến môi trường tự nhiên.

Để nâng cao sự nhận thức của công nhân về tác hại tiềm năng có liên quan đến các vật liệu nguy hiểm mà họ đang sử dụng, để hạn chế tối đa về mức độ rủi ro và để đảm bảo cho công nhân tiếp xúc với chất hóa học ở một mức độ có thể chấp nhận được. Một số yêu cầu về biện pháp phòng ngừa như sau :

6.1 Hướng Dẫn Sử Dụng Hóa Chất Ởû Khu Vực Sản Xuất:

• Nên tránh tiếp xúc với hóa chất nếu được

• Chỉ được để số lượng hoá chất cần thiết sử dụng trong ngày ở khu vực sản xuất • Khu vực sản xuất nên tránh hoá chất bị

tràn ra ngoài.

• Hoá chất nguy hiểm không được đựng trong các thùng, hoặc hộp thường đựng thức ăn và thức uống.

• Không được ăn uống tại nơi có hóa chất đang được sử dụng.

• Các thùng hóa chất chưa sử dụng phải được đậy kín.

• Tất cả các thùng hóa chất phải được dán tem nhãn rõ ràng. (xem thêm phần 8)

• CSDS và các lưu trình hướng dẫn sử dụng phải được dán ở mỗi khu vực làm việc

• Cán bộ quanû lý và nhân viên an toàn phải luôn luôn có sẵn các bảng MSDS.

• Công nhân phải được đào tạo về việc sử dụng an toàn hóa chất nguy hiểm trong 2 lần / 1 năm

• Hóa chất dễ cháy phải tránh xa các nguồn gây có lửa như tàn lửa, ngọn lửa…..

• Bảng “Cấm Hút Thuốc” phải dán tại khu vực có sử dụng hoá chất dễ cháy. • Thiết bị rửa mắt khẩn cấp nên được lắp

trong phạm vi làm việc có hoá chất là 30 mét, thiết bị phải được kiểm tra hằng tuần, áp lực của nước phải thông và sử dụng được.

• Khu vực pha chế hoá chất không được đặt ở chuyền sản xuất.

• Công nhân phải được trang bị thiết bị bảo hộ lao động cá nhân (PPE) phù hợp với nguy hiểm tiềm tàng mà họ tiếp xúc.

6.2 Trang Thiết Bị Bảo Hộ Lao Động cá Nhân (PPE)

Nhà máy phải hiểu rằng việc dùng PPE chỉ là giải pháp cuối cùng, không phải là một quy tắc. Chỉ khi nào không thể tránh được những mối nguy bằng những phương tiện khác như là thay đổi nguyên liệu, thiết kế lại quy trình, hoặc hệ thống thông hơi, thì mới cung cấp PPE cho công nhân và hướng dẫn, yêu cầu sử dụng. Tùy thuộc vào điều kiện thực tiễn của nhà máy, các loại PPE cần thiết để ngăn chặn sự tiếp xúc với hoá chất nguy hiểm như sau:

Bảo hộ mắt (kính an toàn,

kính bảo hộ) Bảo vệ mắt khỏi bị tổn thương do hoá chất văng ra như : dung môi, keo kết dính và nhuộm; từ các phần tử lơ lửng, từ tia tử

Một phần của tài liệu Health and Safety Guidelines (Hướng dẫn cơ bản về sức khỏe và an toàn) (Trang 30 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)