Tình hình Bệnh nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (Trang 52 - 54)

Chương 1 TỔNG QUAN

2.1. Thực trạng công tác an toàn, vệ sinh lao động ở nước ta hiện nay

2.1.3. Tình hình Bệnh nghề nghiệp

2.1.3.1. Quản lý sức khỏe người lao động

Trong giai đoạn 2018 - 2019, đã có 3.844.538 người lao động được khám sức khỏe định kỳ, tương đương với số bình quân người lao động được khám sức khoẻ trong 5 năm trở lại đây. Số người lao động đạt sức khoẻ tốt (loại I và II) chiếm tỷ lệ cao khoảng 70%, tăng 5% so với năm 2017, tỷ lệ đạt sức khỏe loại III khoảng trên 20%, tỷ lệ sức khỏe yếu (loại IV, V) chiếm tỷ lệ

thấp nhất khoảng 10%.

Luật ATVSLĐ năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/7/2016 đã tác động đến việc quản lý sức khỏe người lao động ở các cơ sở lao động, tuy nhiên

công tác khám sức vẫn chưa phản ánh được thực trạng sức của người lao động và môi trường làm việc của người lao động tại các cơ sở lao động, chế tài để xử phạt đối với người sử dụng lao động không chấp hành nghiêm quy định củapháp luật về vệ sinh lao động chưa đủ sức răn đe.

Qua khám sức khoẻ định kỳ hàng năm cho thấy, tỷ lệ người lao động có sức khoẻ yếu (loại 4) và rất yếu (loại 5) có giảmnhưng chưa nhiều vẫn chiếm tỷ lệ khoảng 10% tổng số người lao động của các doanh nghiệp có báo cáo.

Bảng 2.3. Tình hình khám sức khỏe định kỳ giai đoạn 2018-2019 Ni dung Loi 1 Loi 2 Loi 3 Loi 4 Loi 5 Tng

Tổng số khám 471.933 899.874 440.362 166.797 41.275 2.020.241

T l % 23,37 44,54 21,79 8,26 2,04 100

Tổng số khám 495.996 798.015 374.686 134.945 20.654 1.824.297

Tỷ lệ % 27,19 43,74 20,54 7,40 1,13 100 Nguồn: Báo cáo Y tế lao động năm 2018, 2019 của Bộ Y tế 2.1.3.2. Tình hình Bệnh nghề nghiệp

Đến thời điểm hiện tại, Việt Nam hiện có 34 bệnh nghề nghiệp đã được đưa vào danh mục bệnh nghề nghiệp được thanh toán Bảo hiểm y tế.

Bảng 2.4. Tổng hợp tình hình Bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2018-2019 STT Thời gian Tổng số khám hiện bệnhTS phát TS giám định

1 2018 316.636 3.535 931

2 2019 243.418 7.265 624

3 Tổng số 560.054 10.800 1.555

Nguồn: Báo cáo YTnăm 2018, 2019 của Bộ Y tế

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo hoạt động y tế lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp hằng năm của Bộ Y tế, giai đoạn 2018-2019 tình hình bệnh nghề nghiệp có xu hướng giảm về tổng số khám và tổng số được giám định nhưng tổng sơ khám phát hiện thì gia tăng. Tổng số người được khám bệnh nghề nghiệp giai đoạn 2018-2019 là 560.054, tổng số người được khám phát hiện bệnh là 10.800, tổng số người được giám định là 1.555 trường hợp. Đáng chú ý là do số cơ sở tổ chức triển khai khám sức khoẻ ít và khám phát hiện bệnh nghề nghiệp giai đoạn này vẫn còn chưa đầy đủ, theo số liệu thống kê, năm 2018 có 42 tỉnh, thành phố có báo cáo tổ chức khám phát hiện

bệnh nghề nghiệp cho người lao động, năm 2019 có 45 tỉnh, thành phố có báo

cáo tổ chức khám phát hiện bệnh nghề cho người lao động, do số lượng được

khám cũng rất hạn chế nên trên thực tế số người mắc bệnh nghề nghiệp có thể

cao nhiềulần số báo cáo.

Năm 2018, có trên 5.000 cơ sở sản xuất tại 61 tỉnh/thành phố triển khai quan trắc môi trường lao động, với tổng số mẫu được quan trắc là 850.351 mẫu. Các yếu tố có hại trong mơi trường lao động được quan trắc nhiều nhất là: vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) 347.420 mẫu (chiếm 40,8%); yếu tố bụi 120.648 mẫu (chiếm 14,2%) cao gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2017;

yếu tố vật lý bao gồm: ánh sáng 113.904 mẫu (13,4%); tiếng ồn 109.430 mẫu

(12,8%); hơi khí độc 89.801 mẫu (10,5%).

- Năm 2019, có trên 6.288 cơ sở sản xuất tại tại 63 tỉnh/thành phố triển khai quan trắc môi trường lao động, tổng số mẫu được quan trắc là 867.490 mẫu. Các yếu tốmôi trường lao động được quan trắc nhiều nhất là: vi khí hậu (nhiệt độ, độẩm, tốc độ gió) 387.954 mẫu (chiếm 44,72%); yếu tố bụi 92.017 mẫu (chiếm 10,6%); yếu tố vật lý bao gồm: ánh sáng 122.239 mẫu (14,09%); tiếng ồn 113.088 mẫu (13,04%); hơi khí độc 108.579 mẫu (12,52%) còn lại 5% là các yếu tố khác.

Với các số liệu thống kê theo Báo cáo y tế lao động giai đoạn 2018- 2019 trên cho thấy tình hình triển khai cơng tác quan trắc mơi trường lao động tại các địa phương đã có chuyển biến tích cực về số lượng đơn vị tổ chức đo cũng như tổng số các mẫu đo.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác an toàn, vệ sinh lao động của các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và tương đương (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)