CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý
Tây Bắc là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam, có chung đường biên giới với Lào và Trung Quốc. Phía Bắc giáp với Trung Quốc với điểm cực Bắc là 22058’B, phía Nam ngăn cách với vùng Bắc Trung Bộ bởi thung lũng sông Cả, điểm cực Nam là 20016’B; phía Tây giáp với Lào; phía Đơng được giới hạn bởi dãy Hoàng Liên Sơn, giáp với vùng Đông Bắc và vùng Đồng bằng sông Hồng. Tây Bắc là một trong 3 tiểu vùng địa lý tự nhiên của Bắc Bộ Việt Nam (2 tiểu vùng khác là Đông Bắc và Đồng bằng sông Hồng) [12], [13].
Đặc điểm địa hình
Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc - Đơng Nam. Phía Đơng là dãy Hồng Liên Sơn đồ sộ, dài tới 180 km mà nửa phần bắc địa hình đội cao hẳn lên mang các đỉnh cao trên 3.000 m. Giáp với biên giới Việt - Lào là dãy núi Sông Mã dài tới 500 km, có những đỉnh cao trên 1.800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưu vực sông Đà. Ngồi sơng Đà là sơng lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sơng nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong lưu vực sơng Đà cịn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến Thanh Hóa có độ cao giảm dần từ Bắc xuống Nam và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản. Kẹp giữa các dãy núi và cao nguyên là địa hình thung lũng và vùng trũng giữa núi như lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh [12], [13].
Đặc điểm về khí hậu
Vùng Tây Bắc có khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng của chế độ gió mùa. Do nằm sâu trong lục địa nên ảnh hưởng của mưa bão Biển Đông trong mùa hè và gió mùa Đơng Bắc trong mùa đơng ít hơn các nơi khác thuộc vùng Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa khơ kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, có thời tiết lạnh, khơ và ít mưa. Nhiệt độ trung bình năm dao động 150 – 230C. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm 78 – 93%. Vùng Tây Bắc có lượng mưa lớn, bình qn từ 1.800 – 2.500 mm/năm. Do ảnh hưởng của địa hình (các dãy núi cao) mà lượng mưa trên một số khu vực có khác nhau. Tháng 6, 7 có lượng mưa lớn nhất trong năm (trên 300 mm/tháng) [13], [22].
20
Thủy văn
Toàn bộ sơng ngịi vùng Tây Bắc có các hệ thống sơng chính: sơng Đà, sơng Mã. Mật độ sông dày đặc, trung bình 1,6 km/km2. Hầu hết đều là các sông suối ngắn, có diện tích lưu vực nhỏ. Phần lớn các sơng chính chảy theo hướng Tây Bắc – Đơng Nam, các sơng suối nhỏ đổ thẳng góc vào sơng chính. Lưu vực hẹp, tốc độ dịng chảy mạnh, ít bãi bồi, lắm thác ghềnh [13].
Đặc điểm về địa chất và thổ nhưỡng
Do sự phân hóa phức tạp về địa hình, nham thạch nên thổ nhưỡng cũng có nhiều loại và phân hóa phức tạp. Các nhóm đất chủ yếu của Tây Bắc gồm đất feralit vàng đỏ, feralit vàng đỏ có mùn, feralit đỏ sẫm, feralit nâu, đất mùn alít và đất phù sa [12].
Đặc điểm về sinh vật
Vùng Tây Bắc có các kiểu rừng chủ yếu là: Rừng kín, hỗn lồi, lá rộng thường xanh mưa ẩm; rừng hỗn loài nửa rụng lá; rừng lá kim, hỗn loài lá rộng lá kim (Tất cả các dạng rừng này chủ yếu là cây gỗ và được chúng tôi nghiên cứu theo sinh cảnh rừng cây gỗ). Rừng tre nứa. Rừng hỗn loài cây gỗ + tre nứa (rừng hỗn giao). Rừng trồng, đất nông nghiệp (Khu dân cư và đất nơng nghiệp). Nhìn chung rừng trong vùng Tây Bắc đã bị tác động mạnh, rừng nguyên sinh hầu như khơng cịn, chủ yếu là các trạng thái thứ sinh nhân tác [16], hiện trang rừng ở KVNC được thể hiện ở hình 1.2.
Theo thống kê từ các cơng trình nghiên cứu, vùng Tây Bắc đã xác định được 3.852 lồi thực vật có mạch bậc cao (thuộc 254 họ); có 148 lồi thú (thuộc 29 họ, 8 bộ); 433 loài chim (thuộc 55 họ, 17 bộ); 157 lồi lưỡng cư, bị sát (thuộc 25 họ, 5 bộ); 175 loài cá nước ngọt; 1.145 lồi cơn trùng (thuộc 74 họ, 12 bộ); 85 loài nhện (thuộc 18 họ); 95 loài giun đất thuộc 6 họ. Trong số đó, có hàng trăm lồi động vật, thực vật thuộc diện quý hiếm, đặc hữu [11], [14], [15], [17], [23].
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Có khoảng hơn 20 dân tộc khác nhau ở vùng Tây Bắc. Mật độ dân số rất thấp và khơng đồng đều, bình qn khoảng 88 người/1km2.
Ở những vùng cao, sản xuất cịn mang tính chất tự túc, tự cấp, đời sống nhân dân khó khăn, lạc hậu. Tổng GDP năm 2009 của Tây Bắc chỉ chiếm 1,8% của cả nước. Cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông – lâm – ngư nghiệp [13].
21
22
CHƯƠNG 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU