Vị trí, vai trị của Thanhtra Bộ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ (Trang 25 - 28)

1.1. Quan niệm về Thanhtra bộ

1.1.3. Vị trí, vai trị của Thanhtra Bộ

1.1.3.1. V trí ca Thanh tra B

Trong bộ máy nhà nước, cơ quan thanh tra thuộc hệ thống hành chính nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước trong hành pháp. Thanh tra luôn được xác định là một chức năng của quản lý nhà nước, tham mưu cho thủ

17

trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong việc theo dõi, kiểm tra đối tượng thuộc mình quản lý để từ đó cơ quan quản lý nhà nước hồn thiện cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật nâng cao hiệu quả quản lý. Như vậy, đối tượng của hoạt động thanh tra cũng chính là các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quyền lực nhà nước trong hành pháp. Mặt khác, chủ thể thanh tra có quyền sử dụng quyền lực nhà nước để tác động tới đối tượng thanh tra. Tính quyền lực nhà nước của thanh tra bắt nguồn từ mối quan hệ quyền uy - phục tùng của quản lý nhà nước. Xét từ phương diện thực hiện quyền lực nhà nước, Thanh tra là một phương tiện, công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước để áp đặt ý chí nhà nước tới đối tượng quản lý. Xét về bản chất, thanh tra là phương thức để kiểm soát quyền lực hành pháp, hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động hành chính để hạn chế các khiếm khuyết của bộ máy nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng.

Bộ, Cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi tắt là Bộ) là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về một hoặc một sốngành, lĩnh vực và dịch vụ cơng thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi tồn quốc [6]. Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ, giúp cho Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo chuyên ngành, lĩnh vực của Bộ, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật [28].

Như vậy, có thể hiểu thanh tra bộ có vị trí quan trọng và là một bộ phận cấu thành của bộ máy quản lý nhà nước tại cấp Bộ, Do đặc điểm, tính chất của hoạt động thanh tra, nên thanh tra bộ có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác biệt so với các cơ quan chun mơn khác thuộc bộ.

18

1.1.3.2. Vai trị của Thanh tra Bộ

Vai trò ca thanh tra bđược th hin các khía cnh sau:

Một là, kiểm định, đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước của bộ. Hoạt động của thanh tra bộ nhằm phát hiện kịp thời những sơ hở, yếu kém trong công tác quản lý đồng thời đề xuất những kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hơn nữa hiệu quả trong quản lý và sử dụng các nguồn lực, phục vụ phát triển kinh tế xã hội theo ngành và lĩnh vực mà Bộ được giao phụ trách, quản lý. Bên cạnh đó, thơng qua hoạt động thanh tra, các chủ thể quản lý có được những thơng tin góp phần phát hiện những thay đổi và dự báo những vấn đề sẽ phát sinh để có những biện pháp phòng ngừa.

Hai là, phương thức đảm bảo trật tự, kỷ cương trong quản lý, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thanh tra bộ thực hiện giám sát hoạt động của các đối tượng bị quản lý và xem xét, kiến nghị giải quyết, khiếu nại, tốcáo đối với các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của cán bộ cơng chức nhà nước trong việc thực hiện chính sách pháp luật, chức trách, nhiệm vụ được giao. Qua đó, góp phần bảo đảm trật tự, kỷ cương pháp luật trong hoạt động quản lý và hoàn thiện cơ chế quản lý.

Ba là, góp phần bảo đảm dân chủ, quyền con người và quyền công dân, giúp hạn chế được xu hướng lạm quyền trong đội ngũ cán bộ, cơng chức nhà nước, giúp người dân kiểm sốt và từđó dễdàng giám sát, điều chỉnh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức thuộc bộ.

Bốn là, phương tiện phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm nảy sinh trong các lĩnh vực quản lý nhà nước do bộ phụ trách. Các thông tin và kết luận thanh tra có tác dụng giáo dục và phịng ngừa vi phạm pháp luật ở đối tượng quản lý nhà nước trên phạm vi bộ quản lý. Tuy nhiên tác dụng này chỉ có được khi các kết luận, kiến nghịthanh tra được đưa ra trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan, đúng pháp luật, hợp lý và cán bộthanh tra là người không

19

chỉ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức.

Năm là, phương tiện hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ. Thông qua hoạt động thanh tra giúp cho các bộ hoàn thiện các phương tiện quản lý nhà nước như pháp luật, cơ chế, chính sách, xem xét lại tổ chức và hoạt động của bản thân… Bên cạnh đó, hoạt động thanh tra giúp cho các chủ thể quản lý ra các quyết định áp dụng chính xác, đúng đắn, khách quan và phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)