Sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ (Trang 38 - 39)

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanhtra Bộ

1.3.2. Sự lãnh đạo của Đảng

Trong quá trình vận động và phát triển của nhân loại, bên cạnh các yếu tố về kinh tế, văn hóa, xã hội… thì chính trịđược coi là nền tảng của một chế độ, một hình thức sinh hoạt xã hội, xuất hiện cùng với quá trình phân chia giai cấp. Trong đó, đảng chính trị là thành tố giữ vị trí, vai trị trung tâm, sử dụng quyền lực chính trị trong xã hội. Ở Việt Nam hiện nay, “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp cơng nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủnghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” [27]. Thanh tra nhà nước nói chung và thanh tra bộ nói riêng là một bộ phận của hệ thống chính trị, là yếu tố cấu thành nên Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam. Vì vậy, giống như các cơ quan khác trong bộ máy, tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ phải tuân thủ theo đúng cương lĩnh, quyết sách chính trị, đường lối, chủtrương Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra.

Cương lĩnh, quyết sách chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng ta được hiện thực hố thơng qua pháp luật, chính sách của Nhà nước. Do vậy, nếu như cương lĩnh, quyết sách chính trị, đường lối, chủ trương của Đảng ta

30

được hiện thực hố, có nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra thì tiên quyết cơ quan thanh tra cấp bộ phải có trách nhiệm triển khai. Điều này đặt ra vấn đề quan trọng, đó chính là tính chính xác, phù hợp của quyết sách chính trị của Đảng đối với tổ chức, hoạt động của thanh tra bộ. Như đã biết, Đảng giữ vai trò định hướng, vậy nên chỉ cần sự định hướng thiếu chính xác, hoặc đúng nhưng không phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đi ngược lại với xu thế của thời đại thì mọi hoạt động hiện thực hố thơng qua pháp luật, chính sách của Nhà nước, trong đó có thanh bộ tất yếu sẽ không đạt hiệu lực, hiệu quả.

Sự lãnh đạo của Đảng ta đối với hoạt động của Nhà nước cịn thơng qua công tác giám sát và tổ chức, cán bộ, nhân sự của cơ quan hành chính nhà nước. Thanh tra bộlà cơ quan giúp việc của bộ mà hiện nay các bộ trực thuộc Chính phủđều thành lập các Đảng uỷ. Ban cán sự Đảng thuộc bộ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức và cơng tác cán bộ, trong đó có việc đánh giá tín nhiệm, đề cử chức danh nhiệm kỳ tiếp theo của đơn vị trực thuộc bộ. Như vậy, nếu sự đánh giá của Đảng uỷ bộ thực hiện chính xác, nghiêm túc, phản ánh chân thực kết quả hoạt động của thanh tra bộ và sau đó đưa ra giải pháp kiến nghị bộ trưởng khắc phục hạn chế, tồn tại sẽ góp phần bảo đảm thanh tra bộ thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra. Ngược lại, vai trò lãnh đạo của Đảng uỷ bộ lỏng léo, thiếu sự giám sát kịp thời với tổ chức và hoạt động của bộ nói chung và thanh tra bộ nói riêng thì sẽ khơng thể kịp thời phát hiện sai phạm và đưa ra giải pháp xử lý triệt để vấn đề.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)