Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2. Bài học kinh nghiệm về huy động vốn cho xây dựng cơ sở hạt ầng
1.2.2. Kinh nghiệ mở một số địa phương trong nước
Ở Việt Nam, chương trình XDNTM được thực hiện trên khắp các vùng nơng thơn. Đã có những địa phương có cách làm sáng tạo và thành cơng trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực để thực hiện Chương trình.
* Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội
Ở huyện Đan Phượng, thuộc thành phố Hà Nội là địa bàn nơng thơn cịn sản xuất nơng nghiệp manh mún, hạ tầng nông thôn xuống cấp, thiếu đồng bộ, thu nhập người dân thấp, ô nhiễm môi trường,... Khi thực hiện xây dựng nông thôn mới, Đan Phượng thực hiện công tác tư tưởng, tuyên truyền để tạo sự đồng thuận trong nhân dân phải đi trước một bước.
Để huy động và sử dụng hợp lý, tận dụng triệt để các nguồn lực huy
động được, huyện đã vận dụng phương châm Nhà nước và nhân dân cùng
làm, người dân hưởng lợi, đặt mục tiêu huy động nguồn lực từ cộng đồng là
nhân tố quyết định để đầu tư xây dựng nông thôn mới. Những năm đầu, khi
thành phố Hà Nội chưa có chính sách hỗ trợ các địa phương đầu tư cơ sở hạ
dân tự đứng ra đóng góp và làm đường làng, ngõ xóm. Đã mang lại hiệu quả
rõ nét tại những xã kinh tế khá, đông dân cư, xây dựng được nhiều tuyến
đường khang trang, sạch đẹp. Đối với những xã vùng cịn khó khăn thì chưa
thực hiện được. Khi thành phố có chủtrương hỗ trợ các địa phương nguyên vật liệu đểđầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, huyện đã mạnh dạn đứng ra
“mua chịu” nguyên vật liệu để cung cấp sớm cho người dân. Lãnh đạo huyện
đã vận động các doanh nghiệp cung ứng nguyên vật liệu xây dựng cung cấp hàng theo hình thức trả chậm để ứng trước cho các xã làm đường giao thông. Các doanh nghiệp tư vấn miễn phí, cịn các đơn vị thi cơng ủng hộ một phần
giá trị nhân cơng và máy móc. Người dân đã tự nguyện đóng góp ngày cơng,
nhiều hộ dân hiến đất mở rộng đường. Cách làm này không chỉ tiết kiệm ngân sách nhà nước, huy động nguồn lực của người dân mà còn tạo ra khơng khí
đồn kết trong nhân dân [17].
* Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh trong mơ hình OCOP
Hiện nay, mơ hình OVOP đang được áp dụng rất hiệu quả tại tỉnh Quảng Ninh. Mơ hình tại Quảng Ninh được gọi là OCOP, nghĩa là “Mỗi xã, phường một sản phẩm”. Quan điểm triển khai của tỉnh là nhà nước đóng vai trị tạo ra “sân chơi” bằng cách ban hành các cơ chế, chính sách hợp lý để hỗ trợ phát triển, như: Đào tạo nâng cao kiến thức, hỗ trợ lãi suất tín dụng, đề ra các tiêu chuẩn sản phẩm, quảng bá và định hướng hình thành lên các kênh phân phối sản phẩm… Cịn người dân đóng vai trị chính trong “sân chơi” này, họ tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm gì có lợi thế cạnh tranh của địa phương mình, đồng thời phải làm sao để các sản phẩm đó có chất lượng tốt nhất theo đúng quy chuẩn, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Chất lượng sản phẩm chính là yếu tố quyết định sự thành cơng của Chương trình. Yếu tố này khơng chỉ thể hiện ở bản thân chất lượng của hàng hóa được kết tinh ở khâu sản xuất nguyên liệu, công nghệ chế biến và bảo quản đã được giám định kỹ lưỡng, mà phải làm thế nào tạo ra được ý thức sản xuất hàng hóa chất lượng cao trong hành vi của mỗi người dân. Ngồi ra, nó cịn thể hiện ở nghệ thuật bao bì, đóng gói sao cho hấp dẫn và thuận tiện nhất cho
Đề án OCOP tỉnh Quảng Ninh triển khai nhằm thực hiện việc phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nơng thơn, góp phần tái cơ cấu nền kinh tế nơng thôn Quảng Ninh theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị. Thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Thông qua việc phát triển sản xuất tại các địa bàn nơng thơn, góp phần hạn chế việc giảm dân số nông thôn di cư ra thành phố, bảo vệ mơi trường và gìn giữ ổn định xã hội nông thôn.
Việc phát triển Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” ở Quảng Ninh có một ý nghĩa to lớn trong phát triển KTXH. Thứ nhất là, khi triển khai thành cơng, nó sẽ giúp nâng cao thu nhập tạo ra nhiều cơng ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân và thực hiện có hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất” trong xây dựng NTM; Thứ hai là, làm thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, hướng người dân vào kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống có lợi thế ở khu vực nơng thơn, góp phần tái cơ cấu kinh tế nông thôn Quảng Ninh; Thứ ba là, góp phần làm giảm việc di dân từ nơng thơn ra thành phố, thực hiện có hiệu quả tinh thần “Ly nông, bất ly hương”; Thứ tư là, thơng qua chương trình, góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đây chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển một cách bền vững kinh tế nông thôn của tỉnh. Thứ năm là, OCOP tạo ra các sản phẩm dịch vụ có chất lượng phục vụ phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh [45].
* Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mớihuyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên
Sau hơn 7 năm triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện Đại Từ là địa phương dẫn đầu của tỉnh Thái Nguyên về số xã được công nhận đạt chuẩn (8 xã). Đặc biệt, huyện đã có nhiều giải pháp phù hợp để huy động các nguồn lực kết cấu hạ tầng và hạn chế nợ đọng trong đầu tư xây dựng NTM.
Trong khi nhiều địa phươnggặp khó trong việc đối ứng nguồn hỗ trợ xi măng của tỉnh, thì từ đầu năm tới nay huyện Đại Từ lại dẫn đầu khi tiếp nhận tới 16.300 tấn xi măng để làm gần 90km đường giao thông. Huyện đang đề nghị tỉnh hỗ trợ thêm 10 nghìn tấn xi măng nữa trên cơ sở nhu cầu đã đăng ký
của các xã làm đường giao thông đang là phong trào phát triển rất mạnh mẽ trên địa bàn huyện. Có được kết quả này, bên cạnh việc đẩy mạnh vận động, tuyên truyền đến người dân, huyện đã huy động sự vào cuộc tích cực, linh hoạt của các cơ quan chun mơn giúp giảm chi phí trong thi cơng so với mặt bằng chung của tỉnh.
Nếu như kinh phí trung bình để làm 1km đường bê tơng nơng thơn đạt chuẩn (rộng 3m, dày 18cm) của toàn tỉnh là trên dưới 1 tỷ đồng, thì ở Đại Từ giá thành chưa đến 700 triệu đồng. Để tiết kiệm chi phí, huyện Đại Từ cũng xây dựng cơ chế cho phép các địa phương tận dụng nguồn nguyên liệu cát sỏi tại chỗ để làm đường.Với những khu vực có thể khai thác được cát sỏi, xã làm hồ sơ đề nghị Phịng Tài ngun - Mơi trường huyện xem xét cấp quyền.
Ngồi ra, việc thi cơng tất cả các tuyến đường bê tông trên địa bàn cũng do người dân đảm nhiệm thay vì thuê doanh nghiệp nhằm giảm chi phí. Địa phương có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện giám sát đảm bảo chất lượng cơng trình, việc khai thác cát sỏi khơng ảnh hưởng đến môi trường và khơng sử dụng vào các mục đích khác.
Cùng với hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ xi măng làm đường giao thông, huyện Đại Từ đã huy động nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thơn. Điều đáng ghi nhận là huyện đã kiểm sốt và duy trì ở mức thấp nợ đọng vốn đầu tư.Trung bình mỗi năm huyện được phân bổ từ 35-40 tỷ đồng để đầu tư hạ tầng nông thôn (gồm vốn mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM, vốn trái phiếu Chính phủ và ngân sách tỉnh). Trên cơ sở nguồn vốn này, cùng nhu cầu đăng ký của các địa phương, phòng chuyên môn của huyện sẽ xây dựng kế hoạch, xem phân bổ theo thứ tự ưu tiên là trả nợ các cơng trình đã hồn thành, vốn cho xã điểm và các cơng trình thực sự cần thiết. Do vậy, mức nợ đọng vốn xây dựng NTM của huyện ln duy trì ở mức thấp, hiện là khoảng 9 tỷ đồng.
Ngoài chỉ tiêu vốn chung theo phân bổ của tỉnh, huyện Đại Từ cũng lồng ghép các nguồn vốn khác như: Phí bảo vệ mơi trường, hỗ trợ sản xuất, thủy lợi phí… với tổng cộng khoảng 20-30 tỷ đồng mỗi năm cho Chương trình xây dựng NTM. Các tiêu chí được ưu tiên đầu tư là: Thủy lợi, môi
trường, cơ sở vật chất văn hóa và thu nhập… HĐND huyện cũng xây dựng nghị quyết trích ngân sách 3 tỷ đồng/năm để đầu tư cho Chương trình[50].
*Kinh nghiệm của tỉnh Nam Định
Để huy động và sử dụng nguồn lực tài chính XDNTM, tỉnh Nam Định
đã thực hiện theo phương châm “Nhân dân làm, Nhà nước hỗ trợ”. Rút kinh nghiệm từ quá trình thực hiện ở xã điểm Hải Đường (huyện Hải Hậu) triển
khai từ năm 2009 cho rằng Trung ương sẽ cấp kinh phí nên, giai đoạn đầu
chưa quan tâm đến huy động sức dân nên, khi thực hiện bị chậm do thiếu vốn. Rút kinh nghiệm từ những hạn chế, phát động phong trào xây dựng NTM với tinh thần tự lực, phát huy nội lực. Trong xây dựng NTM, các xã, các thơn xóm phải chủ động, không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, đồng
thời khơng nóng vội chạy theo thành tích. Các nội dung xây dựng NTM đều
phải đảm bảo sự đồng thuận của người dân. Muốn có sự đồng thuận cao và sự
tham gia tích cực của người dân, trước hết từng người dân phải “thông” về tư tưởng và ủng hộ. Cụ thể là ngân sách tỉnh đã hỗ trợ 10 tỷ đồng cho mỗi xã
điểm, 8 tỷ đồng cho mỗi xã tham gia xây dựng NTM trong giai đoạn 2010-
2015. Ngoài cơ chế khen thưởng của Trung ương, tỉnh thưởng cho xã đạt chuẩn
NTM năm 2013: 2 tỷđồng/xã, năm 2014: 1,5 tỷđồng/xã, năm 2015: 1 tỷđồng/xã; huyện đạt chuẩn NTM được thưởng 3 tỷđồng,... Cụ thể, cách huy động vốn để
thực hiện một số cơng trình hạ tầng như sau:
-Cách huy động nguồn lực để xây dựng nhà văn hóa: Trước tiên, tiến
hành tổ chức họp dân để phổ biến ý nghĩa của việc xây dựng nhà văn hóa,
đưa ra các tiêu chuẩn, địa điểm xây dựng… để dân bàn, quyết định. Sau khi
dự trù kinh phí thực hiện, tổ chức vận động: 50% chi phí xây dựng sẽ được
chia đều trên đầu người trong độ tuổi lao động trong thơn, xóm và vận động
đóng góp (trừ những gia đình chính sách, hộ nghèo, gia đình khó khăn về kinh
tế); 50% kinh phí cịn lại do NSNN hỗ trợ (50 triệu đồng/nhà văn hóa) và vận
động các hội đồn thể, các doanh nghiệp, những người con quê hương, gia đình có điều kiện… đóng góp.
+ Đối với đường giao thông liên xã: Quy định nhiệm vụ của từng cấp, huyện bố trí kinh phí làm mặt đường; Xã thực hiện việc giải phóng mặt bằng bằng hình thức vận động người dân hiến đất, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công.
+ Đối với đường giao thông ở đồng ruộng, kênh mương nội đồng: Các
đường giao thông nội đồng được người dân hiến đất để mở; ngân sách nhà
nước sẽ hỗ trợ 50% chi phí vật liệu cứng, còn lại các hộ dân hưởng lợi từ đường giao thông, kênh mương sẽđược vận động đóng góp.
+ Đối với giao thơng nơng thơn liên xóm: Đường giao thơng qua đất của hộ gia đình nào thì vận động gia đình đó thực hiện hiến đất và thực hiện xây dựng hàng rào, cổng ngõ [50].
1.2.3. Rút ra bài học kinh nghiệm cho huy động vốn xây dựng cơ sở hạ tầng trong xây dựng nông thôn mới ở huyện Nho Quan