Những khó khăn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso ts 169492009 tại nhà máy tire cord công ty tnhh hyosung việt nam đến năm 2015 (Trang 44 - 46)

Phần lớn những hồ sơ tài liệu, tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ban đầu đều dịch từ tiếng Hàn Quốc nên việc dịch thuật gặp khơng ít khó khăn nhất là lĩnh vực chun ngành ơ tô. Điều này dẫn đến những khác biệt và sai sót nhất định gây khó khăn cho việc áp dụng, cũng như đánh giá.

Hiện tại, cơng tác nội địa hóa chưa hồn thành, cụ thể là cấp trưởng phịng trở xuống là người Việt Nam phụ trách và cấp giám đốc bộ phận trở lên do người Hàn nắm

45

giữ. Cùng với đó là đội ngũ chuyên gia giám sát đông đảo người Hàn điều này cũng gây khó khăn khơng nhỏ bởi thực tế làm việc vận hành là của người Việt Nam. Trong khi phần nhiều giám đốc bộ phận thì làm việc theo ý chí chủ quan, áp đặt bởi chưa nắm tình hình thực tiễn dẫn đến việc đạt mục tiêu chung về quản lý chất lượng khó khăn.

2.3.2Những điểm mạnh và điểm yếu 2.3.2.1 Những điểm mạnh

Nhìn chung trong quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO/TS 16949:2009 tại nhà máy, những điểm mạnh có thể kể đến là:

+ Chính sách chất lượng được chú trọng và truyền đạt khá đầy đủ đến công nhân viên làm việc trong nhà máy.

+ Các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng đã được hoạch định và theo đó vai trị, phạm quy trách nhiệm, mối tương quan công việc đã được định rõ. Các bộ phận làm việc theo quy trình, quy định được ban hành theo hệ thống quản lý chất lượng. Điều này giúp công việc được phối hợp giải quyết có hệ thống, tránh chồng chéo và trùng lắp về nội dung làm việc. Hơn nữa, chế độ báo cáo theo quy trình giúp báo cáo được thống nhất cho toàn nhà máy và giúp cho lãnh đạo có cơ sở dữ liệu nhanh chóng và chuẩn xác làm cơ sở cho việc ra quyết định tốt.

+ Mục tiêu chất lượng được đăng ký hàng năm và được báo cáo kết quả hàng tháng về bộ phận chất lượng, phòng ISO tổng hợp báo cáo. Điều này được thực hiện tốt, góp phần khơng nhỏ trong việc cải thiện kết quả hoạt động, giúp lãnh đạo cấp cao nắm bắt và hối thúc các bộ phận nâng cao kết quả hơn nữa. 83,8% số chỉ tiêu đạt được trong năm 2011 của nhà máy là kết quả đáng khích lệ.

+ Đánh giá hiệu lực quá trình được các chuyên gia đánh giá nội bộ làm hết mình trên tinh thần xây dựng để hệ thống quản lý chất lượng trong toàn nhà máy được tốt hơn. Điều này được cả bên đánh giá chứng nhận đánh giá cao về công tác đánh giá nội bộ trong nhà máy. Năm 2011 số điểm không phù hợp tăng 45,5% so với năm 2010.

46

+ Tình hình giải quyết khiếu nại khách hàng được đặt biệt quan tâm, giám đốc sản xuất của tập đoàn trực tiếp đào tạo về vấn đề chất lượng, về giải quyết khiếu nại khách hàng. Vấn đề chất lượng của nhà máy được đánh giá như vấn đề sức khỏe của bản thân.

+ Tình hình cải tiến được tiến hành đồng bộ và có sự thống nhất cao từ tồn thể cơng nhân viên.

+ Chương trình TPM được thực hiện với sự đồng thuận và đánh giá cao từ toàn thể nhân viên, có tác dụng to lớn trong hoạt động sản xuất và cải tiến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn iso ts 169492009 tại nhà máy tire cord công ty tnhh hyosung việt nam đến năm 2015 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)