e. Công tác dự báo, hoạch định nguồn nhân lực
2.2.2.3. Cơng tác duy trì nguồn nhân lực
Nhóm chức năng này nhằm duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Trong đó, việc xây dựng và quản lý hệ thống thang bảng lương, thiết lập, áp dụng các chính sách lương bổng, phúc lợi, phụ cấp và một số nội dung khác được thực hiện theo quy định chung của nhà nước, Huyện chỉ thực hiện công tác đánh giá kết quả thực hiện cơng việc của CBCC để bình xét thi đua, khen thưởng, đề bạt cán bộ. Tuy nhiên, công tác này còn gặp phải một số vấn đề tồn tại như sau:
Tiêu chí đánh giá kết quả không rõ ràng và thiếu nhất quán. Do sản
phẩm đầu ra của cơng tác quản lý hành chính là rất trừu tượng. Đó có thể là ý kiến tham mưu cho các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, điều hành, cũng có thể là sự phát triển ổn định về kinh tế - xã hội, hay đơn giản chỉ là sự hài lịng của tổ chức và cơng dân trước thái độ phục vụ của CBCC. Vì vậy, việc xác định một chuẩn mực đo lường kết quả làm việc trong khối hành chính nhà nước là vơ cùng phức tạp.
Bảng 2.10: Độ cảm nhận của lãnh đạo về công tác đánh giá kết quả cơng việc
Tiêu chí Số lượng
khảo sát trung bình Giá trị
Việc đánh giá kết quả là chính xác Lãnh đạo 30 4.30 Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện
cơng việc là rõ ràng Lãnh đạo 30 4.33 Cơng tác đánh giá giúp nhìn ra khuyết
điểm Lãnh đạo 30 4.20
Kết quả đánh giá có thể được sử dụng làm căn cứ bổ nhiệm những vị trí quan trọng
Lãnh đạo 30 4.60
Có sự chưa hợp lý về phương pháp
đánh giá kết quả công việc hiện nay Lãnh đạo 30 3.33
- 49 -
Trong một thời gian rất dài, tất cả những sự đánh giá về kết quả công việc của CBCC cịn mang nặng cảm tính chủ quan của lãnh đạo. Thực tế cho thấy, cùng một cơng việc có tính chất tương tự nhưng phòng ban này đánh giá bằng tiêu chí này, phịng ban khác lại đánh giá bằng tiêu chí khác, hoặc với những cơng việc có độ khó khác nhau nhưng lại được đánh giá là đạt như nhau sau khi được lãnh đạo ký duyệt. Bảng 2.10 thể hiện cảm nhận của lãnh đạo về công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên hiện nay.
Lỗi do tác động hào quang: Thơng thường trong các cơ quan hành chính
nhà nước, cán bộ nào làm “được việc” thì sẽ giữ ln một vị trí cơng tác lâu dài, nhất là đối với những cơng việc “khó” (trước giờ chưa từng có ai khác làm hoặc kén người làm do một số yêu cầu đặc thù). Điều này làm cho những thành quả đạt được của người cán bộ ở vị trí cơng tác đó ln được đánh giá “cao hơn mức bình thường”, nghĩa là kết quả cơng việc bị “thổi phồng” so với chất lượng thực tế. Lý do là vì các thành viên trong Hội đồng đánh giá thường thiếu kỹ năng và kinh nghiệm, nên hay bị “chống ngợp” trước những cơng việc được cho là “khó”. Vì vậy, họ thường thần tượng hóa những người đảm đương tốt cơng việc đó. Đặc biệt, nếu người cán bộ thực hiện xuất sắc công việc trong quá khứ thì những thiếu sót và sai lầm (những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng cơng việc) mắc phải trong hiện tại cũng dễ dàng được bỏ qua.
Lỗi do tác động của sự việc tiêu cực: Người cán bộ làm công tác đánh giá
thường hay “quên” phạm vi thời gian khi thực hiện đánh giá hiệu quả cơng việc. Vì vậy, những người đã từng mắc phải sai lầm trong quá khứ thường hay bị “mất điểm” khi tiến hành bình xét thi đua, khen thưởng (mặc dù họ đã nhận lấy những hình thức kỷ luật thích đáng trong quá khứ và hiện tại đã có những tiến bộ đáng kể). Hình ảnh của họ vì thế mà trở nên xấu đi và sự nhìn nhận năng lực làm việc của họ cũng trở nên khắt khe hơn dưới con mắt dò xét của Hội đồng đánh giá.
- 50 -
Thiên kiến cho những hành vi gần đây. Đây cũng là một trong những tồn
tại cơ bản khi đánh giá hiệu quả công việc tại UBND huyện Thống Nhất. Theo thông lệ, việc đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người cán bộ phải được xem xét trong cả quá trình phấn đấu một năm làm việc rịng rã của họ, có xét đến các yếu tố thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, cơng tác đánh giá kết quả làm việc của Huyện thường bị chi phối mạnh bởi những sự việc diễn ra gần với thời điểm tiến hành đánh giá, bình xét: Một người nếu đạt thành tích tốt thì sẽ được cơng nhận với sự thống nhất cao của tập thể. Nhưng ngược lại, nếu một người chẳng may mắc phải sai lầm hay phải chịu bất kỳ một hình thức kỷ luật nào thì xem như năm đó mọi cố gắng của họ đều trở nên vô nghĩa cho dù họ đã làm việc rất tích cực.
Dễ dãi – Khắt khe: cùng một tiêu chí đánh giá (chẳng hạn như việc chấp
hành nội quy, quy chế làm việc của cơ quan) đối với người này, nó có thể là khuyết điểm, ảnh hưởng đến kết quả đánh giá chung, nhưng đối với người khác nó lại được bỏ qua hoặc chỉ mang tính chất tham khảo trong các tiêu chí đánh giá q trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Lỗi này xuất phát từ việc người đánh giá có định kiến hay ưu ái về sự khác biệt giữa các cá nhân. Điều này tạo nên sự bất bình đẳng và thiếu khách quan trong phương pháp đánh giá kết quả thực hiện công việc của nhân viên.
Xu hướng thái quá: Một số lãnh đạo có xu hướng đánh giá tất cả nhân
viên theo một xu hướng quá cao hoặc quá thấp gây ra sự thiếu công bằng trong đánh giá.
Xu hướng trung bình: Đó là hiện tượng một người làm công tác tham
mưu, đề xuất các ý kiến, giải pháp cần rất nhiều sự đầu tư về chất xám với một người đơn thuần chỉ làm việc theo quy trình có sẵn được đánh giá là đạt như nhau về mức độ hồn thành cơng việc. Tư tưởng bình qn chủ nghĩa và “cào bằng” này đã và đang chi phối trong hầu hết các đợt đánh giá hiệu quả công
- 51 -
việc tại Ủy ban Huyện. Vơ hình chung, nó khiến cho những cán bộ tâm huyết, mẫn cán trở nên dễ dãi với chính cơng việc mình đang phụ trách, làm giảm đi chất lượng và hiệu quả đối với các chính sách tham mưu trong quá trình quản lý, điều hành. Bảng 2.11 thể hiện cảm nhận của nhân viên đối với công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc.
Bảng 2.11: Độ cảm nhận của nhân viên về công tác đánh giá kết quả cơng việc
Tiêu chí Số lượng
khảo sát
Giá trị trung bình
Việc đánh giá kết quả là chính xác Nhân viên 115 3.67 Tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện
cơng việc là rõ rang Nhân viên 115 3.78
Cơng tác đánh giá giúp nhìn ra khuyết
điểm Nhân viên 115 3.83
Kết quả đánh giá có thể được sử dụng làm căn cứ bổ nhiệm những vị trí quan trọng
Nhân viên 115 3.48 Có sự chưa hợp lý về phương pháp
đánh giá kết quả công việc hiện nay Nhân viên 115 3.31
Nguồn: Khảo sát của tác giả, tháng 4/2012
Nhìn chung, công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc trong chức năng duy trì NNL tại UBND huyện Thống Nhất cịn nhiều tồn tại. Điều này ít nhiều gây ảnh hưởng đến tâm lý làm việc chung của CBCC cũng như lòng trung thành của họ đối với tổ chức.
Trong những năm qua, biến động NNL tại Huyện tương đối ổn định (số liệu thống kê tại Bảng 2.12) nhưng khơng có gì đảm bảo rằng những người thật sự có năng lực sẽ “nhảy” việc sang khu vực tư nhân, nơi có tính cạnh tranh và sự đãi ngộ cao hơn.
- 52 -