2.1. Thực trạng công tác tổ chức sản xuất tại công ty TNHH Thương Mạ
2.1.2. Cơ cấu tổ chức sản xuất tại công ty
2.1.2.1. Quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm
Đây là quy trình thực hiện sản xuất của công ty, mọi công đoạn đều được kiểm chứng chất lượng với những yêu cầu khắt khe nhất, kiểm định đúng theo yêu cầu của khách hàng đề ra. Với việc chủ động về lượng công nhân viên phục vụ cho sản xuất nên công ty Phúc Thịnh ln ln cung ứng đủ hàng kịp thời cho phía các đối tác.
Hình 2.1. Quy trình sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm của cơng ty
(Nguồn: Phịng kỹ thuật và bộ phận sản xuất)
Kho nguyên vật liệu Dây chuyền 1
Nhập kho thành phẩm Gắn kết khung
xương với nam châm và củ loa
Dây chuyền 4 Dây chuyền 3
Dây chuyền 2 Kiểm tra
Vệ sinh sản phẩm
Thử âm Đóng gói Kiểm tra
Kiểm tra
Đội mũ loa Thử âm Dập trạm tiếp dây Cắt dây thừa
Hàn điện Cuốn dây
Nạp từ
Xỏ lõi cuộn âm Gắn dây đồng to với
màng loa và gắn keo Vào côn dây Dán mút Dập từ nam
châm Gắn ốc vít chờ
Dập khung xương
Do đặc điểm của loại hình sản xuất khối lượng lớn là nơi làm việc chỉ tiến hành chế biến một loại chi tiết của sản phẩm hoặc chỉ tiến hành 1 bước công việc nhất định, như vậy nơi làm việc được chun mơn hóa cao. Mặt khác, các nơi làm việc được tổ chức, bố trí theo nguyên tắc đối tượng, được trang bị các máy móc, thiết bị và dụng cụ chun dùng nên cơng nhân được chun mơn hóa cao.
Cơng ty tổ chức sản xuất theo kiểu dây chuyền, phân chia quy trình sản xuất thành từng công đoạn riêng biệt. Tại từng công đoạn, máy móc thiết bị được nhóm với nhau theo chức năng, các chi tiết được đưa đến theo loạt, ở mỗi nơi làm việc tiến hành thực hiện những cơng việc theo trình tự. Với hệ thống sản xuất liên tục, điều này giúp cho các bước cơng việc và máy móc cơ bản được thiết lập khá ổn định, dòng dịch chuyển của sản phẩm sẽ được liên tục, không bị ngắt đoạn, giúp rút ngắn thời gian cơng nghệ.
Vì sản phẩm mà cơng ty sản xuất có khối lượng lớn nên dây chuyền lặp lại được quan tâm cao, nó tạo sự nhịp nhàng, liên tiếp. Chính nhờ các dây chuyền này mà cơng ty có thể đáp ứng cho thị trường một lượng lớn sản phẩm hàng năm đạt tiêu chuẩn.
Công nghệ sản xuất của Phúc Thịnh ngày càng hiện đại hóa, tự động hóa theo hướng tăng năng suất, ổn định chất lượng, giảm thiểu tác động môi trường.
Chất lượng sản phẩm là yếu tố mang lại cho công ty chỗ đứng, danh tiếng và uy tín. Dựa vào những căn cứ sau để đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm hiệu quả nhất:
- Căn cứ vào bản thiết kế mỹ thuật sản phẩm, dây chuyền sản xuất, bí quyết cơng nghệ để lập kế hoạch.
- Máy móc, kỹ thuật hiện đại được kiểm tra định mức bảo dưỡng định kỳ nên việc sản phẩm hỏng, sai quy cách xảy ra rất ít và cơng ty thường khơng phải lo lắng về vấn đề sản phẩm thiếu quy cách.
- Nguồn vật tư cung cấp đảm bảo đầy đủ lượng vật liệu cần sử dụng.
- Đào tạo nguồn nhân lực nắm vững kỹ thuật, có tay nghề cao, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đảm bảo dây chuyền sản xuất ra những sản phẩm đúng quy
cách, đúng chỉ tiêu chất lượng, kích thước mẫu mã để có thể kịp thời giao sản phẩm cho khách hàng.
- Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá cụ thể qua máy vi tính: Kiểm tra về mẫu mã, kích thước, phân loại, quy cách, màu sắc… Qua việc sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: chương trình Corel Draw, Photoshop, Autocard… nên việc kiểm chất lượng sản phẩm rất nhanh chóng, đầy đủ và chính xác.
- Duy trì tốt hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001 và công tác 5S tại phân xưởng trong điều kiện sản xuất tăng cao, tiếp tục cải tiến để kiểm tra, rà soát các thủ tục quản lý sản phẩm khơng phù hợp, khắc phục phịng ngừa theo hướng thiết thực hiệu quả.
2.1.2.2. Cơ cấu sản xuất
Công ty sử dụng kiểu cơ cấu sản xuất Doanh nghiệp – Ngành – Nơi làm việc bởi vì nó thích hợp với quy mơ sản xuất của cơng ty. Cơng ty có 4 dây chuyền chính với nhiệm vụ được phân cấp rõ ràng là:
- Dây chuyền 1: Ra khung xương sản phẩm gắn kết với nam châm và củ loa.
- Dây chuyền 2: Xỏ lõi cuộn âm + gắn màng loa + vào côn dây + dán mút.
- Dây chuyền 3: Nạp từ + cuốn dây + hàn điện + cắt dây thừa + dập trạm tiếp dây + thử âm + đội mũ loa.
- Dây chuyền 4: Vệ sinh sản phẩm + thử âm + đóng gói.
Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu sản xuất của cơng ty
(Nguồn: Phịng hành chính – nhân sự )
Ban Giám Đốc
BP sản xuất chính BP phục vụ sản xuất BP sản xuất phù trợ
Bộ phận sản xuất phù trợ: 2 kỹ sư, chuyên viên kỹ thuật chuyên nghiệp.
- Quản lý mọi khâu trong quá trình sản xuất sản phẩm.
- Thiết kế bản vẽ, tham gia xử lý, cải tiến kỹ thuật và thực hiện quản lý kỹ thuật chất lượng sản phẩm.
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
- Đào tạo các cán bộ kỹ thuật một cách chuyên nghiệp, giám sát hoạt động của bộ phận sản xuất để luôn ln tìm ra sai sót đồng thời có giải pháp khắc phục, nhằm vận hành một cách trơn tru, đáp ứng yêu cầu cao của Giám đốc.
Bộ phận sản xuất chính: bao gồm 26 cơng nhân được phân cơng thực hiện các cơng đoạn của quy trình sản xuất sản phẩm.
- 2 công nhân: Lắp đặt các thiết bị, tiến hành công tác sản xuất theo kế hoạch, kịp tiến độ giao hàng, vận chuyển nguyên vật liệu, lưu kho thành phẩm.
- Dây chuyền 1: 5 người.
- Dây chuyền 2: 6 người.
- Dây chuyền 3: 8 người.
- Dây chuyền 4: 5 người.
Bộ phận phục vụ sản xuất:
- 2 nhân viên bảo vệ.
2.1.3. Tổ chức mặt bằng sản xuất tại cơng ty
Hình 2.3. Sơ đồ mặt bằng chung của công ty TNHH Thương Mại Phúc Thịnh
Bố trí mặt bằng sản xuất là việc tổ chức, sắp xếp một cách hợp lý về mặt không gian các phương tiện vật chất cần thiết để sản xuất ra sản phẩm tại nơi làm việc.
Về mặt bố trí chung hay bố trí khơng gian nơi làm việc, cơng ty đã bố trí khá hợp lý với sự chun mơn hố nơi làm việc, tính chất quy trình cơng nghệ.
Công ty nằm trong cụm công nghiệp Duyên Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội. Tổng diện tích mặt bằng chung của cơng ty vào khoảng 9000m2
trong đó được phân bổ:
7 8 9 11 10 5 1 2 6 3 4
[1] Khu văn phịng: 240 m2
[2] Khu trưng bày sản phẩm: 60 m2
[3] Khu vực sản xuất và nhà kho thành phẩm (2 tầng): 2200 m2
Nhà kho thành phẩm (1 tầng) phía dưới của phân xưởng sản xuất chính chủ yếu chứa thành phẩm chờ thời điểm rồi giao cho khách hàng. Đặc biệt, nhà kho nằm cùng trong phân xưởng lớn nên sản phẩm được bảo đảm, không bị hư hỏng do thời tiết.
[4] Khu nhà kho nguyên vật liệu (2 tầng): 2200 m2
Nhà kho (2 tầng) phía bên trái của phân xưởng sản xuất chính chủ yếu chứa nguyên vật liệu đầu vào. Khoảng cách từ nhà kho đến nơi sản xuất là khoảng 10m, khoảng cách này dễ dàng để vận chuyển nguyên vật liệu…
[5] Khu y tế và nghỉ giao ca của công nhân: 150 m2
[6] Khu nhà ăn của công nhân: 150 m2
Khu nhà ở của công nhân (tầng 2 nằm trên khu y tế và nhà ăn) [7] Khu sửa chữa, bảo dưỡng và nhà để xe: 100m2
[8] Phòng bảo vệ: 15m2
[9] Khu vực chơi thể thao của công nhân: 800 m2
[10] Trạm biến áp [11] Bể nước
Diện tích mặt bằng khơng sản xuất: 2500m2.
Diện tích ngồi trời của cơng ty khá rộng. Điều này rất thuận tiện cho các xe tải vận chuyển nguyên vật liệu cũng như vận chuyển thành phẩm từ kho đưa đi bán.
Hình 2.4. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng sản xuất của cơng ty
Việc bố trí mặt bằng sản xuất tại cơng ty tiến hành theo quá trình sản xuất. Bắt đầu từ kho nguyên vật liệu, máy móc được bố trí theo hình chữ U trong phân xưởng tuần tự theo quá trình.
Quá trình sản xuất sử dụng chủ yếu 6 loại máy là máy dập khung xương, máy đánh keo, máy dập từ lỗ, máy nạp từ, máy dập trạm tiếp dây, máy thử âm. Còn tất cả các bước cịn lại được bố trí tuần tự theo quy trình làm việc của cơng nhân.
Khu vực sản xuất 2200 m2 được phân bổ: [1] Máy dập khung xương
[2] Máy đánh keo
[3] Máy dập từ lỗ nam châm [4] Máy nạp từ 9 Bộ phận kỹ thuật 8 7 2 1 5 6
Dây chuyền sản xuất 4
Dây chuyền sản xuất 3
4
Dây chuyền sản xuất 2
Dây chuyền sản xuất 1
[5] Máy dập trạm tiếp dây [6] Máy thử âm
[7] Thang máy chuyển thành phẩm xuống nhà kho [8] Nhà vệ sinh
[9] Các thiết bị chữa cháy…
Phương tiện vận chuyển: cơng ty có 3 xe kéo để di chuyển nguyên vật liệu từ kho đến phân xưởng sản xuất và di chuyển giữa các dây chuyền.
Việc bố trí vị trí máy móc thiết bị ở dây chuyền sản xuất 3 chưa hợp lý, khơng có khu vực kho bãi rõ ràng của bán thành phẩm đã làm cho diện tích và khơng gian giữa các khâu khá chật chội, việc đi lại của các xe đẩy hàng không thuận tiện.
2.1.4. Tổ chức lao động tại cơng ty
Cơng ty có đội ngũ kỹ sư, chun viên kỹ thuật chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm và tận tụy với khách hàng. Công ty luôn coi yếu tố con người là quan trọng nhất, thể hiện qua tiêu chuẩn tuyển dụng, nguồn tuyển dụng và nhất là đào tạo sau tuyển dụng. Phúc Thịnh tin tưởng rằng sẽ luôn là người bạn đồng hành tin cậy của quý khách hàng.
2.1.4.1. Cơ cấu lao động của công ty
Trong một công ty cơ cấu lao động cũng ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh. Với đặc điểm là một cơng ty chuyên cung cấp các thiết bị về âm thanh, công ty đã tiến hành phân loại lao động như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015 Số người Cơ cấu
(%) Số người Cơ cấu (%) Số người (%) 1. Tổng số lao động 29 100 40 100 11 37,93 - Lao động trực tiếp 19 65,52 26 65 7 36,84 - Lao động gián tiếp 10 34,48 14 35 4 40 2. Trình độ lao động 29 100 40 100 11 37,93 - Đại học 7 24,14 10 25 3 42,86 - Cao đẳng 3 10,34 7 17,5 4 133,33 - Trung cấp 6 20,69 10 25 4 66,67 - Lao động phổ thông 13 44,83 13 32,5 0 0 3. Giới tính 29 100 40 100 11 37,93 - Nam 17 58,62 24 60 7 41,18 - Nữ 12 41,38 16 40 4 33,33 (Nguồn: Phịng hành chính – nhân sự)
Do yêu cầu và đặc điểm công việc nên thành phần nhân sự cơng ty cũng rất đa dạng, một số cơng việc có đặc thù chun mơn cao cần phải tuyển dụng những người có trình độ cao. Việc sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ giúp công ty phát huy tối đa năng lực của nhân viên đồng thời sẽ giảm được chi phí trả lương nhân viên ở mức tối thiểu.
- Xét theo vai trò lao động:
Lao động trực tiếp sản xuất của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động. Số lao động trực tiếp năm 2016 là 26 người tăng 7 người so với năm 2015.
Lao động gián tiếp sản xuất tập trung ở các bộ phận chức năng, năm 2016 là 14 người tăng 4 người so với năm 2015.
Số lượng cơng nhân viên ở cơng ty có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ trọng khá cao (67,5% năm 2016) và qua bảng trên ta thấy số lượng cơng nhiên viên có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tăng đáng kể so với năm 2015.
- Xét theo giới tính:
Lao động chủ yếu là lao động nam chiếm 60% tổng số lao động được bố trí vào các cơng việc như: dập khung xương, dập từ nam châm, nạp từ, dập trạm tiếp dây, thử âm… Số lượng lao động nữ chiếm 40% được bố trí vào các khâu như: xỏ lõi cuộn âm, dán mút, cuốn dây, đội mũ loa, đóng gói… Nhờ vào cơng tác tổ chức lao động hợp lý nên quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đồng bộ.
2.1.4.2. Định mức lao động, phân công và hiệp tác lao động
Định mức lao động
Hiện nay công ty đang áp dụng các loại định mức lao động đó là mức thời gian và mức sản lượng.
- Mức thời gian được áp dụng cho lao động quản lý (thời gian để người lao động hồn thành cơng việc của mình). Đơn vị tính là cơng của từng tháng mà tính lương.
- Mức sản lượng đang được áp dụng cho đa số công nhân sản xuất, lương của công nhân sẽ phụ thuộc vào sản phẩm của mình làm ra là bao nhiêu.
Phân công lao động
Bảng 2.2. Phân công lao động tại công ty năm 2016
Tổng số lao động 40 người
Bộ phận gián tiếp 10 người
1 Giám đốc 1 người
2 Bộ phận hành chính – nhân sự 2 người
3 Bộ phận tài chính – kế tốn 1 người
4 Bộ phận kinh doanh – marketing 4 người
5 Bộ phận kỹ thuật 2 người
Bộ phận trực tiếp sản xuất và phục vụ 30 người Tổ sản xuất trực tiếp 26 người
1 Dập khung xương 1 người
2 Gắn ốc vít chờ 1 người
3 Dập từ nam châm 1 người
5 Xỏ lõi cuộn âm 1 người 6 Gắn dây đồng to với màng loa và gắn keo 2 người
7 Vào côn dây 2 người
8 Dán mút 1 người
9 Nạp từ 1 người
10 Cuốn dây 1 người
11 Hàn điện 1 người
12 Cắt dây thừa 1 người
13 Dập trạm tiếp dây 1 người
14 Thử âm 1 người
15 Đội mũ loa 2 người
16 Vệ sinh sản phẩm 1 người
17 Thử âm 1 người
18 Đóng gói 3 người
19 Vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm 2 người
Tổ phục vụ 4 người
1 Bảo vệ 2 người
2 Cấp dưỡng phục vụ ăn ca và vệ sinh công ty 2 người
(Nguồn: Phịng hành chính – nhân sự)
Việc bố trí, phân cơng lao động ở công ty vào các bộ phận không phải cố định, tùy vào hoạt động, công việc mà giám đốc sẽ điều động, phân công lao động tới các bộ phận khác nhau.
Đặc biệt là ở phân xưởng sản xuất, hầu hết các cơng nhân đều có thể thực hiện được 60% các bước của quy trình sản xuất, vì vậy quản đốc phân xưởng thường xun có sự thay đổi vị trí của các công nhân để không gây ra sự nhàm chán của cơng nhân đối với q trình hoạt động chung của công ty.
Hiệp tác lao động
Việc quản lý thời gian lao động sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất của công ty. Đối với công ty Phúc Thịnh, nhờ tổ chức giám sát chặt chẽ cùng ý thức tự giác của đội ngũ công nhân viên, thời gian lao động được sử dụng tương đối hiệu quả. Tại Phúc Thịnh tất cả lao động đều được chấm công theo thời gian làm việc và công ty quy định thời gian làm việc và thời gian nghỉ tuân theo bộ luật lao động, cụ thể là:
- Thời gian làm việc:
Thời gian làm việc của công ty theo từng bộ phận, chức danh công việc như sau:
+ Giờ làm việc: thời gian làm việc chung của công ty là 8giờ/ngày, ngày làm việc trong tuần là 6 ngày, từ thứ 2 đến thứ 7.
+ Bộ phận gián tiếp ở văn phịng cơng ty và bộ phận sản xuất: Sáng: 8h – 12h
Chiều: 13h – 17h