2.1. Thực trạng công tác tổ chức sản xuất tại công ty TNHH Thương Mạ
2.1.4. Tổ chức lao động tại công ty
Cơng ty có đội ngũ kỹ sư, chun viên kỹ thuật chuyên nghiệp và đội ngũ nhân viên năng động, sáng tạo, kiến thức sâu rộng, giàu kinh nghiệm và tận tụy với khách hàng. Công ty luôn coi yếu tố con người là quan trọng nhất, thể hiện qua tiêu chuẩn tuyển dụng, nguồn tuyển dụng và nhất là đào tạo sau tuyển dụng. Phúc Thịnh tin tưởng rằng sẽ luôn là người bạn đồng hành tin cậy của quý khách hàng.
2.1.4.1. Cơ cấu lao động của công ty
Trong một công ty cơ cấu lao động cũng ảnh hưởng tới quá trình hoạt động kinh doanh. Với đặc điểm là một công ty chuyên cung cấp các thiết bị về âm thanh, công ty đã tiến hành phân loại lao động như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động của công ty
Đơn vị: người
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2016/2015 Số người Cơ cấu
(%) Số người Cơ cấu (%) Số người (%) 1. Tổng số lao động 29 100 40 100 11 37,93 - Lao động trực tiếp 19 65,52 26 65 7 36,84 - Lao động gián tiếp 10 34,48 14 35 4 40 2. Trình độ lao động 29 100 40 100 11 37,93 - Đại học 7 24,14 10 25 3 42,86 - Cao đẳng 3 10,34 7 17,5 4 133,33 - Trung cấp 6 20,69 10 25 4 66,67 - Lao động phổ thơng 13 44,83 13 32,5 0 0 3. Giới tính 29 100 40 100 11 37,93 - Nam 17 58,62 24 60 7 41,18 - Nữ 12 41,38 16 40 4 33,33 (Nguồn: Phịng hành chính – nhân sự)
Do yêu cầu và đặc điểm công việc nên thành phần nhân sự công ty cũng rất đa dạng, một số cơng việc có đặc thù chun mơn cao cần phải tuyển dụng những người có trình độ cao. Việc sử dụng hợp lý nguồn nhân lực sẽ giúp công ty phát huy tối đa năng lực của nhân viên đồng thời sẽ giảm được chi phí trả lương nhân viên ở mức tối thiểu.
- Xét theo vai trò lao động:
Lao động trực tiếp sản xuất của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động. Số lao động trực tiếp năm 2016 là 26 người tăng 7 người so với năm 2015.
Lao động gián tiếp sản xuất tập trung ở các bộ phận chức năng, năm 2016 là 14 người tăng 4 người so với năm 2015.
Số lượng cơng nhân viên ở cơng ty có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ trọng khá cao (67,5% năm 2016) và qua bảng trên ta thấy số lượng cơng nhiên viên có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp tăng đáng kể so với năm 2015.
- Xét theo giới tính:
Lao động chủ yếu là lao động nam chiếm 60% tổng số lao động được bố trí vào các cơng việc như: dập khung xương, dập từ nam châm, nạp từ, dập trạm tiếp dây, thử âm… Số lượng lao động nữ chiếm 40% được bố trí vào các khâu như: xỏ lõi cuộn âm, dán mút, cuốn dây, đội mũ loa, đóng gói… Nhờ vào cơng tác tổ chức lao động hợp lý nên quá trình sản xuất diễn ra liên tục và đồng bộ.
2.1.4.2. Định mức lao động, phân công và hiệp tác lao động
Định mức lao động
Hiện nay công ty đang áp dụng các loại định mức lao động đó là mức thời gian và mức sản lượng.
- Mức thời gian được áp dụng cho lao động quản lý (thời gian để người lao động hồn thành cơng việc của mình). Đơn vị tính là cơng của từng tháng mà tính lương.
- Mức sản lượng đang được áp dụng cho đa số công nhân sản xuất, lương của công nhân sẽ phụ thuộc vào sản phẩm của mình làm ra là bao nhiêu.
Phân công lao động
Bảng 2.2. Phân công lao động tại công ty năm 2016
Tổng số lao động 40 người
Bộ phận gián tiếp 10 người
1 Giám đốc 1 người
2 Bộ phận hành chính – nhân sự 2 người
3 Bộ phận tài chính – kế tốn 1 người
4 Bộ phận kinh doanh – marketing 4 người
5 Bộ phận kỹ thuật 2 người
Bộ phận trực tiếp sản xuất và phục vụ 30 người Tổ sản xuất trực tiếp 26 người
1 Dập khung xương 1 người
2 Gắn ốc vít chờ 1 người
3 Dập từ nam châm 1 người
5 Xỏ lõi cuộn âm 1 người 6 Gắn dây đồng to với màng loa và gắn keo 2 người
7 Vào côn dây 2 người
8 Dán mút 1 người
9 Nạp từ 1 người
10 Cuốn dây 1 người
11 Hàn điện 1 người
12 Cắt dây thừa 1 người
13 Dập trạm tiếp dây 1 người
14 Thử âm 1 người
15 Đội mũ loa 2 người
16 Vệ sinh sản phẩm 1 người
17 Thử âm 1 người
18 Đóng gói 3 người
19 Vận chuyển nguyên vật liệu, thành phẩm 2 người
Tổ phục vụ 4 người
1 Bảo vệ 2 người
2 Cấp dưỡng phục vụ ăn ca và vệ sinh cơng ty 2 người
(Nguồn: Phịng hành chính – nhân sự)
Việc bố trí, phân cơng lao động ở cơng ty vào các bộ phận không phải cố định, tùy vào hoạt động, công việc mà giám đốc sẽ điều động, phân công lao động tới các bộ phận khác nhau.
Đặc biệt là ở phân xưởng sản xuất, hầu hết các cơng nhân đều có thể thực hiện được 60% các bước của quy trình sản xuất, vì vậy quản đốc phân xưởng thường xun có sự thay đổi vị trí của các cơng nhân để không gây ra sự nhàm chán của cơng nhân đối với q trình hoạt động chung của cơng ty.
Hiệp tác lao động
Việc quản lý thời gian lao động sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, đảm bảo kế hoạch sản xuất của công ty. Đối với công ty Phúc Thịnh, nhờ tổ chức giám sát chặt chẽ cùng ý thức tự giác của đội ngũ công nhân viên, thời gian lao động được sử dụng tương đối hiệu quả. Tại Phúc Thịnh tất cả lao động đều được chấm công theo thời gian làm việc và công ty quy định thời gian làm việc và thời gian nghỉ tuân theo bộ luật lao động, cụ thể là:
- Thời gian làm việc:
Thời gian làm việc của công ty theo từng bộ phận, chức danh công việc như sau:
+ Giờ làm việc: thời gian làm việc chung của công ty là 8giờ/ngày, ngày làm việc trong tuần là 6 ngày, từ thứ 2 đến thứ 7.
+ Bộ phận gián tiếp ở văn phịng cơng ty và bộ phận sản xuất: Sáng: 8h – 12h
Chiều: 13h – 17h
Bên cạnh đó, khi cơng ty có nhiều đơn đặt hàng và để đảm bảo giao đủ về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm cho khách hàng thì cơng ty tổ chức làm thêm giờ vào buổi tối từ 18h – 20h.
+ Bộ phận bảo vệ làm việc theo chế độ 2 ca: Ca 1: 0h – 12h
Ca 2: 12h – 24h
- Thời gian nghỉ:
Người lao động được nghỉ vào ngày chủ nhật và các ngày lễ, tết. Nếu ngày lễ, tết trùng ngày cuối tuần thì người lao động được nghỉ bù vào tiếp những ngày sao đó. Trong một năm, người lao động được nghỉ phép 12 ngày.
Về chế độ thai sản đối với lao động nữ, cơng ty sẽ có trợ cấp cho đối tượng thai sản và sau khi được nghỉ 3 tháng, người lao động quay lại làm việc bình thường.
Để kiểm tra tình hình sử dụng lao động một cách chặt chẽ và có hệ thống, cơng ty sử dụng công cụ Bảng chấm công. Bảng chấm công theo dõi từng bộ phận sản xuất và do quản đốc phân xưởng trực tiếp chấm công.
2.1.4.3. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động
Sử dụng thời gian lao động
- Số ngày theo lịch 1 năm: 365 ngày
- Số ngày nghỉ lễ: 5 ngày
- Số ngày nghỉ chủ nhật: 52 ngày
- Số ngày nghỉ phép tối đa: 12 ngày
Số ngày làm việc theo chế độ năm: 365 - (5 + 6 + 52 + 12) = 290 ngày.
Năng suất lao động
Năng suất lao động là kết quả lao động có mục đích của con người, được đo bằng số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm nào đó.
Năng suất lao động có thể được tính bằng các cách sau:
- Năng suất lao động tính bằng hiện vật
- Năng suất lao động tính bằng giá trị
- Năng suất lao động tính bằng thời gian
Trong đó: Q: số lượng sản phẩm, khối lượng công việc CN: số công nhân sản xuất
G: giá trị tổng sản lượng hay doanh thu T: tổng thời gian sản xuất
Bảng 2.3. Năng suất lao động của công ty
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2015 Năm 2016 Giá trịChênh lệch%
1. Giá trị sản lượng 1000đ 6.305.923 8.431.696 2.125.77 3 33,71 2. Số công nhân sản xuất Người 29 40 11 37,93 3. Số ngày làm việc bình Ngày 290 300 10 3,45
quân/năm 4. Số giờ làm việc bình quân/ngày
Giờ 7,6 7,66 0,28 3,68
5. Năng suất lao
động năm 1000đ/người 217.446 210.793 (6.653) (3,06)
6. Tổng số ngày làm việc của công nhân
Ngày 8.410 12.000 3.300 37,93
7. Năng suất lao
động ngày 1000đ/người 749,8 702,6 (47,2) (6,3)
8. Tổng số giờ làm việc của công nhân
Giờ 63.916 91.920 30.644 47,94
9. Năng suất lao
động giờ 1000đ/người 98,7 91,7 (7) (7,1)
(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
Qua bảng năng suất lao động của công ty ta thấy sự chênh lệch giữa năm 2016 so với năm 2015:
- Năng suất lao động giờ giảm 7 nghìn đồng (7,1%) đây là biểu hiện khơng tốt, cơng ty đã sử dụng không tốt thời gian lao động.
- Năng suất lao động ngày giảm 47,2 nghìn đồng (6,3%) đây là biểu hiện tốt. Vì tỷ lệ giảm năng suất lao động ngày (6,3%) < tỷ lệ giảm năng suất lao động giờ (7,1%). Công ty sử dụng hiệu quả thời gian lao động.
- Năng suất lao động năm giảm 6.653 nghìn đồng (3,06%) đây là biểu hiện tốt. Vì tỷ lệ giảm năng suất lao động năm (3,06%) < tỷ lệ giảm năng suất lao động ngày (6,3%). Công ty sử dụng hiệu quả thời gian lao động.
2.1.4.4. Tuyển dụng và đào tạo lao động
Tuyển dụng lao động
Do tình hình cơng việc, việc làm của cơng ty là luôn đáp ứng tốt cho công nhân viên nên việc công nhân viên trong 3 năm trở lại đây khơng có hiện tượng bỏ việc, nhảy việc đối với công ty.
Hồn thiện cơng tác tuyển dụng như xây dựng các chính sách rõ ràng trong tuyển dụng tại từng bộ phận bằng cách phân tích cơng việc như bản mơ tả công việc, bản tiêu chuẩn cho từng chức danh.
Để bổ sung lực lượng lao động khi cần thiết, công ty Phúc Thịnh tiến hành tuyển dụng lao động thông qua các kênh như: đăng tin tuyển dụng trên báo, internet hay qua các trung tâm giới thiệu việc làm… Việc tuyển dụng thông qua nhiều kênh khác nhau giúp cho cơng ty có thể chủ động hơn trong việc tiếp cận với nguồn nhân lực.
Quá trình tuyển dụng lao động trải qua những bước sau: + Bước 1: Xác định nhu cầu tuyển dụng
Nhu cầu tuyển dụng được xác định dựa vào: kế hoạch sản xuất, số lượng đơn hàng dự kiến nhận được trong năm, khả năng sản xuất năm trước, thay đổi công nghệ hoặc nhu cầu xử lý nghiệp vụ.
+ Bước 2: Tổng hợp và lập kế hoạch tuyển dụng
Bộ phận nhân sự tổng hợp nhu cầu từ các phòng ban và phân xưởng, sau đó xem xét dựa vào: năng suất lao động của năm trước và thời điểm hiện tại, tiến độ sản xuất của năm trước đáp ứng về thời gian giao hàng, số lượng đơn hàng dự kiến, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm theo đơn hàng nhận được.
Tiếp theo, bộ phận nhân sự tiến hành lập Bảng tổng hợp nhu cầu nhân sự và lập kế hoạch tuyển dụng để trình Giám đốc phê duyệt.
+ Bước 3: Phê duyệt nhu cầu tuyển dụng
Nếu đồng ý, Giám đốc sẽ phê duyệt và yêu cầu tiến hành tuyển dụng theo quy chế tuyển dụng của công ty.
Nếu không đồng ý, Giám đốc thông báo bằng văn bản cho bộ phận đề xuất, yêu cầu lập lại Bảng tổng hợp khác trình Giám đốc phê duyệt.
+ Bước 4: Thông báo tuyển dụng
Thông báo tuyển dụng cơng khai dưới các hình thức: niêm yết thông báo tại công ty, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
+ Bước 5: Tiếp nhận và phân loại hồ sơ
Việc tiếp nhận được tiến hành tại phòng nhân sự trong thời hạn tiếp nhận hồ sơ. Sau đó, hồ sơ sẽ được kiểm tra và phân loại theo yêu cầu tuyển dụng. Hồ sơ đạt yêu cầu sẽ được lập danh sách và trình Giám đốc.
+ Bước 6: Tiến hành phỏng vấn và tiếp nhận Nội dung phỏng vấn:
- Đối với công nhân kỹ thuật: chú trọng việc kiểm tra tay nghề.
- Đối với cán bộ quản lý: kết hợp 2 hình thức phỏng vấn và thi tuyển kiểm tra trắc nghiệm.
Lao động đáp ứng các yêu cầu tuyển dụng sẽ được thông báo tiếp nhận và ký kết hợp đồng thử việc.
+ Bước 7: Thử việc, đánh giá thử việc, ký hợp đồng lao động Lao động được bố trí thử việc tại vị trí cơng tác dự tuyển.
Bộ phận nhân sự tổng hợp báo cáo kết quả thử việc và trình Giám đốc xem xét tiến hành ký hợp đồng chính thức. Lao động thử việc không đạt sẽ được thông báo chấm dứt hợp đồng, hồn trả hồ sơ nếu có u cầu.
Đào tạo lao động
Trong các năm qua công ty đã đẩy mạnh công tác xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ giỏi về quản lý và chuyên môn cao. Hàng năm công ty đã gửi cán bộ, công nhân học tại các ngành đào tạo kỹ thuật, kế toán và các nghiệp vụ văn phòng, ngoại ngữ, nhằm củng cố kiến thức, nắm bắt kịp thời kiến thức xã hội để phục vụ xu hướng phát triển của cơng ty.
Q trình đào tạo lao động của cơng ty trải qua những bước sau: + Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo
Việc xác định nhu cầu đào tạo căn cứ vào: sự thay đổi về công nghệ, thay đổi mục tiêu chất lượng, các yêu cầu về đặc tính chất lượng của sản phẩm, thay đổi cơ cấu tổ chức, nhu cầu quản lý sản xuất hoặc lao động được tuyển dụng mới.
Bộ phận nhân sự lập Bảng tổng hợp yêu cầu đào tạo từ các phịng ban, phân xưởng và xem xét sự thích hợp sau đó lập kế hoạch đào tạo và trình Giám đốc phê duyệt.
+ Bước 3: Phê duyệt kế hoạch đào tạo
Nếu đồng ý, Giám đốc sẽ phê duyệt vào bảng kế hoạch đào tạo.
Nếu không đồng ý, Giám đốc sẽ ghi ý kiến chỉ đạo vào bảng kế hoạch và yêu cầu bộ phận nhân sự lập lại kế hoạch.
+ Bước 4: Triển khai kế hoạch đào tạo
Bộ phận nhân sự tiến hành đào tạo dựa trên kế hoạch đã lập. + Bước 5: Đánh giá kết quả đào tạo và lưu hồ sơ
2.1.4.5. Các hình thức trả lương của cơng ty
Cơng ty đã dùng nhiều hình thức trả lương hợp lý, phản ánh đúng giá trị sức lao động của cán bộ cơng nhân viên, từ đó tạo được tâm lý phấn khởi, nhiệt tình, hiệu quả và năng suất lao động được tăng lên rõ rệt.
Xây dựng cơ cấu lương, thưởng rõ ràng cụ thể cho từng bộ phận. Xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng, đảm bảo công bằng và hợp lý để nhân viên luôn nhận thấy mức thưởng với họ là xứng đáng.
Để thuận lợi và công bằng trong việc tính lương cho cơng nhân viên trong cơng ty. Cơng ty đã và đang áp dụng hình thức trả lương cho cơng nhân viên là trả lương theo thời gian.
Tiền lương theo thời gian: quy định 1 tháng có 26 ngày cơng
Lương thời gian = Lương cơ bản + Phụ cấp – Các khoản giảm trừ (nếu có) + Lương cơ bản = Mức lương 1 tháng ghi trong hợp đồng *
+ Các khoản giảm trừ: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí cơng đồn, quỹ xã hội.
2.1.4.6. Chế độ khen thưởng, phúc lợi