Đặc điểm ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt . (Trang 80)

7. Cấu trúc luận án

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt

Mỗi câu đố bao gồm lời đố và lời giải. Nghĩa của nó là tổng hợp nghĩa của các phát ngơn. Trong đó, lời giải trong câu đố xét cho cùng chính là nghĩa chiếu vật – vật được đố nên chúng tôi vận dụng lý thuyết nghĩa chiếu vật của Đỗ Hữu Châu để tìm hiểu lời giải: hệ thống đề tài (chủ đề) được phản ánh.

Mặt khác, trong một văn bản, liên kết logic giữa các thành phần có thể được tạo ra theo quan hệ lập luận, quan hệ không gian, thời gian hay quan hệ nhân quả. Ở văn bản câu đố, chúng tôi nhận thấy liên kết logic (quan hệ giữa lời đố - lời giải) chủ yếu theo

quan hệ lập luận (trong đó, lời đố là luận cứ, cịn lời giải là kết luận). “Nếu ở liên kết chủ đề sự chú ý tập trung vào vật, việc được nói đến (lời giải trực tiếp nêu tên vật đố), thì ở liên kết lôgic cái được chú ý trước hết là phần nêu đặc trưng của vật, việc được nói đến.” [5, tr. 550] nên trong luận án, chúng tôi vận dụng lý thuyết liên kết nội dung (cụ thể là liên kết logic) trong văn bản của Diệp Quang Ban để tìm hiểu nghĩa của lời đố (cách thức triển khai chủ đề, đặc điểm được chọn làm miêu tả tố và cách thức miêu tả).

2.2.1. Hệ thống đề tài (chủ đề) được phản ánh trong văn bản câu đố về độngthực vật trong tiếng Việt thực vật trong tiếng Việt

Thông thường, văn bản văn xuôi gồm nhiều chủ đề con. Mỗi chủ đề được triển khai bằng một hoặc nhiều đoạn. Chủ yếu được thể hiện dưới hình thức thơ hoặc văn vần (đặc biệt theo dạng đối), nên văn bản câu đố không chia thành các khổ, đoạn. Nghĩa của nó là tổng hợp nghĩa của các phát ngơn. Nói cách khác, đặc trưng ngữ nghĩa của câu đố được hiểu là những đặc trưng được câu đố dùng để định hướng quy chiếu đối tượng. Gọi mảng của hoàn cảnh rộng chứa hiện thực đề tài là hệ quy chiếu vì nó là căn cứ để các đối ngơn tìm sự tương ứng giữa các biểu thức ngôn ngữ dùng trong diễn ngơn (và tồn bộ diễn ngơn) với các nhân tố sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất tạo nên mảng đó, một sự tương ứng quyết định nghĩa của diễn ngôn.

Mỗi câu đố là một chủ đề tri thức. Chủ đề - “hạt nhân nghĩa của văn bản,… “nội dung khái quát toàn bộ nội dung của văn bản” (dẫn theo [89, tr.27]) nằm trong chính lời giải (mang nghĩa tường minh khi câu đố được văn bản hóa, nhưng trong hoạt động đố - giải, nó lại được ẩn đi và chỉ được tìm ra khi người giải tìm ra đáp án). Chủ đề trong câu đố thực chất là các mảng đề tài được phản ánh, được gọi tên qua lời giải. Lời đố đều tập trung thể hiện chủ đề đó. Căn cứ vào vật đố (lời giải), chúng tôi nhận thấy các mảng chủ đề mà câu đố về động thực vật trong tiếng Việt thường xoay quanh là:

2.2.1.1. Lời giải - Các mảng chủ đề được phản ánh

Có thể coi lời giải – kết luận giống như tiêu đề của văn bản đố. Có điều, tiêu đề này ln ẩn đi và chỉ xuất hiện khi người đố tìm ra đáp án. Điều này cũng tạo ra điểm khác biệt so với các văn bản thông thường khác (tiêu đề thường xuất hiện và được đặt ngay ở đầu văn bản)

i. Các mảng chủ đề ở lời giải của câu đố về động vật trong tiếng Việt

Thế giới động vật đầy ắp trong kho tàng câu đố Việt với số lượng lên tới 488 câu (chiếm gần 1/4 tổng số câu đố). Lồi vật được đem ra đố đều là những gì thân thuộc với mỗi người dân Việt và có thể chia thành năm nhóm chính: các lồi chim; các lồi thú; các loài động vật dưới nước; các lồi cơn trùng; các lồi động vật khác; trong đó nhiều nhất là nhóm câu đố về các loài chim: 123 câu (chiếm 25,2 %) và nhóm câu đố về các lồi cơn trùng: 115 câu (chiếm 23,6 %), nhóm các lồi động vật khác (bị sát) chỉ chiếm 9,8 % với 48 câu đố.

Bảng 2.8. Chủ đề ở lời giải của câu đố về động vật trong tiếng Việt

STT Chủ đề ở lời giải của câu đố về động vật Tần suất/488 Tỉ lệ (%)

1 Các lồi chim 123 25,2

2 Các lồi cơn trùng 115 23,6

3 Các loài thú 108 22,1

4 Các loài động vật dưới nước 94 19,3

5 Các lồi động vật khác (bị sát) 48 9,8

Dễ nhận thấy, các loài vật xuất hiện trong câu đố về động vật là những lồi gắn bó hoặc có quan hệ mật thiết, tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân, đặc biệt là đời sống sản xuất nông nghiệp, với quy mô chăn ni nhỏ lẻ: các lồi gia cầm (gà, vịt … ), gia súc (trâu, bị …) hay những lồi vật đã trở nên thân thiết không thể thiếu đối với mỗi nhà nơng: con chó. Con đom đóm cũng đi vào rất nhiều câu đố, vì có lẽ thời xưa chưa có điện nên lồi vật này rất hữu ích trong việc đem chút ánh sáng vào ban đêm. Đấy là chưa kể đến những con vật đã trở thành nguyên liệu để chế biến món ăn quen thuộc trong mâm cơm Việt xưa – những thứ mà người nơng dân có thể tự tìm bắt để phục vụ cho đời sống ẩm thực của chính mình: con ốc, con cua, con tơm...

ii. Các mảng chủ đề ở lời giải của câu đố về thực vật trong tiếng Việt

Cùng với động vật, thế giới thực vật cũng đi vào kho tàng câu đố Việt vô cùng phong phú, nhiều màu vẻ với số lượng lên tới 636 câu (chiếm gần 1/5 tổng số câu đố). Những loại thực vật được đem ra đố đều là những gì thân thuộc với mỗi người Việt và có thể chia thành ba nhóm chính: cây, cây cỏ; hoa, lá và củ, quả, hạt; trong

đó nhiều nhất là nhóm cây, cây cỏ: 287 câu (chiếm 45,1 %) và nhóm củ, quả, hạt: 258 câu (chiếm 40,6 %), nhóm hoa, lá chỉ chiếm 14,3 % với 91 câu đố.

Bảng 2.9. Chủ đề ở lời giải của câu đố về thực vật trong tiếng Việt

STT Chủ đề ở lời giải của câu đố về thực vật Tần suất/636 Tỉ lệ (%)

1 Cây, cỏ 287 45, 1

2 Củ, quả, hạt 258 40,6

3 Hoa, lá 91 14, 3

Văn minh Việt Nam là nền văn minh nơng nghiệp lúa nước. Vì thế, hiện thực cuộc sống lao động phần nào đã được in dấu trong câu đố Việt. Ta hiểu vì sao trong câu đố Việt về thực vật, cây ngơ, lúa (mạ, hạt thóc) – những lồi cây ngũ cốc chiếm số lượng lớn hơn cả. Có thể thấy cùng với cây ngô, cây lúa, cây tre, … là loại cây được đem ra đố nhiều nhất trong thế giới thực vật. Ngoài ra, các loại rau, quả, hoa lá… cũng chiếm số lượng không nhỏ.

Các loại củ, quả, hạt xuất hiện nhiều trong câu đố Việt về thực vật là những thứ gắn bó, gần gũi với người dân. Có loại quả để ăn trực tiếp, có loại dùng để chế biến các món ăn… Nhìn chung, cùng với một số lồi cây khác, chúng phục vụ trực tiếp cho đời sống ẩm thực của con người, thường xun có mặt, thậm chí khơng thể thiếu (cơm gạo…) trong bữa ăn Việt.

Như vậy, có thể nói, câu đố về động thực vật đã bao quát và miêu tả chân thực nền nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt của cư dân Việt. Sự phong phú của các loài động thực vật cũng cho ta thấy bức tranh ẩm thực của người Việt: lương thực chủ yếu là lúa, bữa ăn sử dụng nhiều rau hay các con vật dễ tìm, dễ bắt và việc tạo ra mùi vị cho bữa ăn chủ yếu là từ nguồn động thực vật tự nhiên .

2.2.1.2. Lời đố - giới thiệu, triển khai chủ đề của văn bản

Đối với văn bản có cấu trúc đầy đủ ba phần thì phần mở thường giới thiệu khái quát đề tài/chủ đề văn bản bằng các danh từ (con/cây) và ở chủ đề đó tiếp tục được triển khai cụ thể ở phần thân – bằng các yếu tố ngôn ngữ của văn bản.

Nếu coi các mảng chủ đề trên là những chủ đề lớn thì mỗi câu đố là một chủ đề con thuộc một trong các chủ đề lớn ấy. Sự thống nhất của chủ đề (tên vật đố - lời giải) được hiện thực hóa bằng một chuỗi những danh từ có liên quan mật thiết với

nhau. Cụ thể là: Với văn bản đố về động vật, người ra đố thường miêu tả các bộ phận như tay, chân, tai, mắt, đầu Với văn bản đố về thực vật, người ra đố thường miêu tả các loài cây, hoa, lá, củ, quả, hạt, thân, cành, rễ, lá…. Những đối tượng này có thể được nhìn nhận, miêu tả tổng qt hoặc chỉ được miêu tả một số bộ phận của chúng như thân cây, cành lá, cánh hoa, vỏ quả, màu củ, hạt, rễ cây...

Các đặc điểm được chọn làm cơ sở quy chiếu vật đố có thể được miêu tả trực tiếp (hiển ngôn) hoặc hoặc gián tiếp (hàm ngôn).

Lời giải gọi tên vật đố bằng danh từ/cụm danh từ nên nó có tính khái qt, tính trừu tượng và mất khả năng gọi đến những đặc điểm, những thuộc tính riêng rẽ tạo thành đối tượng. Về mặt ngữ nghĩa, nó “có tác dụng phân biệt đối tượng này với đối tượng khác trong cùng một loại hay phân biệt các loại nhỏ trong cùng một loại lớn” [69, tr. 29].

2.2.2. Cách thức triển khai chủ đề trong câu đố về động thực vật trong tiếng Việt

Lyons định nghĩa miêu tả xác định như sau: “Thuật ngữ miêu tả xác định bắt nguồn từ chỗ người ta có thể nhận diện một nghĩa chiếu vật khơng chỉ bằng cách gọi tên nó ra mà cịn bằng cách cung cấp cho người nghe, người đọc một sự miêu tả đủ chi tiết, trong một ngữ cảnh phát ngôn xác định, giúp anh ta có thể tách nó ra khỏi những sự vật khác trong thế giới diễn ngôn (dẫn theo [17, tr. 222]).

Nếu coi lời giải – là hình thức bên ngồi của từ (từ gọi tên, định danh vật đố) thì lời đố chính là hình thức bên trong của nó. Đó chính là những đặc điểm/thuộc tính của vật đố được người ra đố chọn miêu tả, làm cơ sở đặt tên cho vật đố.

Đặc trưng ngữ nghĩa của câu đố được hiểu là những đặc trưng được câu đố dùng để định hướng quy chiếu đối tượng. Đề tài, chủ đề của văn bản đố thường được triển khai bằng cách miêu tả các đặc điểm của vật đố (toàn thể hoặc bộ phận). Tuy nhiên, miêu tả ở câu đố không giống như miêu tả như định nghĩa trong từ điển mà đó là cách miêu tả để định danh, nhận diện vật đố. Vậy, khi ra đố về động thực vật, người ra đố thường chọn đặc điểm nào để làm miêu tả tố về vật đố và miêu tả bằng cách nào.

2.2.2.1. Các đặc điểm được chọn làm miêu tả tố

O.I.Moskalskaja quan niệm: “tất cả các từ trong văn bản, tất cả các câu nằm trong văn bản cũng như tồn bộ văn bản nói chung, đã được thực tại hóa, chúng

xuất hiện .... với tư cách những tên gọi của các sự vật cụ thể và những phát ngôn hiện thực hoặc những bộ phận của các phát ngôn về các sự kiện và hồn cảnh cụ thể” [89, tr. 140]. Vì thế, “việc quy về hiện thực hay là phép thực tại hóa là thuộc tính cần thiết của mọi văn bản” [89; tr. 140]. Văn bản câu đố cũng vậy. Ở lời đố vê động thực vật trong tiếng Việt, những đặc điểm nào của vật đố được người ra đố chọn làm cơ sở định danh và cũng là cơ sở để người giải suy luận, quy chiếu, tìm ra vật đố (lời giải).

Do yêu cầu “giấu tên” vật đố, nên đa số lời đố khơng có danh từ gợi ra vật quy chiếu (trừ một số câu hỏi có danh từ xác định: con/cây/hoa/quả…). Câu đố cần giấu đi phần tên gọi của vật được quy chiếu, nhưng lại cần mở ra một số đặc điểm nào đó để tạo ra các dữ kiện, gợi ý cho việc giải đố.

Do lập luận trong câu đố Việt về thực vật chủ yếu là lập luận miêu tả nên lời đố thường là những miêu tả tố. Vậy, với những lời đố miêu tả trực tiếp vật đố thì những đặc điểm nào thường được chọn làm miêu tả tố - cơ sở định danh?

i. Đặc điểm chung được dùng làm miêu tả tố ở lời đố về động thực vật trong tiếng Việt Qua khảo sát, thống kê, chúng tơi nhận thấy có 13 đặc điểm được chọn làm miêu tả tố cho cả câu đố về động vật và thực vật: cấu tạo, màu sắc, hình dáng, tên gọi, mùi vị, trạng thái tư thế, thời gian xuất hiện, mối quan hệ với con người, giá cả, số lượng... (Tuy sự thống kê, phân loại cũng chỉ là tương đối vì có sự kết hợp giữa đặc điểm này với đặc điểm khác trong một lời đố)

Bảng 2.10. Miêu tả tố ở lời đố về động thực vật trong tiếng Việt

STT Miêu tả tố Lời đố động vật Lời đố thực vật Tổng số

1 Cấu tạo 53 78 131

2 Hình dáng, kích cỡ 51 53 104

3 Màu sắc 4 55 59

4 Cơng dụng, vai trị 10 29 39

5 Vị trí, nơi sống 16 7 23

6 Thời điểm xuất hiện 13 8 21

7 Mùi 3 18 21

8 Tư thế, trạng thái đặc trưng 15 4 19

9 Tên gọi 6 7 13

10 Phản ứng tự vệ 7 5 12

11 Giá cả 4 2 6

12 Số lượng 4 2 6

a. Cấu tạo

Đây là đặc điểm được sử dụng nhiều nhất để làm cơ sở miêu tả động thực vật. Đối với động vật, người đố thường ra đố dựa vào cấu tạo các bộ phận con vật như đầu, thân, chân, đi…

Con gà trống:

(121) “Có chân mà chẳng có tay,

Có hai con mắt ăn mày dương gian.”

(Gà trống) [125, tr. 216] Đối với thực vật (nhóm cây, cây cỏ), người đố thường miêu tả cấu tạo các bộ phận cây như: thân cây (thân mềm hay thân gỗ, rỗng hay đặc), cành lá, hoa trái ra sao…. Cây trầu không là lồi cây có cấu tạo rễ mọc trên cành:

(122) “Cây xanh xanh rễ mọc trên cành Không nấu canh để giành ăn sống.”

(Cây trầu không) [125, tr. 193 - 194] Hay thân rỗng là đặc điểm cấu tạo của thân cây rau muống:

(123) “Có thân mà chẳng có lịng,

Người trong thiên hạ tây đơng đều dùng, Những người nghèo khổ nói chung,

Bạn cùng hơm sớm khắp cùng nước non.” (Rau muống) [125, tr. 157] Được sử dụng rất ít khi miêu tả về hoa lá nhưng đặc điểm này lại được dùng đậm đặc khi tả về củ, quả, hạt. Củ, quả, hạt thường được miêu tả cấu tạo ba lớp từ vỏ bên ngoài đến cùi và hạt bên trong. Có lẽ do có quan sát tường tận cùng với sự trải nghiệm thực tế nên người chơi đố hiểu rất rõ về cấu tạo của chúng. Mỗi loại củ, quả có cấu tạo đặc trưng. Quả dứa thì (124) “Mỗi quả mỗi cây/ Quả đầy những mắt/ Lá đầy những răng” [125, tr.118]... hay (125) “Thân đầy mắt/ Mắt đầy thân/ Trước khi ăn/ Đầu bị vặt” [125, tr. 118]…

Ở lời đố Việt về động thực vật, đặc điểm cấu tạo thường được kết hợp với đặc điểm màu sắc, cách chế biến…

b. Hình dáng, kích cỡ

Bên cạnh cấu tạo, cơng dụng, vai trị, màu sắc thì hình dáng bề ngồi của vật đố luôn là đặc điểm được chú ý đến nhiều.

Dễ nhận thấy, đối với động thực vật, người Việt thường chú ý đến hình dáng, kích cỡ của tổng thể với những con, cây có kích thước nhỏ như con ốc, con ruồi, con chuột, quả dứa…. và so sánh chúng với những sự vật gần gũi có kích thước tương tự như quả lim, quả ổi, trái cau, hột đỗ, hột quýt, hột cám, lưỡi dao, con gà, khúc cửi…

(126) “Bằng quả lim, khi chìm khi nổi Bằng quả ổi, khi nổi khi chìm.”

(Con đỉa, con ốc) [125, tr. 260] (127) “Bằng con gà rằn

Nằm lăn trong bụi.”

(Quả dứa) [125, tr. 117]

Hoặc kích thước của các bộ phận cấu thành bên ngồi dễ quan sát, dễ nhìn, dễ thấy (thân, tai, đi, sừng… với động vật và thân, lá, quả, gốc.. . đối với thực vật).

(128) “Mình bằng cái kim, khi chìm khi nổi.” (Cá lịng tong) [125, tr. 254] (129) “Mình như cái mối bùng tinh

Quả bằng cái nồi đinh, thân tựa ngón tay.” (Cây bầu) [125, tr. 80]

Kích cỡ các bộ phận cấu tạo bên trong cơ thể; hay ở câu đố thực vật, rễ - bộ phận chìm, khó thấy ít được quan tâm (ngoại trừ một câu đố về rễ cái dâu đực) nên không được miêu tả trong lời đố về động thực vật.

Ở nhóm hoa lá, đặc điểm này ít được đề cập đến hơn, và nếu có thì người đố chú ý đến hình dáng, kích cỡ của cánh hoa, bơng hoa, tàu lá. Đối với nhóm củ, quả, hạt, vật đố thường được miêu tả ở hình dáng trịn hay dài, kích cỡ to hay nhỏ.

Khi miêu tả đặc điểm này, người ra đố thường sử dụng cấu trúc so sánh bằng

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt . (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w