Lập luận theo lẽ thường

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt . (Trang 122)

7. Cấu trúc luận án

3.3. Cơ sở lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt

3.3.1. Lập luận theo lẽ thường

Câu đố lập luận theo lẽ thường là những câu mà lời đố miêu tả trực tiếp những đặc điểm vốn có, tả thực đúng như trong thực tế của vật đố. Đó là những đặc điểm của bản thân vật đố, khơng ai có thể phủ nhận.

Lẽ thường mà lập luận câu đố về động thực vật thường là các đặc điểm về cấu tạo, hình dáng, kích cỡ, màu sắc, cơng dụng, vai trị, vị trí, nơi sống, thời điểm xuất hiện, mùi, tư thế (trạng thái) đặc trưng, tên gọi, .....

Theo đó, con vật (325) “Chân thấp lủn ngủn/Cái đít ngoi ngoi/Cái mồm lép kẹp/Đem ngâm vào nước/Áo quần không ướt” [125, tr.228] theo kinh nghiệm, quan sát dân gian không thể là loài vật nào khác ngoài con vịt.

Hay (326) “Bằng khúc cửi, lủi vô lùm/ Cái lưng khum khum, cái đuôi thậm thượt” [125, tr. 237] đích thị là con chuột... hay cũng chỉ có con khỉ mới được đố là (327) “Con gì nhảy nhót leo trèo. Mình đầy lơng lá, nhăn nheo làm trị?” [125, tr. 240]....

Cũng vậy, bí đao là loại quả mà (328) “Hoa vàng mà kết quả xanh/ Quả xanh, ruột trắng lại sinh hạt vàng” [125, tr.83]; cây đậu phộng có đặc điểm (329) “Cây xanh xanh, lá xanh xanh/ Bông ở trên cành, trái ở dưới sâu” [125, tr. 120]; (330) “Cây vuông, lá xiên/ Quả chỉ thiên, hoa chỉ địa” là đặc điểm của cây vừng; hay cây tre muôn đời vẫn (331) “Trong trắng, ngồi xanh/ Đóng đanh từng khúc” [125, tr. 198]...

Trong những lập luận này, vật đố hiện lên qua lời đố với đặc điểm của chính nó mà khơng phải là của đối tượng nào khác. Bằng và qua quan sát thực tế, người ra đố và người giải đố tích lũy được hiểu biết chung về vật đố (những tiền giả định bách khoa), sẽ nhanh chóng đi đến mẫu số chung (đáp án). Đây cũng là những trường hợp lời đố miêu tả trực tiếp đặc điểm được chọn làm miêu tả tố của vật đố.

3.3.2. Lập luận theo tư duy sáng tạo riêng

Lập luận câu đố thể hiện cách quan sát, miêu tả vật đố của người ra đố. Đố - giải là loại giao tiếp đặc biệt nên không phải ở lời đố nào, người đố cũng làm rõ, tường minh bằng cách gọi tên đúng đặc điểm của sự vật (lời đố đích danh), theo kiểu “nói toạc móng heo” điều mình thực sự muốn nói; mà họ thường che lấp vật đố, miêu tả nửa kín nửa hở, đưa người giải vào cạm bẫy ngơn từ. Vì thế ngồi những câu đố lập luận theo lẽ thường, câu đố về động thực vật trong tiếng Việt cịn có lập luận theo tư duy sáng tạo riêng (khơng theo logic hay lẽ thường nào cả) dựa trên một số thủ pháp đánh lạc hướng lập luận: Lập luận dựa vào chuyển trường (491 câu); lập luận dựa trên sự khác biệt với chân lí, lẽ thường (118 câu); lập luận dựa vào chơi chữ (112 câu); lập luận (bằng cách) ảo hóa (83 câu), lập luận theo kiểu tá ý (38 câu), lập luận sử dụng yếu tố tục (8 câu) Chính cách diễn đạt nửa kín nửa hở, nửa thực nửa

hư này tạo nên sự thú vị, đặc sắc, bất ngờ cho trị chơi dân gian, mang tính nghệ thuật ngôn từ này.

Lời đố về động thực vật để quy chiếu về con, cây nào đó trong hiện thực khách quan. Tuy nhiên, để gây nhiễu đánh lạc hướng lập luận, danh từ gọi tên đối

tượng quy chiếu thường được lược bỏ, giấu đi, và phần miêu tả tố cũng được khoác chiếc áo mới - miêu tả gián tiếp thông qua một số thủ pháp nghệ thuật.

Bảng 3.4. Một số dạng lập luận theo tư duy sáng tạo riêng ở lời đố về động

thực vật trong tiếng Việt

Do khn khổ có hạn của luận án, chúng tơi chỉ tìm hiểu một số dạng lập luận theo tư duy sáng tạo riêng của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt: Lập luận dựa vào chuyển trường; lập luận lợi dụng sự khác biệt với chân lý, lẽ thường; lập luận dựa vào chơi chữ và lập luận ảo hóa.

3.3.2.1. Lập luận dựa vào chuyển trường

Trong lời đố về động thực vật trong tiếng Việt, ngoài những lời đố miêu tả trực tiếp (danh từ trung tâm con/ cây… hay danh từ chỉ bộ phận của chúng được dùng với nghĩa gốc (cánh, càng, tai…/ cành, hoa, quả …) để quy chiếu đến phạm trù động vật/ thực vật); còn nhiều trường hợp danh từ được dùng theo nghĩa chuyển, cùng với đó, các miêu tả tố (động từ, tính từ…) cũng thường được dùng theo các thủ pháp nghê thuật (nhân hóa, ẩn dụ…); tạo nên các hình tượng nghệ thuật sinh động, thú vị, gián tiếp gợi ra đối tượng định nói đến.

Trong biểu thức miêu tả chiếu vật của lời đố về động thực vật trong tiếng Việt, người ra đố thường dùng hệ thống từ ngữ thuộc trường nghĩa khác biệt với trường nghĩa của đối tượng quy chiếu (người, đồ vật…) để miêu tả đối tượng (động thực vật), tuy rằng nhờ quan hệ tương đồng, chúng vẫn thích hợp cho cả sự miêu tả và sự suy đốn. Có thể nói, đây là một trong những cách giấu vật đố được sử dụng phổ biến nhất và cũng là thủ pháp hiệu quả để gây nhiễu, đánh lừa người giải đố. Đồng thời nó cũng là nét đặc trưng của thể loại câu đố. Con số 491 câu trên tổng số 850 câu (chiếm 57,8 %) sử dụng dạng lập luận này này đã chứng minh rõ điều đó.

STT Lập luận theo tƣ duy sáng tạo riêng Số câu Tỉ lệ (%)

1 Lập luận dựa vào chuyển trường 491 57,8

2 Lập luận lợi dụng sự khác biệt với chân lý, lẽ thường 118 13,9

3 Lập luận dựa vào chơi chữ 112 13,2

4 Lập luận ảo hóa 83 9,7

5 Lập luận theo kiểu tá ý 38 4,5

Bảng 3.5. Phương thức chuyển trường trong lập luận ở lời đố về động thực

vật trong tiếng Việt

Do động thực vật là thế giới gần gũi, gắn bó với con người nên nhu cầu chuyển trường khá đậm đặc trong loại câu đố về chúng. Lúc đó, vật đố khơng được miêu tả trực tiếp mà được miêu tả gián tiếp trong lời đố, mang sắc màu mới. Chuyển trường trong lời đố về động thực vật chủ yếu dựa trên các phương thức: Nhân hóa, động vật hóa, đồ vật hóa... Trong đó, có phương thức chung được dùng cho cả lời đố về động vật và thực vật. Có phương thức chỉ được dùng ở nhóm này mà khơng được dùng ở nhóm kia.

i. Chuyển trường chung được dùng ở cả lời đố về động thực vật trong tiếng Việt a. Nhân hóa

“Nhân hóa là phương tiện tu từ thuộc nhóm ẩn dụ, trong đó người ta dùng lối chuyển nghĩa, cấp cho đối tượng vốn không thuộc về con người những thuộc tính, hoạt động phẩm chất của con người” [56, tr. 159]

Trong các phương thức chuyển trường, đây là phương thức được sử dụng nhiều nhất, với 393/491 câu (chiếm 80%). Ở những câu đố này, người đố đã dùng đặc điểm của con người để gài bẫy, đánh lạc hướng lập luận trong việc tìm ra vật đố.

Nhân hóa đậm đặc tạo nên nhiều hình ảnh sinh động. Một số hình ảnh lặp đi lặp lại trong nhiều câu đố khác nhau. Mẹ/cha – con là cặp hình ảnh để nói về người hay động vật. Nhưng nó cũng được dùng để đố về động thực vật. Khi đó, cây là

mẹ/cha, quả (có khi là hoa) là con:

(332) “Cha cả cây, mẹ cả cây Đẻ một bầy trọc trọc.”

(Quả bưởi) [125, tr. 86]

STT Phƣơng thức chuyển trƣờng Số lời đố Tỉ lệ (%)

1 Nhân hóa 393 80,0

2 Đồ vật hóa 61 19,6

3 Thực vật hóa 19 3,9

4 Động vật hóa 14 2,9

Ở đây, cây bưởi được nhân cách hóa thành cha (mẹ), quả bưởi là con (nhiều quả - nhiều con - một bầy, quả lại tròn nhẵn nên thành

một bầy trọc trọc).

Hay cây mít (cây nhẵn thín) – quả mít (quả thì gai góc) qua lời đố cũng thành hai mẹ con, có vóc dáng như con người: “Mẹ trọc đầu, con gai góc”.

Cây cau (ngồi sân) trở thành người mẹ sai con (quả cau). Độc đáo hơn, đứa con ấy lại biết tiếp khách (quả cau được bổ ra mời khách):

(333)“Mẹ thì đứng ở ngồi sân

Sai con tiếp khách đãi dân trong nhà.”

(Cây cau và quả cau) [125, tr. 94] Đấy là còn chưa kể đến một loạt lời đố dùng đại từ nhân xưng mày – tao hay mở đầu bằng Thân em/Thân tơi…, Nghĩ mình…, thiếp… trong lối tự thuật. Ở đó, con vật, cây cỏ, hoa lá, củ quả cũng được nhân hóa mang thân phận, có đời sống nội tâm như con người.

Trong lời đố Việt về động thực vật sử dụng thủ pháp chuyển trường theo lối nhân hóa, người đố thường đánh lạc hướng lập luận bằng cách:

. Gọi tên động thực vật bằng từ chỉ con người: lũ trẻ, đứa, chồng chồng vợ vợ,

gái kỷ cương, thục nữ, quân tử, anh Cả, anh Hai, anh Ba, chàng, thằng, hai chị em, cô em, chị kia, cu cậu, cô nàng, thằng bé lên ba, thằng lùn, ông già, cô gái chưa chồng, gái trinh, nhân tình, con ni, con đẻ, con đỏ, trai thanh tân, gái mĩ miều, mẹ chồng, anh hùng, bà già, trẻ nhỏ, bà, ơng tướng tá, bố, con…

Lồi vật biết thủ thỉ, chuyện trò

(334)“Bằng trang sợi chỉ

Thủ thỉ ngồi hè.”

(Con ruồi) [125, tr. 291] Quả ớt chín thành bà già, ớt xanh thành trẻ nhỏ - mỗi người một màu áo:

(335)“Bà già mặc áo đỏ

Trẻ nhỏ mặc áo xanh.”

(Quả ớt) [125, tr. 171] Nhờ biện pháp nhân hóa, vật đố qua lời đố trở nên sinh động, giàu hình ảnh. . Gán cho động thực vật bộ phận cơ thể con người: ngón tay, mắt, răng, tóc,

(336)“Có râu, có tóc, có răng vàng Quần áo xênh xang ba bốn bộ Mà cịn nũng nịu mẹ bồng mang.”

(Bắp ngơ) [125, tr. 164] . Gán cho động thực vật hoạt động của con người: rủ nhau, mua, đi chơi,

chống gậy, than thở, khốc áo, cười, gật đầu, nói chuyện, trị chuyện, la lối, quát, la, quàng, xắn, khâu, may, hát, reo, hóng gió, lấy chồng, gả chồng, cưới, bế, bồng con, xuất gia, ở goá, chửa hoang, sai, tiếp khách, cởi giáp, vung gươm, quạt hầu, đập đất, phất cờ, mặc, đánh, trói, đội, van, dỗ dành, nũng nịu, ăn giỗ, ăn cỗ, trông nhà, rủ rê, réo gọi…

Lợn nái và đàn lợn con đi đến đâu thì rộn ràng đến đấy:

(337)“Mẹ đi trước đánh bồng đánh bạt Con theo sau vừa quát vừa la.”

(Lợn lái và lợn con) [125, tr. 241] Bức tranh gà mẹ và đàn gà con trở nên sinh động qua lời đố khi chúng được gán cho hoạt động của con người (đánh cồng đánh bạt, hát, reo)

(338)“Mẹ đi trước đánh cồng đánh bạt Con đi sau, vừa hát vừa reo.”

(Gà mẹ và đàn gà con) [125, tr. 218]

Cây lúa (339) từ khi là hạt thóc đến khi trở thành hạt gạo qua lời đố đã được nhân hóa với những hành động của con người nên khơng dễ gì để nhận ra. Nhưng sự tình được nhắc tới lại khiến ta liên tưởng đến quy trình từ thời gian ngâm hạt thóc xuống nước (“Xuống sơng tắm mát ba ngày…” [125, tr. 140]) rồi đến thời gian ủ thóc (“...Về nhà nằm ngủ vừa đầy bốn đêm…” [125, tr. 140]); hạt thóc ra rễ, nảy mầm và được người nơng dân đem ra ngồi đồng ném xuống ruộng để cho mọc thành cây mạ (“... Thức dậy nhón chân đi lên, Người đem ra ném ở trên đồng gị…” [125, tr. 141]), đến khi cây mạ đủ tuổi có thể chuyển sang một giai đoạn phát triển mới đó là cây lúa thì được người nơng dân nhổ lên, cắt bớt lá lúa và đem cấy xuống ruộng (“... Tháng sau cắt tóc nhảy cị xuống sơng...” [125, tr. 141]). Cây lúa sẽ phát triển và sinh ra nhiều cây lúa con khác (“… May sao lấy được tấm chồng, Sinh con đẻ cái nối dòng dài lâu…” [125, tr. 141] ). Đến mùa thu hoạch, người nông dân xem lúa “… như ngọc, như châu” [125, tr. 141]. Như thế, dù không trực tiếp miêu tả cây lúa nhưng thông điệp gửi qua lời đố khơng thể là loại cây nào khác ngồi lồi

cây này. Rõ ràng, bằng phép suy luận, dựa vào tri thức của cơng việc nhà nơng, người giải đố có thể quy chiếu thành cơng đến vật đố.

Hạt gạo vô tri qua lời đố cũng thành con người:

(340) “Trăm đàng, vạn ngõ, mn dân, Kẻ có áo ở lại, người ở trần ra đi.”

(Gạo đang sàng) [125, tr. 141] . Gán cho động thực vật tích cách của con người: thiện, lương, bội vong, hiền

lành, hung dữ, hiểm độc, mưu sâu, khơn ngoan, khéo léo, gan lì, sừng sỏ, dâm ô, thẹn thùng, lẳng lơ, lầm lỳ…

(341) “Hơn đời tốt bộ mày râu,

Trong làng sừng sỏ dễ hầu kém ai, Tính quen dâu bộc ăn chơi,

Dâm ô để một tiếng cười về sau.”

(Con dê) [125, tr. 237] . Gán cho động thực vật trạng thái, tâm lí của con người: tương tư, thao láo,

xót xa, ốm nhom, yểu điệu, xấu hổ, sầu, hổ thẹn, nhỏng nhảnh, móm miệng, ….

Ổ chim qua lời đố cũng trở thành cô gái biết ca hát, nhỏng nhảnh:

(342) “Gái kỉ cương khôn ngoan khéo léo Tiếng ca nghe réo rắt bên lầu

Nhỏng nhảnh đưa qua lại trái

bầu

Như ý muốn gieo cầu như ý.”

(Ổ chim dồng dộc) [125, tr. 214] Hoa sen và hoa súng – sự vật vơ tri, vơ giác được nhân hóa thành hai cơ gái đang “tương tư giữa cơn nắng hạ oi nồng:

(343) “Hai cơ ra tắm một dịng Cởi áo tắm trần để lộ màu da Một cô da trắng như ngà Một cơ lại có màu da đỏ hồng Giữa cơn nắng hạ oi nồng

Hai cô mở ngỏ đơi lịng tương tư.”

. Gán cho động thực vật trang phục, đồ dùng của con người: guốc, áo đơn, áo

kép, yếm thắm, yếm dài, nón, mũ, áo điều, quần dài, quần đùi, áo lụa, đai bạc, lược, áo cánh tiên, áo gấm, khăn trắng, áo hoa, áo xanh, áo đỏ, áo ngồi, áo bào gấm vóc, áo giáp…

(344) “Hai con ra đứng song song

Áo bào gấm vóc tương đồng như nhau

Cũng chừng giống ác khác đâu Mà tên lại khác dễ dầu phân minh Chỉ mặt, gọi tên, ai rành?”

(Beo, cọp) [125, tr. 239] Thật thú vị, qua phép nhân hóa, da của lồi beo, cọp trở thành áo bào gấm vóc được khốc lên mình; hay chiếc mào của gà trống thành cái lược đỏ trên đầu:

(345) “Ngồi trên tay mẹ bế bồng

Áo đơn áo kép lượt trong lượt ngồi”.

(Bắp ngơ) [125, tr. 166] Nhờ phương thức nhân hóa, bắp ngơ trở thành đứa con được mẹ (cây ngô) bồng bế trên tay. Các lớp vỏ bọc xung quanh bắp trở thành áo đơn, áo kép:

Hay vỏ thị làm thành chiếc áo màu vàng khốc trên mình quả:

(346) “Mình vàng mà mặc áo vàng

Bước cẳng ra đàng ai cũng muốn hôn.” (Quả thị) [125, tr. 188] Bằng các hình ảnh, nhóm từ trên, người đố đã khốc cho các con vật; cây cỏ, hoa lá, củ quả quen thuộc mà chúng ta nhìn thấy hàng ngày vóc dáng, trang phục, hành động, tư thế, trạng thái tâm lí, tình cảm…của con người. Điều này khiến cho người giải bị mắc lừa, lẫn lộn, khó phân định ra được đâu là lớp vỏ bao bọc phủ ngoài; đâu là cốt lõi đặc điểm, tính chất của vật được đem ra đố. Bởi vậy, nhân hóa ở lời đố thường đậm đặc và lắt léo, khơng nhẹ nhàng, bóng bẩy như ở các thể loại văn học khác. Kèm với phương thức này, có thể gặp lối nói quá (thường là phóng đại) và một vài hình thức chơi chữ (nhiều nhất là chơi chữ cùng âm).

b. Đồ vật hóa: Dùng đặc điểm của đồ vật để đánh lạc hướng lập luận

Tuy số lượng không nhiều (61 câu, chiếm 19,6 %), song phương thức này cũng đã phát huy tác dụng gây nhiễu trong quá trình suy luận quy chiếu vật đố. Người đố có thể mượn đồ dùng của con người để đố về động thực vật.

Đồ vật ấy có thể là phương tiện giao thơng đường thủy: Con cịng thành chiếc tàu chìm đáy sơng, con vịt thành chiếc thuyền (bách) – Hình ảnh này xuất hiện khá nhiều trong các lời đố về động vật:

(347) “Chiếc tàu nó chìm đáy sơng

Cái mui nó mục, cái cong nó cịn.”

(Con cịng) [125, tr. 256] Hay:

(348) “Cái thuyền ba vạn, cái ván sơn son, Bơi ra cửa bể bắt con rồng rồng.”

(Con vịt mị tép) [125, tr. 228] Đồ vật cũng có thể là các vật dụng xuất hiện trong đời sống sinh hoạt thường nhật: chày đâm, đinh sắt, lược, đèn lồng, túi đỏ....

Bên cạnh những lời đố đồ vật hóa tồn bộ con vật, xuất hiện khơng ít những câu đồ vật hóa các bộ phận riêng lẻ của chúng. Ví như chân trâu trở thành chày đâm xuống đất, còn sừng trâu lại thành cây đinh sắt nhọn hoắt uốn cong:

(349) “Bốn cái chày đâm Đâm sâu xuống đất Hai cây đinh sắt Nhọn hoắt uốn cong Một cái lúc lắc qua lại Hai cái quơ quơ lên xuống.”

(Con trâu) [125, tr. 147] Hay chiếc mào của chú gà trống lại trở thành cái lược đỏ trên đầu:

(350) “Hai chân đứng chững chạc Cái lược đỏ trên đầu.”

(Gà trống) [125, tr. 217] Có trường hợp đồ vật hóa kết hợp với khơng gian hóa: Đầu, cuối thân con chó được khơng gian hóa thành đầu làng, cuối làng; cịn mõm (đang sủa) và đi lại được đồ vật hóa thành cái mõ và cây cờ:

Một phần của tài liệu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt . (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(194 trang)
w