7. Cấu trúc luận án
3.2. Cấu trúc lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt
Tìm hiểu cấu trúc lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt, chúng tôi dựa vào lý thuyết của Đỗ Hữu Châu về khái niệm và cấu tạo của lập luận (cụ thể là của các thành phần lập luận): “Kết luận và luận cứ có thể tường minh, được nói ra, mà cũng có thể hàm ẩn” [21, tr. 89].
Do kết luận của câu đố luôn ln hàm ẩn, được giấu kín, khơng được nói ra (nó chỉ xuất hiện khi người giải tìm ra ẩn số bài tốn đố) nên xét cấu trúc lập luận của câu đố, chúng tôi chủ yếu dựa vào sự hiện diện của luận cứ. Trong câu đố về động thực vật trong tiếng Việt, luận cứ có thể được nói ra đầy đủ, có thể hàm ẩn
một/một số luận cứ nên chúng tôi chia cấu trúc lập luận câu đố thành hai loại: cấu trúc lập luận tường minh và cấu trúc lập luận hàm ẩn (bảng 3.3)
Bảng 3.3. Cấu trúc lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt
STT Cấu trúc lập luận Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Cấu trúc lập luận tường minh 90 8
2 Cấu trúc lập luận hàm ẩn 1034 92
3.2.1. Cấu trúc lập luận tường minh
Câu đố có cấu trúc lập luận tường minh (tường minh luận cứ) là cấu trúc lập luận có sự hiện diện đầy đủ các luận cứ. Cấu trúc lập luận này xuất hiện ở câu đố có chứa sẵn danh từ chỉ loại (con/cây/hoa/quả/củ ...) kèm theo các từ nghi vấn: gì,chi, nào... Do phải “giấu kín” vật đố nên loại này chiếm số lượng không nhiều (90/1124
câu, chiếm 8%). Với những câu đố có cấu trúc lập luận tường minh, đối tượng hỏi đã được xác định cụ thể về loại (động vật hay thực vật).
Ví dụ, đố về động vật (gà mái, con kiến, con rắn. ), cùng với danh từ chỉ loại (con) đi kèm từ để hỏi (chi/gì), là các đặc điểm đặc trưng của vật được đố (gà mái -
khơng vú ni chín mười con, con kiến – có thể đi lên, đi xuống, đi ngang, đi dọc và mổ ra khơng có máu, con rắn – đi khắp núi rừng dù khơng có chân)...
(308) “Con chi khơng vú ni chín mười con”. (Gà mái) [125, tr. 217 ] (309 ) “Con gì đi lên, đi xuống
Đi dọc, đi ngang đều được Mổ ra khơng có máu.”
(Con kiến) [125, tr.280] (310 ) “Con gì khơng chân mà đi khắp rừng núi.”
(Con rắn) [125, tr.301] Hay đố về thực vật, trong lời đố, ngồi các đặc điểm của vật đố cịn có các danh từ chỉ loại, khu biệt, giới hạn vật đố (hoa/quả (trái)...)...
(311) “Hoa gì tươi đẹp đồng thời lắm gai?”
(Hoa hồng) [125, tr.131] (312) “Trái gì có mắt, có gai
Màu vàng, vị ngọt hương bay ngát lừng?” (Quả dứa) [125, tr.118] Căn cứ vào luận cứ hiển hiện trên bề mặt ngơn từ: hoa/quả (gì) cùng các đặc điểm đi kèm (tươi đẹp, lắm gai/ quả dứa – có mắt, có gai, màu vàng, vị ngọt ) người giải nhanh chóng tìm ra đáp án là hoa hồng hay quả dứa.
Ở loại câu đố có cấu trúc lập luận tường minh, tất cả các luận cứ đều xuất hiện trực tiếp trên bề mặt câu chữ. Đó là trường hợp câu đố có phần để hỏi - con/cây gì/chi?... hay danh từ trung tâm chỉ loại đứng đầu văn bản – con/cây. Người đố chỉ
cần căn cứ vào những yếu tố được đưa ra trong luận cứ để tìm ra vật đố (kết luận). (313)
↓
Luận cứ (tường minh) Luận cứ (tường minh)
Tuy nhiên, cũng có trường hợp, từ để hỏi lại hỏi chệch sang đối tượng khác để đánh lạc hướng suy luận ở người giải: Đó là trường hợp đố về con cá mè, cá mè nhà nhưng trong cấu trúc lập luận lại dùng (314) “Cái gì khác họ cùng tên. Cái ở dưới nước, cái trên mái nhà” [125, tr. 255]...
Ở câu đố có cấu trúc lập luận tường minh, có thể quan niệm lời đố và lời giải là một cặp hỏi đáp, đòi hỏi sự tương tác cao độ giữa lượt lời hỏi (đố) và lượt lời đáp (giải đố).
3.2.2. Cấu trúc lập luận hàm ẩn
Cấu trúc lập luận hàm ẩn là cấu trúc lập luận mà một trong các thành phần lập luận (một trong những luận cứ) khơng xuất hiện trực tiếp. Bên cạnh số ít câu đố có cấu trúc lập luận tường minh thì đa số cịn lại có cấu trúc hàm ẩn (hàm ẩn một/một số luận cứ).
Do yêu cầu phải giấu kín vật đố nên đa số câu đố về động thực vật trong tiếng Việt dùng cấu trúc lập luận hàm ẩn (1034/1124 câu, chiếm 92%). Ở những câu đố dùng cấu trúc lập luận này, không xuất hiện các danh từ chỉ loại và các từ để hỏi. Chúng đều ẩn đi và người giải đố tự phải hiểu ngầm là người ra đố hỏi đố về đối tượng nào.
Chúng tôi nhận thấy, với câu đố về động thực vật, nếu kết luận là toàn thể động vật hay toàn thể thực vật thì luận cứ hàm ẩn thường là: Con/chim/cá gì
(chi/nào) hoặc cây/hoa/quả gì (chi/nào)... - nếu luận cứ hàm ẩn đứng đầu văn bản, hay là con/chim/cá gì (chi) hoặc là cây/hoa/quả gì (chi) - nếu luận cứ hàm ẩn đứng ở cuối. hẹn đến ngày mai?” ↓ “Hoa gì (Hoa mai) [125, tr. 145] ↓ Kết luận (hàm ẩn)
Ví dụ: (315)
↓ Luận cứ (Hàm ẩn)
Những câu đố như (316) “Bằng chiếc đũa, dài một gang, lốm đốm nhiều khoang, xây lâu đài trong lòng đất” – Con trùn [125, tr. 305]; (317) “Vừa bằng lá tre, le the mặt nước” (Con đỉa) [125, tr. 261]; (318) “Vừa bằng hột lạc, trong nạc ngoài xương.” – (Con ốc) [125, tr. 266]; (319) “Vừa bằng đốt tay, Thay lay những máu, Đến mùa tháng sáu, Con cháu được ăn” (Quả sim) [125, tr. ]; (320) “Không uốn mà ngay” (Cây cau) [125, tr.]... đều hàm ẩn Con gì hoặc quả/cây gì (chi) ở trước chúng, là con/quả/cây gì (chi) ở sau nó. Nếu tường minh hóa đầy đủ các luận cứ thì lời đố (316), (317), (318), (319), (320) sẽ lần lượt là:
“(Con gì/chi) bằng chiếc đũa, dài một gang, lốm đốm nhiều khoang, xây lâu đài trong lịng đất”
“(Con gì/chi) vừa bằng lá tre, le the mặt nước”
“(Con gì/chi) vừa bằng hột lạc, trong nạc ngồi xương”
“(Quả gì/chi) vừa bằng đốt tay, Thay lay những máu, Đến mùa tháng sáu, Con cháu được ăn.”
“(Cây gì/chi) khơng uốn mà ngay”... Hoặc:
“Bằng chiếc đũa, dài một gang, lốm đốm nhiều khoang, xây lâu đài trong lòng đất (là con gì/chi?)”
“Vừa bằng lá tre, le the mặt nước (là con gì/chi?)”
“Vừa bằng hột lạc, trong nạc ngồi xương (là con gì/chi?)”
“Vừa bằng đốt tay, Thay lay những máu, Đến mùa tháng sáu, Con cháu được ăn (là quả gì/chi?)”
“Khơng uốn mà ngay (là cây gì/chi?)...
Cịn nếu vật đố (kết luận) chỉ là một bộ phận của động vật/thực vật thì thường ẩn đi luận cứ cái gì trước nó hoặc là cái gì sau nó..
Bằng khúc cửi, lủi vơ lùm/Cái lưng khum khum, cái đuôi thậm thượt.”
↓
Luận cứ (tường minh) “(Con gì/chi) (Con chuột) [125, tr. 237] ↓ Kết luận (hàm ẩn)
Ví dụ: Các lời đố (321) “Vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng” (Vết chân trâu) [125, tr. 250]; (322) “Vừa bằng cái kim, chìm xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được.” (Râu tơm) [125, tr. 271]; (323) “Đỏ choen choét, loét lòe loe. Xanh lè lè, quăn quằm quặp” (Bắp chuối) [125, 101], (324) “Vừa bằng cánh cửa, nằm ngửa giữa trời” (Tàu lá chuối) [125, tr. 105] nếu tường minh hóa, lấp đầy các luận cứ (hàm ẩn) sẽ là:
“(Cái gì) vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng”
“(Cái gì) vừa bằng cái kim, chìm xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được.” “(Cái gì) đỏ choen choét, loét lòe loe. Xanh lè lè, quăn quằm quặp”
“(Cái gì) vừa bằng cánh cửa, nằm ngửa giữa trời” Hoặc:
“Vừa bằng cái bát, san sát giữa đồng (là cái gì?)”
“Vừa bằng cái kim, chìm xuống ao. Đào chẳng thấy, lấy chẳng được (là cái
gì?)” “Đỏ choen choét, loét lòe loe. Xanh lè lè, quăn quằm quặp (là cái gì?)”
“Vừa bằng cánh cửa, nằm ngửa giữa trời (là cái gì?)”
Với cấu trúc lập luận tường minh, đối tượng đố (con/cây...) đã được “hé mở”, gợi dẫn thì ở cấu trúc lập luận hàm ẩn, vật đố được “giấu kín”, người giải phải tự xác định phạm vi đối tượng được ra đố (hỏi về động vật hay thực vật) để giải mã ẩn số bài toán đố.