- Khối lượng rác thu gom
19856 tấn
4.2.3 Giải pháp về nhận thức các bên liên quan
Đối với các tổ chức/cán bộ
- Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức của cán bộ về vấn đề rác
thải và quản lý rác thải địa phương.
- Xã hội hóa vấn đề rác thải và quản lý rác thải
Đối với người dân
- Giáo dục các tầng lớp người dân thông qua hội phụ nữ, hội nông
dân, hội cựu chiến binh. Những hội này sẽ dạy cho các thành viên trong hội của họ tác hại của việc xả rác bừa bãi, cách thu gom, cách phân loại rác tại nguồn và cách xử lý rác…Thông qua những hội này thì thực hiện chương trình quản lý rác thải, kiểm soát và thúc đẩy công việc này tại xã của mình.
- Nâng cao nhận thức của người dân bằng hình thức loa phát thanh hàng tuần.
- Khuyến khích nhân dân áp dụng các khoa học kỹ thuật tiến bộ nhằm giảm thiểu rác thải trong nông nghiệp, từ đó nâng cao đời sống nhân dân. Áp dụng mô hình 3 tăng, 3 giảm nhằm giảm lượng phân bón hóa học và thuốc BVT
PHẦN THỨ NĂM KẾT LUẬN 5.1 Kết luận
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, Sóc Sơn đã có nhiều sự thay đổi trong nền kinh tế, xã hội. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì vấn đề môi trường đặc biệt công tác quản lý rác thải huyện còn nhiêu vấn đề cần quan tâm.
Sau khi tiến hành nghiên cứu công tác quản lý rác thải ở huyện Sóc Sơn, đề tài thu được một số kết quả như sau:
1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về rác thải, công tác quản lý rác thải trên góc độ kỹ thuật, trên cả phương diện chính sách và công cụ
2. Đi sâu tìm hiểu thực trạng tình hình phát sinh, xu hướng biến động, nguồn gốc hình thành và thành phần rác thải nông thôn ở huyện Sóc Sơn. Qua đó, đưa ra kết luận: Rác thải sinh hoạt và rác nông nghiệp ngày càng tăng.
3. Ước tính lượng rác thải nông thôn trong môi trường, từ đó so sánh lượng rác được thông kê. Rác thải khu vực ngày càng gia tăng từ 17201 năm 2007 lên 20437 tấn vào năm 2009, chỉ trong 2 năm lượng rác thải đã tăng lên 3236 tấn/năm, tức tăng lên 109%, nhưng lượng thu gom thực tế lại thấp (36,94%), nhỏ hơn 2,3 lần so với thực tế rác thải thải ra.
Hiện tại người dân nông thôn ở Sóc Sơn đã tiến hành phân loại rác nhưng theo tiêu chí là bán được và không còn bán được (chiếm >80%), còn rất ít hộ biết cách phân loại theo các tiêu chí khác. Việc thu gom còn ở phạm vi hẹp chủ yếu là ở các ven đường lớn và ở thị trấn còn ở các xã có thu nhập thấp, có đường giao thông không thuận lợi thì hầu như chưa có dịch vụ thu gom. Nhìn chung những người có thu nhập thấp chưa được tiếp cận dịch vụ này. Hình thức xử lý rác thải sinh hoạt và rác sinh hoạt ở huyện dưới dạng
chôn lấp và đốt là chủ yếu. Hoạt động tái chế ở huyện tập trung các xã Hồng Kỳ, Trung Giã,..nhưng nhìn chung chưa tạo thành hệ thống.
4. Tìm hiểu được tình hình quản lý rác trên góc độ kỹ thuật và cũng như trên góc độ chính sách, kinh tế. Công tác quản lý rác thải còn kém hiệu quả:
- Trong quá trình lập kế hoạch cho năm tới thì cơ quan chức trách sử dụng thông tin một chiều cụ thể dựa vào báo cáo của công ty MTĐT chủ yếu mà chưa tiến hành điều tra thực tế nên các chỉ tiêu trong lập kế hoạch còn thấp so thực tế cần thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện, huyện còn chưa có sự giám sát các đơn vị trong vấn đề thực hiện. Đối với các UBND xã thì còn mang tính chất đối phó trong vấn đề báo cáo số liệu nên số liệu không được chính xác.
Công tác tuyên truyền còn ít, hầu như mỗi năm chỉ có 1-2 lần tổ chức tuyên truyền tới bà con vấn đề môi trường nói chung chứ chưa cụ thể về vấn đề rác thải. Cũng chưa có các buổi tập huấn cho các hộ gia đình về vấn đề phân loại rác tại nguồn hay công tác thu gom, xử lý...
- Giám sát đánh giá: Đã lập có ban giám sát để kiểm tra đánh giá các đơn vị tham gia trong quản lý rác thải nhưng nhìn chung công tác này còn chưa chặt chẽ, cần tích cực trong công tác này hơn nữa.
Toàn huyện có 02 mô hình quản lý rác thải sinh hoạt và rác nông nghiệp: mô hình chuyên quản và mô hình hội phụ nữ.
- Đối với: mô hình chuyên quản cấn định hướng theo cơ chế thị trường, nâng cao năng lực quản lý
- Đối với mô hình hội PN: cần phát huy để mở rộng phạm vi hoạt động của mô hình.
5. Trong quá trình nghiên cứu các bên liên quan tới công tác quản lý rác thải huyện, đã đưa ra kết luận: Hội phụ nữ nói chung và phụ nữ nói riêng
có vai trò rất quan trọng đối với quản lý rác thải ở thôn Thanh Hà, xã Nam Sơn, Sóc Sơn.
6. Tìm hiểu được những vấn đề chính trong công tác quản lý rác thải ở huyện Sóc Sơn:
Về mặt kỹ thuật: cơ sở vật chất như thùng rác, xe gom còn thếu thốn và chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng đủ để tiến hành thu gom rác hiệu qủa hơn; thiếu các hoạt động quan trắc môi trường xung quanh các bãi rác; các chân rác hay hố rác chưa hợp vệ sinh; phạm vi thu gom hẹp.
Về tài chính: Phí thu gom rác thải còn thấp nên chưa kích thích hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển. Phần lớn chi phí cho xử lý, vận chuyển ...trích ra từ ngân sách nhà nước tạo nên gánh nặng lớn cho nhà nước.
Về mặt thể chế và tổ chức:Thiếu các qui định và văn bản pháp luật về các chế tài xử phạt các vi phạm vệ sinh môi trường. Việc tham gia các tổ chức môi trường vào công tác xã hội hóa môi trường còn chưa cao.
Về mặt nhận thức của các bên liên quan: ý thức của người dân còn thấp, nhận thức của cán bộ về vấn đề môi trường còn hạn chế.
7. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rác thải huyện Sóc Sơn
Giải pháp trước mắt:
- Ban hành các văn bản qui định về rác thải nông thôn và các qui định xử phạt, khen thưởng liên quan đến vấn đề quản lý rác thải; Nâng cao trình độ cán bộ quản lý địa phương thông qua hoạt động tập huấn, đào tạo ngắn hạn.
- Trang bị các thiết bị thu gom, vận chuyển rác trên các đường phố cũng như ở các điểm đổ rác của các xã; áp dụng các ký thuật tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp.
Giải pháp lâu dài:
- Xây dựng mô hình quản lý rác thải dựa vào cộng đồng, phân loại rác tại nguồn.
Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc đánh giá công tác quản lý rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp, từ đó đè xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao công tác quản lý rác thải nông thôn huyện Sóc Sơn. Nếu có điều kiện, chúng tôi sẽ nghiên cứu thêm để phân tích chi phí – lợi ích của công tác quản lý rác thải nông thôn và đi sâu về vấn đề giới trong công tác quản lý rác thải nông thôn.
5.2 Kiến nghị
Đối với UBND huyện
- Cần ban hành văn bản qui định cụ thể vấn đề rác thải nông thôn
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, tập huấn cho cán bộ cũng như người dân nông thôn về vấn đề rác thải.
- Về cơ chế, chính sách đầu tư cần ưu tiên cho các vùng miền nông
thôn còn gặp nhiều khó khăn nhằm đảm bảo cuộc sống cho người dân nông thôn.Đồng thời có chính sách khuyền khích và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước đã và đang có ý định đầu tư cho nông thôn nhất là trên lĩnh vực môi trường.
- Chính sách đào tạo để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ địa phương trong vấn đề quản lý rác nông thôn.
Đối với cấp lãnh đạo xã
- Cần có nhiều hơn nữa các hoạt động tuyên truyền, tập huấn nhằm
nâng cao ý thức giữ vệ sinh môi trường cho người dân.
- Cần nhanh chóng đầu tư xây dựng, thành lập một đơn vị quản lý rác thải nhằm thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn xã.
- Nên đầu tư xây dựng các bể chứa rác trong các khu dân cư tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và hạn chế sự vứt rác bừa bãi của người dân.
- Nên ban hành các nội quy, quy chế về hành động gây ô nhiễm môi trường.
- Nâng cao năng lực về tài chính cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
- Cần chủ động liên hệ với địa phương trong vấn đề thu gom rác, cũng như vận chuyển.
Đối với hội phụ nữ
- Phát huy hoạt động của mình trong công tác tuyên truyền, thu gom rác thải.
- Tăng cường sự phối hợp với các đoàn thể khác như hội nông dân, đoan thanh niên,... trong công tác tuyên truyền, vận động phân loại, thu gom rác thải tại địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Dược (2009), Đau đầu chuyện rác thải ở nông thôn, Báo điện tử Việt Nam net.
Địa chỉ: http://vietnamnet.vn/khoahoc/200910/Dau-dau-chuyen-rác-thai- o-nong-thon-875752
2. N.H (2009), “Rác thải nông thôn -Vấn đề bức xúc!”, báo điện tử Phú Thọ
Địa chỉ:
http://www.baophutho.org.vn/baophutho/vn/website/kinh- te/2009/11/11D28D9D736/
3. Đào Huyền(2008), Báo động ô nhiễm rác thải nông nghiệp, Báo Hà Nội mới
Địa chỉ: http://www.hanoimoi.com.vn/print/228306/print.htm
4. Thanh Huyền (26/10/2009) ,Kinh hoàng dân ven kênh sống cùng rác và… chuột cống ghẻ, Báo điện tử Tin tức mới
Địa chỉ:
http://www.tinmoi.vn/Kinh-hoang-dan-ven-kenh-song-cung-rác-va-chuot- cong-ghe-1073498.html
5. Minh Ngọc (28.01.2010), “Nhiều vi phạm trong công tác bảo vệ môi trường”, báo điện tử sở TNMT tỉnh Cao Bằng
Địa chỉ:
http://www.tnmtcaobang.gov.vn/index.php? cb_nre=News&in=viewst&sid=867
6. Nguyễn Thị Minh Ngọc(2009), Quản lý rác thải nông thôn Trường hợp nghiên cứu tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
7. Lan Ngọc (17/11/2009 )“ Quảng Ninh, một mô hình thu gom rác thải cần nhân rộng”
8. GS.TS Trần Hiếu Nhuệ (2001), “Quản lý xử lý chất thải rắn – tập 1:Rác thải đô thị”, Nxb Hà Nội.
9. Hoàng Thị Phượng(2008), “Tìm hiểu mức sẵn lòng chi trả của người dân về việc thu gom xử lý rác thải bằng phương pháp tạo dựng thị trường tại khu vực Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội.
10. Phạm Hoàng Phương, Rác thải: Lợi ích và tác hại?, Cổng điện tử của Bộ tài nguyên môi trường
Địa chỉ: http://www.nea.gov.vn/thongtinmt/noidung/kh_so6_05.htm
11. Đan Thanh(05/12/2009), Rác “về” nông thôn, Báo điện tử An ninh thủ đô.
Địa chỉ:
http://www.anninhthudo.vn/tianyon/index.aspx? articleid=63435&channelid=3
12. Mai Thi(2004), Vấn đề môi trường nông nghiệp, nông thôn và các nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của nông dân,Thông tin Khoa học – Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, số 4/2004, tr.27
13. Nguyến Thị Trìu (2009), Đánh giá công tác quản lý rác thải tại thành phố Bắc Ninh – Bắc Ninh, Luận văn tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.
14. Xí nghiệp MTĐT Sóc Sơn (2009), “Báo cáo tổng kết năm 2009 phương hướng cho 2010”
15. Phòng Thông kê huyện Sóc Sơn (2007- 2009), “Báo cáo tổng kết các vấn đề kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn 2007, 2008, 2009”
17. Phòng TNMT (6/2008), “Báo cáo thuyết minh qui hoạch, định hướng và kế hoạch sử dụng đất đến 2010 huyện Sóc Sơn – Hà Nội”
Bảng dự báo dân số huyện Sóc Sơn trong tương lai Năm Tỷ lệ gia tăng dân số
(%)
Dân số dự báo (người)
2009 1.42 294638 2010 1,44 298880,7872 2011 1,46 303304.2346 2012 1,45 307641,4942 2013 1,44 311979,2574 2014 1,43 316315,7999 2015 1,42 320649,3731 2016 1,4 324753,9505 2017 1,38 328781,2581 2018 1,36 332727,1 2019 1,34 336587,3249 2020 1,32 340357,8332
PHỤ LỤC
Một số hình ảnh minh họa
Đổ rác không đúng nơi qui định Đâu cũng là hố rác
Không phân loại rác Thùng đựng rác
Ở SÓC SƠN (Dành cho hộ gia đình)
Với quá trình công nghiệp hóa ngày càng nhanh, vấn đề rác thải ở Sóc Sơn ngày càng trở nên bức xúc.Chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề quản lý rác thải nông thôn ở huyện Sóc Sơn.Những thông tin trong phiếu điều tra sẽ được gữi kín và chỉ mang tính chất phục vụ cho mục đích nghiên cứu.Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự giúp đỡ của gia đình.
Địa điểm điều tra:……… Phiếu điều tra số:………
I. Thông tin về chủ hộ
1. Tên chủ hộ:………Tuổi:……… 2. Giới tính: Nam Nữ
3. Số khẩu:……….. 4. Số lao động chính:……….
5. Nghề nghiệp hiện nay của ông/bà?
1.Thuần nông 2. Buôn bán 3. Công nhân viên chức 4. Kiêm nghề phụ 5. Ngành nghề khác
6. Trình độ văn hóa của ông/bà?
Cấp 3 Cấp 2 Cấp 1 Không học gì cả 7. Trình độ chuyên môn chủ hộ
1. Đại học 2. Cao đẳng 3. Trung cấp 4.Sơ cấp 8. Thu nhập chính của gia đình hiện nay từ nguồn nào?
Lương Nông nghiệp Kinh doanh, dịch vụ Thu nhập khác 9. Gia đình ông/bà thuộc nhóm hộ nào?
1 Giàu 2 Khá 3 Trung bình 4 Nghèo
II. Nội dung điều tra
Trong đó, nguồn nào là chủ yếu:……….
- Nếu là từ sản xuất nông nghiệp (đối với hộ sản xuất nông nghiệp) thì rác thải chủ yếu là gì?
Trồng trọt Tỷ lệ (%)………….. Chăn nuôi Tỷ lệ (%)……….
2.Loại chất thải thải ra hàng ngày là gi? Ước lượng tỷ lệ bao nhiêu? Loại chất thải rắn Có Không Tỷ lệ (%) Rác thải hữu cơ dễ
phân hủy (phần thừa của rau củ, thức ăn thừa hàng ngày) Bao bì, nilon, nhựa, cao su
Kim loại, Giấy, caton
Thủy tinh, đồ gốm, gạch ngói, đất đá
* Nếu là hộ sản xuất nông nghiệp, ông/bà có thể cho biết - Diện tích nông nghiệp……….(ha)
- Số lượng gia súc, gia cầm ………(con) - Ước lượng
Vụ/năm Thuốc BVTV(lọ/vụ) bón(kg/sào/vụ)Phân Lúa
Ngô Rau Cây khác
Chỉ tiêu Có Không Tỷ lệ (%) Rác thải canh tác
- Phân bón - Thuốc BVTV Rác thải sau canh tác - Sản phẩm nông nghiệp (rơm, rạ)
Rác thải từ chăn nuôi
3.Ông/bà có thể ước lượng lượng rác gia đình thải ra một ngày là bao nhiêu? 1-2 kg 2-3 kg 4-5 kg ≥ 5 kg
4. Gia đình có vật đựng rác không?
Có Không Nếu có thì vật dụng đó là:
………. 5. Gia đình đựng rác thải vào đâu?
Túi nilon Thùng chuyên dụng Vật được tận dụng 6. Đánh giá về vật dụng đựng rác
- Khả năng chứa đựng
Tốt Bình thường Không tốt - Khả năng phân loại
Có Không - Độ tiện dụng
Lâu dài Bình thường Ngắn 7. Nếu không có vật đựng rác, gia đình đựng ở đâu?
……… 8. Ông/bà có phân loại rác trước khi được thu gom không?
Có Không - Nếu có
Thường xuyên Không thường xuyên 9. Nếu có thì gia đình phân loại rác theo cách nào dưới đây?
Rác dễ phân hủy và rác khó phân hủy Rác độc hại và rác không độc hại Thức ăn thừa riêng, còn lại đổ thành một đống
Cách khác:……… 10. Theo ông/bà việc phân loại rác có cần thiết không?
Có Không
- Vì sao?... ……….. 11. Ông/bà thường xử lý rác thải của gia đình mình bằng cách nào?
Đốt Đổ rác nơi tập trung Đổ rác bừa bãi Chôn lấp 11. Gia đình có đổ rác đúng nơi qui định không?
Có Không 12. Gia đình đổ rác ở đâu?
Trước cổng nhà Đầu ngõ,hẻm Ngoài đường chính Đổ bừa bãi