Hiện trạng phân loại rác ở khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý rác thải tại sóc sơn, hà nội (Trang 65 - 67)

- Khối lượng rác thu gom

19856 tấn

4.1.2.1 Hiện trạng phân loại rác ở khu vực nghiên cứu

Việc quản lý rác thải nông thôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng có một yếu tố mà ảnh hưởng rất lớn tới công tác này là điều kiện kinh tế của hộ và nhận thức, ý thức, trình độ của chủ hộ đối với vấn đề này.

Bảng 4.8 Điều kiện chủ hộ điều tra

Chỉ tiêu Tỷ lệ (%)

TT Sóc Sơn Xã Mai Đình Xã Nam Sơn

1. Trình độ văn hóa 100 100 100 Cấp 3 85 35 15 Cấp 2 15 60 80 Cấp 1 0 10 5 Không học gì 0 0 0 2. Trình độ chuyên môn (Trung cấp trở lên) >70 25 10

3. Điều kiện kinh tế của

hộ điều tra 100 100 100

- Giàu 50 10 5

- Khá 40 60 45

- Trung bình 10 25 45

- Nghèo 0 5 10

Theo số liệu thông kê thì cho thấy có tới hơn 60% dân số làm nông nghiệp, trình độ học vấn thấp, tập trung nhiều ở các xã đặc biệt các xã vùng đồi gò, điều kiện kinh tế còn khó khăn. Theo số liệu điều tra ở bảng 4.8 thì có tới hơn 50% số hộ chỉ học hết cấp 2, tập trung nhiều ở xã Mai Đình, Nam Sơn, giảm dần ở thị trấn.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng người dân nông thôn không có thói quen phân loại rác trước khi đem ra đổ ở khu vực đổ rác. Nếu có phân loại thì người dân thường phân loại theo tiêu chí là những thứ bán được như kim loại, nhựa,caton…và thứ không bán được như thứ ăn thừa, túi nylon,... Khi được phỏng vấn thì người dân cho biết là họ không có thói quen phân loại rác thải vô cơ hay hữu cơ, hay tiêu chí khác. Một thực tế là rất ít người phân loại rác theo tiêu chí như trên.

Biểu 4.2 Tỷ lệ hộ phân loại rác thải ở điểm nghiên cứu

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

- Phân loại theo tiêu chí: bán được và không còn bán được

Ở các xã thì có trên 80 % hộ phân loại theo tiêu chí bán được, điều này cũng dễ hiểu vì người dân hay nông dân thì thường hay tiết kiệm, tận dụng lại những cái có thể bán được, mặt khác, đời sống người dân ở đây cũng

chưa cao nên việc này làm tăng thêm thu nhập cho bản thân họ. Ở Thị trấn, việc phân loại theo tiêu chí này thấp hơn ở các xã.

Có tới 8,33 hộ không có ý kiến gì về phân loại rác theo một tiêu chí nào cả. Có tới 11,67 hộ phân loại rác theo tiêu chí: rác hưuc cơ và rác vô cơ.

Có khoảng 81,67 % hộ điều tra cho rằng phân loại rác rất quan trọng vì nó vừa tăng thu nhập cho gia đình, tiết kiệm được chi tiêu, thuận lợi cho công tác xử lý rác thải. Nhưng trong số những người nhận thức được vấn đề này thì chỉ có 15,6 % hộ là thực hiện việc phân loại rác trước khi đổ rác ra nơi qui định. Bởi vì đó là thói quen từ trước đến nay của nông dân nói chung.

Những 10% hộ cho rằng không cần thiết phải phân loại rác vì họ thấy mất thời gian, phức tạp nên họ không tiến hành phân loại.

Có tới 8,33 % không có ý kiến gì về vấn đề này. Điều này chứng tỏ rằng, hoạt động tuyên truyền, truyền bá hay tập huấn về vấn đề rác thải còn ít nên người dân chưa biết đến cách phân loại và chưa quen với việc phân loại rác thải. Người dân còn ít quan tâm đến vấn đề môi trường. Công tác tuyên truyền còn ít, hầu như mỗi năm chỉ có 1-2 lần tổ chức tuyên truyền tới bà con vấn đề môi trường nói chung chứ chưa cụ thể về vấn đề rác thải.

Một phần của tài liệu Quản lý rác thải tại sóc sơn, hà nội (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w