- Khối lượng rác thu gom
19856 tấn
4.1.3.1 Mô hình chuyên quản
Khu vực chuyên quản áp dụng cho khu vực thị trấn, thị tứ, dọc QL2, QL3, đường 16, đường 135. Rác thải được công nhân quét và thu gom lên xe gom đẩy tay rồi tập kết lại những điểm qui định, rồi xí nghiệp Môi trường Sóc Sơn tiến hành vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn.
Theo báo cáo xí nghiệp Môi trường Sóc Sơn và quá trình điều tra ở địa phương cho thấy 100% số hộ ở thị trấn đã thực hiện phong trào và 27,5% hộ khu vực nông thôn được áp dụng mô hình này, là những hộ nằm trên trục đường khu vực chuyên quản, giao thông thuận tiện. Trong khi dân số nông thôn chiếm 96,57% tổng dân số và trong dân cư sống khu vực nông thôn có tới hơn 50% là sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, thu nhập chưa cao nên dịch vụ này còn chưa được quan tâm.
Sơ đồ 4.2 Mô hình chuyên quản
Ở mô hình quản lý rác thải mà chủ yếu là rác thải sinh hoạt do công ty MTĐT đảm nhiệm việc thu gom rác dưới sự đặt hàng của huyện Sóc Sơn. Có nghĩa là hàng năm sau khi nhận được báo cáo về tình hình rác thải của huyện, huyện sẽ đặt hàng cho công ty thu gom rác thải cho huyện. Ở mô hình này,
Rác hộ gia đình Điểm thu gom Rác trường học, cơ quan Rác công cộng Tổ thu gom Vận chuyển lên bãi rác Chôn lấp Tổ thu gom Tổ thu gom
vận chuyển rác thải toàn huyện nên cũng được sự ưu tiên của UBND huyện. Và các thông tin của huyện về rác thải còn phụ thuộc báo cáo của công ty môi trường và các xã nên chưa có thông tin chính xác để đưa ra các quyết sách, đây có thể nói việc giám sát kiểm tra của huyện còn kém lỏng lẻo trong vấn đề này. Việc thu gom và vận chuyển rác đối với các công ty nên dần dần tiến hành theo cơ chế thị trường để tăng hiệu quả quản lý.
Mô hình này thì việc thu gom và vận chuyển rác tốt nên đường phố và khu vực chuyên quản sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, việc thu gom còn ở phạm vi hẹp chưa mở rộng ra nhiều xã nên lượng rác thải trong môi trường hoặc người dân tự xử lý còn cao.
Qua sơ đồ 4.2 ta thấy rằng rác thải được tổ thu gom rác thải của công ty MTĐT thu gom tận các hộ gia đình thông qua các xe đẩy 0,4 m 3 rồi tập kết ra các điểm thu gom để vận chuyển.
Nhìn chung do trình dộ và điều kiện kinh tế của các hộ ở khu vực chuyên quản cao hơn các khu vực khác nên việc đóng góp cũng như nhận thức của người dân về đổ rác và giữ gìn vệ sinh tốt hơn.
Ở mô hình này, rác thải xuất phát từ 3 nguồn chính là rác hộ gia đình, rác trường học và rác công cộng nhưng chủ yếu là rác gia đình. Vì vậy, muốn giảm lưởng thì phải giảm nguồn phát sinh này là đầu tiên. Tiếp đến, công tác thu gom và công tác vận chuyển là 02 công tác quan trọng nếu được thực hiện tốt thì lượng rác thải ngoài môi trường giảm đi đáng kể. Cần có ban kiểm tra kiểm soát chặt chẽ vấn đề này để đẩy mạnh 2 hoạt động này.
Theo kết quả phỏng vấn những công nhân vệ sinh môi trường cho biết công tác thu gom còn vất vả và khó khăn nên hiệu quả cũng chưa cao:
• Về mặt kỹ thuật:
- Thứ nhất, thiếu thùng rác công cộng và thùng rác phù hợp cho các hộ đựng rác làm mất mỹ quan cho đường phố cũng như gây khó khăn cho người thu gom.
- Thứ hai, hiện tại các xe đẩy 0,4 m 3 số lượng đã ít nên phải vận chuyển một lượng lớn vượt quá tải trọng của nó cho phép nên xe mau hỏng
nhưng công nhân vẫn phải dùng. Thêm vào đó, hầu như trong 1 tổ thu gom thì có 04 người thì có 03 người là phụ nữ nên công việc trở nên khó khăn.
• Về mặt thể chế/chính sách:
- Chưa có qui định về chế tài xử phạt đối với các đối tượng đổ rác bừa bãi, không đúng thời gian,…
- Chưa thành lập ban kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ đối với công tác thu gom xử lý rác của các công ty môi trường.
- Bên cạnh đó, nhận thức của các cán bộ quản lý về vấn đề rác thải còn kém. Cán bộ địa phương thường là cán bộ địa chính kiên sang vấn đề môi trường. Theo kết quả điều tra thì có tới 70% không có kiến thức chuyên môn về vấn đề môi trường cũng như quản lý rác thải.