Công ty có chính sách gì đối việc hỗ trợ các xã trong vấn đề thu gom, vận chuyển rác

Một phần của tài liệu Quản lý rác thải tại sóc sơn, hà nội (Trang 50 - 148)

- Khó khăn gặp phải trong việc thu gom, vận chuyển rác

- Công ty có chính sách gì đối việc hỗ trợ các xã trong vấn đề thu gom,vận chuyển rác vận chuyển rác

Công cụ VENN

Công cụ này được thực hiện tại nhà văn hóa thôn Thanh Hà – Nam Sơn – Sóc Sơn lúc 7h30 ngày 20/03/2010.

Chọn ra 5- 7 người am hiểu, hiểu biết về khu vực,có uy tín trong thôn gồm nhiều thành phần. Trước buổi họp, nhóm chuẩn bị một số dụng cụ như: phấn, giấy Ao, giấy A4, bút…

Đầu tiên, nói rõ mục đích buổi họp và cách thức thực hiện cho nhóm PRA.

Hướng dẫn người dân liệt kê các tổ chức, các bên có liên quan đến quản lý rác thải nông thôn của địa phương. Tầm quan trọng, nhiệm vụ và chức năng, vai trò của từng tổ chức. Kẻ bảng ghi lại ý kiến của người dân lên sân và thư kí ghi lại vào giấy.

Hướng dẫn người dân vẽ sơ đồ VENN để mô tả mối quan hệ của các tổ chức trên với quản lý rác thải nông thôn ở địa phương.

Thường xuyên hỏi lý do về sự lựa chọn của người dân, hỏi thêm về tình hình hoạt động của các tổ chức, đóng góp cho địa phương, những khuyến nghị hay giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đó. Thường xuyên hướng câu hỏi về vai trò của hội phụ nữ và mối quan hệ của hội phụ nữ với các tổ chức khác và với địa phương.

Một số lưu ý khi thực hiện: trong quá trình bàn luận và thể hiện vai trò của các tổ chức bằng sơ đồ VENN về tầm quan trọng của các tổ chức có thể sẽ dẫn đến tranh cãi, không thống nhất thì cần thiết phải nhẹ nhàng, khéo léo để từng người nói lên quan điểm của mình, không để buổi họp tự diễn biến mà không có sự kiểm soát; khi vẽ sơ đồ VENN, người dân có thể vẽ nhầm thành sơ đồ hình cây nên cần kiên trì hướng dẫn rõ ràng, tỉ mỉ.

+ Sơ đồ VENN: thể hiện vai trò, mối quan hệ giữa các tôt chức, đơn vị trong công tác quản lý rác thải ở nông thôn .

Phương pháp lấy mẫu rác thải

Chúng tôi tiến hành lấy 10kg rác ở trên xe tải của 3 xã nghiên cứu. Tiến hành theo các qui trình sau:

+ Đổ rác đã được thu gom xuống sàn + Trộn đều các rác thải

+ Đánh đồng rác thảitheo hình nón

+ Chia hình nón thành 4 phần đều nhau và lấy 2 phần chéo nhau, nhập 2 phần với nhau và trộn đều.

+ Chia mối phần chéo nhau làm thành 2 đống, sau đó lại lấy ra ở mỗi đống ½ phần để phân loại lý học

+ Mẫu rác được lấy theo cách trên được phân ra các loại sau đó bỏ từng loại vào thùng đựng riêng như sau:

Chất cháy được bao gồm: rác hữu cơ (rau, lá cây, thực vật, thức ăn), giấy, nhựa, cao su, giẻ rách

Chất không cháy được: kim loại sắt, thủy tinh, kim loại không phải sắt, đá và sành sứ (không bao gồm xương và vở sò)

Các chất hỗn hợp: các chất có kích thước lớn hơn 5mm, các chất hỗn hợp cso kích thước nhỏ hơn 5mm (tách hỗn hợp có kích thước nhỏ hơn 5mm và lớn hơn 5mm qua một cặp sàng, phân loại càng nhiều càng tốt).

+ Cân và ghi lại trọng lượng của từng loại trong mẫu ghi sẵn trên cơ sở của trọng lượng ướt và biểu thị theo phần trăm của toàn bộ mẫu.

3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin, số liệu

Các thông tin sau khi thu thập về được chúng tôi tiến hành tổng hợp, xử lý trên chương trình Excel trong Microsoft - Office.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong tổng thể nghiên cứu, bằng việc quan sát những chủ thể của nông thôn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ đó đưa ra các đánh giá, nhận định và nhận xét của tác

tốc độ phát triển của các chỉ tiêu kinh tế xã hội thuộc phạm vi đề tài nghiên cứu nhằm chỉ ra được sự liên quan, tác động và ảnh hưởng của các chỉ tiêu này đến công tác quản lý rác thải tại địa phương.

Sử dụng phương pháp thống kê so sánh, bằng việc đưa ra các nhóm chỉ tiêu của các vấn đề, đối tượng có liên quan, dựa trên các số liệu đã điều tra rồi từ đó dùng để so sánh giữa các thôn, các nhóm hộ về cùng một chỉ tiêu nào đó nhằm đưa ra được các nhận xét đánh giá cho một vấn đề là tốt hay xấu, là được hay chưa được từ đó có được cách giải quyết vấn đề quản lý rác thải tại địa phương.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế : GDP bình quân, mức tăng trưởng kinh tế, …

- Chỉ tiêu phản ánh trình độ dân trí, thu nhập, mức sống: trình độ văn hóa, thu nhập bình quân đầu người…

- Chỉ tiêu đóng góp: Mức tiền đóng góp, loại đóng góp, số người đóng góp, số người không đóng góp…

- Chỉ tiêu về thu gom: có bao nhiêu đơn vị thu gom, số người thu gom, số lần thu gom, phương tiện thu gom…

- Chỉ tiêu về phân loại: Phân loại trong hộ dân, phân loại trong quá trình thu gom, phân loại trong quá trình xử lý, số hộ dân phân loại trước khi đổ rác, phân thành rác vô cơ, rác hữu cơ, rác thải rắn, rác thải khí, nước thải,... - Chỉ tiêu về xử lý: Số điểm chứa rác, số điểm tập kết rác, số bãi rác, số hộ hưởng lợi từ điểm đổ rác, số hộ chịu ảnh hưởng bở điểm đổ rác….

PHẦN THỨ TƯ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đánh giá thực trạng quản lý rác thải ở huyện Sóc Sơn

4.1.1 Thực trạng rác thải ở địa phương

Huyện Sóc Sơn có diện tích đất tự nhiên: 306.090 km2, gồm 25 xã và 01 Thị trấn, dân số khoảng 30 vạn người, có khoảng 200 cơ quan đơn vị, nhà máy của Trung ương, Thành phố, Huyện đóng trên địa bàn.

Hiện nay, khối lượng rác thải phát sinh trong ngày khoảng 150 tấn. Tức là cứ mỗi người dân phát sinh khoảng 0,4 – 0,6 kg rác thải mỗi ngày.Đó là những yếu tố cơ bản có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện.

Theo báo cáo của xí nghiệp Môi trường Đô thị Sóc Sơn thì lượng rác thải của huyện ngày càng phát sinh nhiều. Năm 2007, 2008 thì khối lượng rác thải phát sinh là khoảng 133 tấn/ngày. Dựa vào biểu đồ ta thấy lượng rác thải tăng từ 17201 năm 2007 lên 20437 tấn vào năm 2009, chỉ trong 2 năm lượng rác thải đã tăng lên 3236 tấn/năm, tức tăng lên 109%

Biểu đồ 4.1 Lượng rác thải phát sinh huyện Sóc Sơn năm 2007 -2009

Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cùng với sự gia tăng dân số nhanh của huyện thì rác thải phát sinh từ mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân. Trên địa bàn huyện còn có hơn 200 cơ quan đơn vị nhà máy. Vì vậy, nguồn hình thành nên rác thải ở địa phương khá đa dạng và phúc tạp.Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về 2 nguồn hình thành chính là rác sinh hoạt và rác nông nghiệp của nông thôn.

Nguồn phát sinh rác thải

Bảng 4.1 Nguồn hình thành nên rác thải ở điểm nghiên cứu Vùng

Nguồn

Tỷ lệ hộ điều tra chọn nguồn gốc hình thành nên rác thải

Xã Mai Đình Xã Nam Sơn Thị trấn Sóc Sơn

Sinh hoạt 100 100 100

Nông nghiệp 80 70 5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)

Tổng hợp số liệu khảo sát điều tra cho thấy rằng, nguồn hình thành nên rác thải của các hộ dân ở khu vực nghiên cứu nói chung và toàn huyện nói riêng chủ yếu từ rác thải sinh hoạt tức từ các hộ gia đình, rác thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp và từ kinh doanh dịch vụ. Có tới 100% số hộ được hỏi cho rằng nguồn hình thành nên rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt.

Qua bảng 4.1 ta cũng thấy rằng tỷ lệ nguồn hình thành nên rác thải của các điểm nghiên cứu là khác nhau, nguyên nhân chủ yếu là do điều kiện tự nhiên và nghề nghiệp chính của hộ dân ở đây. Ở thị trấn Sóc Sơn chủ yếu là các hộ sản xuất kinh doanh dịch vụ và các hộ có thu nhập từ lương nên rác thải là rác sinh hoạt và từ hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Đối với xã Mai Đình là xã vùng đồng bằng số lượng dân cư đông đúc, hơn nữa người dân chủ yếu sống bằng nghề làm ruộng, ngoài ra ở đây hộ kiêm thêm nghề kinh doanh dịch vụ cũng khá phát triển.

Đối với xã Nam Sơn là một xã vùng đồi gò chủ yếu là núi đồi, mật độ dân cư thấp nhưng sống khá tập trung, nguồn hình thành nên rác thải gồm 2 nguồn chính là rác sinh hoạt và rác nông nghiệp.

Rác thải sinh hoạt và rác thải kinh doanh dịch vụ hầu như đã được thu gom và do công ty MTĐT Sóc Sơn và các công ty khác thu gom và vận chuyển lên bãi rác Nam Sơn xử lý dưới sự quản lý của phòng TNMT huyện kiểm soát. Rác nông nghiệp cũng là nguồn khá lớn nhưng chưa tổ chức thu gom

Bên cạnh đó, ở Sóc Sơn còn có nguồn rác thải từ các khu công nghiệp và rác y tế chiếm khá cao, nhưng chưa có số liệu thống kê chính xác về nguồn này. Các khu công nghiệp tự xử lý rác thải mình hoặc thuê công ty môi trường vận chuyển nhưng chưa có một đơn vị đưngS ra chịu trách nhiệm thu gom tất cả lượng rác thải của khu này.

Ước tính lượng rác phát sinh thực tế trong toàn huyện: RH

Theo số liệu thống kê thì chỉ có rác thải sinh hoạt được thu gom và xử lý, còn ở huyện Sóc Sơn nói riêng và nông thôn nói chung thì vấn đề rác thải nông nghiệp chưa được thông kê và được quan tâm. Trên thực tế là rác thải sinh hoạt trong khu dân cư còn rất nhiều so với lượng được các xí nghiệp và công ty môi trường thu gom và xử lý. Vậy ngoài môi trường, không chỉ lượng rác thải sinh hoạt mà còn rác từ sản xuất nông nghiệp chưa kiểm soát được.

Theo kết quả điều tra thì lượng rác thải sinh hoạt ở huyện dao động vào khoảng 0,4 – 0,6 kg/ngày.người, chúng tôi tiến hành ước tính dựa lượng rác này vào đặc điểm vùng và dân số của khu vực đó. Ở khu vực đồng bằng thì lượng rác dao động khoảng 0,6 kg/ngày.người, khu vực vùng trũng khoảng 0,5 kg/ngày.người, còn khu vực đồi gò khoảng 0,4 kg/ngày. nguời. Bình quân cả huyện mỗi ngày trung bình mỗi người thải ra khoảng 0,5 kg/ngày.người rác thải sinh hoạt. Vậy mỗi ngày trên địa bàn huyện phát sinh khoảng 150 tấn rác chưa kể rác thải nhà máy, khu công nghiệp, rác thải bệnh viện và rác thải từ sản xuất nông nghiệp.

Bảng 4.2 Ước tính lượng rác thải sinh hoạt phát sinh năm 2009 TT Các xã (Người)Dân số Đơn vị phát sinh rác (kg/người- ngày) Tổng lượng rác thải phát sinh Kg/ngày Tấn/năm 1 Tân Dân 15611 0,6 3418809 3418,809 2 Thanh Xuân 11719 0,6 2566461 2566,461 3 Minh Trí 14173 0,4 2069258 2069,258 4 Minh Phú 11181 0,4 1632426 1632,426 5 Hiền Minh 10930 0,6 2393670 2393,67 6 Quang Tiến 8923 0.6 1954137 1954,137 7 Phú Cường 10664 0,5 1946180 1946,18 8 Phú Minh 18455 0,5 3368037,5 3368,0375 9 Mai Đình 13722 0,6 3005118 3005.118 10 Phủ Lỗ 11719 0,5 2138717,5 2138.7175 11 Đông Xuân 8847 0,5 1614577,5 1614,5775 12 Nam Sơn 14829 0,4 2165034 2165,034 13 Bắc Sơn 10781 0,4 1574026 1574.026 14 Hồng Kỳ 12391 0,4 1809086 1809.086 15 Trung Giã 10627 0,6 2327313 2327,313 16 Tân Hưng 9968 0,5 1819160 1819,16 17 Bắc Phú 8108 0,5 1479710 1479,71 18 Việt Long 9307 0,5 1698527,5 1698,5275 19 Xuân Giang 7720 0,5 1408900 1408.9 20 Đức Hòa 9721 0,5 1774082,5 1774,0825 21 Xuân Thu 9449 0,5 1724442,5 1724,4425 22 Kim Lũ 9180 0,6 2010420 2010,42 23 Phù Linh 18165 0,6 3978135 3978,135 24 Tân Minh 13878 0.6 3039282 3039,282 25 Tiên Dược 4473 0,6 979587 979,587 26 Thị trấn 10097 0,6 2211243 2211,243 Tổng số 294638 56106340 56106,34

Từ số liệu trên ta thấy rằng lượng rác thải chưa được thông kê trong nông thôn (ước tính 56106,34 tấn/năm) còn rất nhiều, có thể nói là gấp đôi so với lượng thông kê được (20437 tấn/năm) và lượng rác chưa được kiểm soát mà tồn tại ngoài môi trường gây nên nhiều nguy cơ cho môi trường sống hiện nay. Điều này cũng chứng tỏ rằng thông tin về vấn đề rác thải còn hạn chế, cơ quan chuyên trách của địa phương còn chưa quan tâm, chưa tiến hành điều tra, nghiên cứu một cách nghiêm túc cụ thể để có biện pháp quản lý hợp lý. Vấn đề này đặt ra cho chúng ta một câu hỏi lớn: “ Năng lực quản lý rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiếp ở huyện như thế nào?”

- Rác thải trong nông nghiệp:

Hiện nay, rác thải nông nghiệp làm cho môi trường nông thôn ngày càng trở nên ô nhiễm. Một trong nguồn rác thảilớn ở nông thôn đó là rác thải từ chăn nuôi. Rác thải nông nghiệp gồm rác canh tác, rác sau canh tác và rác chăn nuôi. Chăn nuôi ở huyện Sóc Sơn khá phát triển, phải kể đến như các xã Hiền Minh, Nam Sơn, Minh Phú…là những xã có nhiều trang trại lợn với qui mô lớn. Nguồn rác thải này chưa được các cơ quan chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ nên việc xử lý rác thải của các chủ trang trại chăn nuôi hay các nông dân sản xuất nông nghiệp còn tự do và tự phát.

Bảng 4.3 Ước tính lượng rác thải chăn nuôi

Loài Số lượng (con) Lượng phân thải (kg/con.ngày) Tổng lượng phân thải ra (kg/ngày) Tổng lượng phân thải ( tấn/năm) Trâu 8285 15 124275 45360,375 Bò 22510 10 225100 82161,5 Vịt, gà 908230 0,9 817407 298353,555 Lợn 102350 3 307050 112073,25 Tổng 134145 1503832 54889,868

Loại cây trồng Diện tích canh tác (ha) Năng suất (tấn/sào Tỷ lệ thải bỏ (% NSCT) Tổng lượng rác thải phát sinh (tấn/năm) Lúa 16281 38 25 – 35 216537,3 Ngô 3974 23,5 40 – 50 46694,5 Khoai lang 1932 56,0 2 -3 3245,76 Sắn 153 74,0 3 - 5 566,1 Lạc 2992 9,4 15 -20 5624,96 Đậu 407 7,6 15 -20 618,64 Mía 40 226,0 40 -50 4520

Rau cải, rau muống và các

loại rau khác 1098 108,2 2- 3 3564,108

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010)

Ước lượng rác thải canh tác được thải ra:

Theo Cục BVTV và Bộ NN & PTNT, thì trung bình các tỉnh đồng bằng sử dụng nông dân sử dụng nhiều thuốc BVTV vào khoảng 1,15- 2,66 kg thành phẩm/ha/năm. Tính toán cho thấy, cứ mỗi bao bì thuốc lại có 1,8% lượng thuốc dính vào.

Bảng 4.5 Ước lượng lượng bao bì và lượng thuốc tồn dư BVTV

Chỉ tiêu

Số lượng bao bì/ha/năm

(Gói)

Lượng thuốc dính vào bao bì/ha/năm (gr)

Gói loại 10 – 15gr 110 – 170 207 - 406

Từ đó, ta tính được lượng rác thải trong quá trình canh tác của huyện Sóc Sơn. Với diện tích canh tác sản xuất nông nghiệp năm 2009 là 2688 ha thì lượng số lượng bao bì BVTV là khoảng 2956470 – 4569090 gói thuốc và khoảng 5563539 – 10912062 gr tức khoảng 5,563539 – 10,912062 tấn thuốc còn dư trong bao bì góp một phần không nhỏ vào một lượng rác thải nguy hại gây nguy hiểm cho môi trường và con người.

Bảng 4.6 Ước tính tổng lượng rác thải phát sinh thực tế toàn huyện năm 2009

Chỉ tiêu Đơn vị Uớc tính lượng rác phát sinh Thực tế

Rác sinh hoạt Tấn/ năm 56106,34 20437

Rác chăn nuôi Tấn/ năm 54889,868 Chưa được kiểm soát Rác canh tác

5,563539 – 10,912062 tấn thuốc tồn dư + 2956470 –

4569090 gói thuốc

Chưa được kiểm soát Rác sau canh tác Tấn/năm 281371,368 Chưa được kiểm soát

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng 4.6, rác thải nông thôn khá đa dạng và là nguồn gây hại lớn cho môi trường như rác canh tác (tồn dư của thuốc BVTV) hay rác chăn nuôi thì chưa có một biện pháp xử lý cụ thể. Hàng năm, huyện chỉ tổ chức thu gom

Một phần của tài liệu Quản lý rác thải tại sóc sơn, hà nội (Trang 50 - 148)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w