- Khối lượng rác thu gom
19856 tấn
4.1.2.2 Hiện trạng thu gom rác thải
Hiện tại ở khu vực nông thôn nói chung và huyện Sóc Sơn nói riêng, thì đã có hoạt động thu gom rác thải nhưng là rác thải sinh hoạt, còn rác thải trong nông nghiệp thì chưa được quan tâm. Theo ước tính lượng rác thải nông nghiệp thải ra trong vòng một năm khá cao nhưng chưa có sự quản lý của cơ quan chính quyền.
Đối với rác thải chăn nuôi, là nguồn gây ô nhiễm lớn cho vùng nông thôn.Ở huyện Sóc Sơn có khá nhiều trang trại với qui mô khá lớn như trang trại lợn của ông Phạm Văn Phú, xóm Thanh Hà - Nam Sơn nuôi hàng trăm con lợn, nhưng vấn đề xử lý còn nhiều vấn đề. Chủ trang trại đã xây dựng biogas để xử lý phân nhưng do số lượng phân quá nhiều nên ông đã thải ra bờ
ao gần nhà gây ra mùi hôi thối và gây ngứa cho những người dân khi làm việc gần đó. Còn trong thôn, làng thi trâu, bò tự do phóng uế ra đường gây mất mỹ quan làng xóm.
Đối với rác thải canh tác bao gồm vỏ thuốc BVTV (bao bì, chai lọ), bao bì phân bón,..Ở nông thôn có một thói quen mà gây ra tác hại lớn cho chính người dân đó là việc vứt vỏ thuốc BVTV hay bao bì phân bón tại mương, ruộng khi tiến hành sử dụng. Theo thống kê cục BVTV cho biết có tới 18% lượng thuốc tồn dư trong bao bì thuốc BVTV. Nhiều người dân Sóc Sơn đã có nhận thức đúng đắn trong vấn đề này. Sau khi dùng thuốc, họ bỏ vào túi bóng và đưa vứt ở nơi đổ rác của thôn/xóm mình. Bên cạnh đó, còn có một số người dân vứt rác một cách bừa bãi ở các kênh rạch, từ đó thuốc theo nguồn nước phát tán gây ảnh hưởng lớn cho chính bản thân người nông dân. Có nhiều người dân dùng thuốc BVTV là các lọ thủy tinh xong vứt ngay trên bờ ruộng gần đó, gây nguy hiểm, đe dọa tới tính mạng của người khác.
Trước năm 2010 thì xí nghiệp Môi trường Đô thị Sóc Sơn là đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và vận chuyển rác thải toàn huyện. Nhưng bắt đầu từ năm 2010, do lượng phát thải tăng nhanh nên huyện có thêm 2 đơn vị thu gom rác thải nữa chính là: Công ty Nội Bài và Hợp tác xã dịch vụ môi trường Mai Đình.
Xí nghiệp môi trường Đô thị Sóc Sơn chịu trách nhiệm 14 xã và 1 thị trấn, và các khu chợ, cơ quan hành chính, trường học và bệnh viện địa bàn thị trấn và dọc đường QL2, QL3, đường 135, đường 131.
Hợp tác xã dịch vụ môi trường Mai Đình chịu trách nhiệm 4 xã, Công ty dịch vụ Nội Bài chịu trách nhiệm thu gom rác, vận chuyển rác ở 7 xã còn lại.
Trong giai đoạn 2005 – 2009 huyện phối hợp xí nghiệp Môi trường Đô thị Sóc Sơn đã xây dựng 63 chân tập kết rác cho toàn huyện để người dân có thể đổ rác ra chân rác này và sau đó xí nghiệp môi trường tiến hành thu
vận chuyển rác của thôn mình ra chân rác. Hiện nay, huyện và xí nghiệp môi trường đang có chủ trương xóa bỏ chân rác thay vào đó là hỗ trợ các xe rác cũ cho các xã để các xã không đổ chân rác mà tập kết trên xe đẩy rác tại một vị trí mà thuận tiện cho xe của xí nghiệp cũng như hợp tác xã Mai Đình hay công ty Nội Bài đi vào và vận chuyển tới bãi rác Nam Sơn.
Các chân rác do người dân trong thôn bàn với nhau và tiến hành xây dựng. Theo tiêu chuẩn thì chân rác sẽ được xây dựng nơi xa dân cư tránh mùi hôi thối, xa nguồn nước nhằm không ô nhiễm nguồn nước, và thuận tiện cho việc di chuyển của người dân cũng như xe vận chuyển.
Theo kết quả điều tra, quan sát ở các xã trong huyện như Mai Đình, Quang Tiến, Nam Sơn,… hầu hết các xã đều chưa có hố chôn rác hợp vệ sinh, mặt hố không phủ đất làm phát tán mùi hôi thối, đáy hố không lót vải địa kỹ thuật hoặt lót nylon nên ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước ngầm. Mỗi thôn có khoảng 7- 10 xóm mà chỉ có mỗi một chân rác nên có những xóm xa chân rác của thôn, điều này làm cho những người dân trong các thôn chưa có tổ thu gom ngại phải đưa rác đi đổ, họ thường tự xử lý rác của gia đình mình.
- Ở Thị trấn Sóc Sơn: Do Xí nghiệp Môi trường Đô thị Sóc Sơn phụ
trách thu gom vận chuyển rác thải ở khu vực dân cư cũng như trường học, đơn vị hành chính, khu chợ của thi trấn.
- Ở xã Mai Đình: Khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu ở điểm Mai Đình, vấn đề rác thải đã được quan tâm nhiều nhưng còn vấn đề chưa được giải quyết. Thôn Thái Phù cũng là khu khá phát triển trong xã Mai Đình, đến năm 2010 chia làm 2 làng là Thái Phù 1 và Thái Phù 2, có tới 3000 người dân sống, 90% dân số Thái Phù 1 thu nhập chính là từ sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, còn Thái Phù 2 ở ngay trên QL3, dân cư đa số kinh doanh dịch vụ, một phần sản xuất nông nghiệp.
Thứ nhất, khi chúng tôi quan sát các chân rác của các thôn, thấy rằng các chân rác được xây dựng không đúng kỹ thuật: không có mái che, nằm
ngay trên mương nước của thôn, gần khu dân cư gây mùi hôi thối cho người dân sống xung quanh đó. Trước khi xây dựng chân rác, người dân cũng được bàn bạc việc chọn vị trí xây dựng, khi chọn vị trí này, người dân đã không đồng ý nhưng cán bộ thôn vẫn tiến hành xây dựng. Thấy rõ thực trạng này ở thôn Thái Phù, thôn có đông dân cư nhất xã Mai Đình, nhưng được gọi với cái tên là “ thôn rác”. Khi chúng tôi hỏi người dân về thôn Thái Phù thì được chỉ là cứ đi đến thấy đống rác to đùng trước làng là thôn Thái Phù, từ đầu làng đến cuối làng rác được đổ một cách bừa bãi, vào trong làng phân bò, trâu và các rác sinh hoạt khác bị người dân xả một cách thoải mái.
Xây hố rác ở nguồn nước Hố rác không hợp vệ sinh Thứ hai, vấn đề này gây bức xúc cho người dân nhưng “thấp cổ,bé hỏng” kêu trời không thấu. Trước đây, thôn cũng có tổ thu gom rác thải cho thôn, nhưng một thời gian sau thì người đi thu gom rác bỏ việc, không ai chịu làm nữa. Nguyên nhân của vấn đề này là do cán bộ thôn không chịu trả lương cho tổ thu gom, trong khi đã thu tiền của người dân (mỗi hộ đóng 1500 – 2000 khẩu/tháng), nhưng khi người dân phản ánh thì không có ai giải quyết, cán bộ thôn và xã đùn đẩy trách nhiệm, nhiều lần như thế người dân không còn muốn phản ánh nữa. Hiện nay, thôn Thái Phù 2, rác thải được xí nghiệp môi trường Đô thị Sóc Sơn quản lý, thu gom và vận chuyển, còn thôn Thái
tự xử lý và thải rác bừa bãi xung quanh khu vực sinh sống. Vấn đề quản lý rác thải ở đây chưa được quan tâm và chưa có một cơ quan quản lý.
Người xung quanh còn phản đối bằng cách xả rác ngay lòng đường đi lại của thôn gây cản trở cho việc đi lại. Cán bộ làm việc không có trách nhiệm nhưng hành động của người dân như vậy là sai, càng làm cho môi trường của mình thêm ô nhiễm. Khi được hỏi thì anh Quang, 40 tuổi, xóm Thái Phù 1 cho biết là chúng tôi cũng đã phản đối nhưng không được thì chỉ có cách này mới gây ảnh hưởng đối với họ được.
- Ở xã Nam Sơn: Việc quản lý rác thải ở đây chưa được quan tâm,
mặc dù xã Nam Sơn và xã Hồng Kỳ là 2 xã có diện tích làm bãi chứa rác Nam Sơn, dân cư sống xung quanh bãi rác nhưng vấn đề rác thải còn để ngỏ. hội phụ nữ Nam Sơn ký hợp đồng với công ty môi trường về vấn đề vận chuyển rác thải tại các chân rác ở các thôn trong xã hàng tuần. Trên thực tế, chúng tôi tìm hiểu thì rác thải ở thôn Thanh Hà được để chân rác từ thời gian tháng 12 đến tháng 3 vẫn không có xe chở rác xuống vận chuyển tới bãi rác. Chân rác này ở ngay đường đi, chất thành một đống lớn gây mất mỹ quan, mặt khác, thời tiết Sóc Sơn ẩm ướt, rác ủ lâu ngày sinh khí độc như CH4, CO2,… tạo ra mùi hôi thối gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Đến khi trưởng thôn xóm phải báo cho xã, xí nghiệp mới tiến hành vận chuyển. Khi được hỏi thì người dân ở đây cho biết thường thì theo lịch cứ khoảng 2- 3 lần hàng tháng xe của xí nghiệp sẽ xuống vận chuyển rác đến bãi rác.
Bảng 4.9 Tỷ lệ hộ được thu gom rác tại gia đình
Địa điểm Tỷ lệ (%)
Khu vực thị trấn 100
Khu vực nông thôn 32
(Nguồn: số liệu điều tra hộ, 2010)
Qua bảng 4.9 thấy rằng: toàn bộ rác thải tại khu vực thị trấn được thu gom tận gia đình. Còn ở vùng nông thôn thì chỉ có 32% số hộ có rác thải được thu gom tại gia đình, còn lại là người dân tự đưa ra bãi tập kết hoặc là tự
xử lý rác thải gia đình mình. Nguyên nhân chủ yếu của sự chênh lệch này là do thu nhập của người dân thị trấn cao hơn, đồng thời do giao thông của khu vực thị trấn thuận tiện cho công tác thu gom, vận chuyển hơn.
Vật dụng đựng rác
Khi môi trường còn co khả năng đồng hóa được rác thải xả ra môi trường, thì việc xả rác một cách tự do không ảnh hưởng tới sức khỏe hay môi trường hay thẩm mỹ của khu vực sống. Nhưng khi dân số ngày càng tăng, cùng quá trình phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, việc xả rác ra môi trường làm ảnh hưởng tới sức khỏe và mỹ quan khu vực sống người dân nông thôn.
Bảng 4.10 Tỷ lệ số hộ sử dụng thùng đựng rác
Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ điều tra sử dụng vật dụng dụng đựng rác (%) Thị trấn Sóc Sơn Xã Mai Đình Xã Nam Sơn Trung bình
Túi nylon 35 25 15 25
Xô, chậu không
còn sử dụng 15 50 65 46,67
Sọt chứa rác 5 10 0 5
Thùng xốp 45 10 5 20
Không có vật
dụng nào 0 5 15 6,67
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)
Qua bảng trên ta thấy rằng có tới 46,67% số hộ tận dụng xô, chậu không còn sử dụng làm thùng đựng rác, điều này cũng dễ hiểu bởi đặc tính người dân ở vùng nông thôn đặc biệt là nông dân có thói quen tận dụng và tiết kiệm đò dùng trong gia đình. Phần lớn các dụng cụ này là đồ dùng trong gia đình bị hỏng được hộ tận dụng làm thùng đựng rác. Loại này có khả năng chứa đựng tối đối lớn nhưng thời gian sử dụng không lâu. Ở thị trấn, người dân dùng xô chậu vừa cồng kềnh lại không thuận tiện cho việc di chuyển, đỏ bỏ ra bãi rác. Nên khu vực thị trấn Sóc Sơn thường người dân sử dụng thùng
xốp vừa tiện cho việc đựng rác và dễ vận chuyển, thường hộ để ngay trước cửa nhà tiện cho việc đổ rác.
Qua bảng đó ta cũng thấy rằng có tới 25% hộ sử dụng túi nylon để làm thùng đựng rác cho gia đình mình và họ cho rằng sử dụng túi nylon rất tiện lợi cho việc đổ rác đến nơi qui định. Và trong 3 điểm nghiên cứu thì tỷ lệ hộ sử dụng túi nylon ở thị trấn cao nhất và thấp nhất ở xã Nam Sơn. Hiện nay, nông thôn không còn thói quen đi chợ dùng các vật dụng như dây lạt, lá chuối hay các vật dụng dễ phân hủy để đựng thức ăn hay các đồ mà mình mua về, thay vào đó là túi nylon, tiện lợi nhưng rất khó phân hủy khi nó được người dân xả ra môi trường một cách vô ý thức sẽ dẫn đến làm ô nhiễm môi trường.
Có tới 6,67 % hộ không có dụng cụ đựng rác thải của gia đình mình, những hộ gia đình này chủ yếu tập trung ở các xã đồng bằng và vùng đồi gò, họ cho rằng không cần thiết phải có thùng đựng rác. Đây cũng là thói quen khó sửa của người dân ở nông thôn.
Hộp 4.1 Thiếu thùng đựng rác - Tại sao ?
Ý kiến của bà Nguyễn Thi Thanh xóm Thành Hà, xã Nam Sơn: “Tôi nghĩ không cần phải có thùng đựng rác vì rác nhà tôi có thể vứt rác ra vườn của gia đình tôi, chả ảnh hưởng đến nhà ai cả, phí tiền khi mua mấy cái sọt đựng rác”
Đối với loại sọt bằng nhựa, hay gọi thùng chuyên dụng được bán trên thị trường với giá là 10 -15 nghìn đồng/1 chiếc (tùy kích cỡ và chủng loại) có độ bền tương đối cao, nhẹ, dễ dàng vận chuyển, đỏ bỏ. Tuy nhiên, ở trong hộ được điều tra thì chỉ có 5% số hộ có sọt đựng rác chuyên dụng. Nguyên nhân ở đây là do người dân cho rằng lãng phí khi mua trong gia đình mình có thể tận dụng được các vật hỏng, và một nguyên nhân nữa đó là do thói quen của người dân nông thôn.
Qua bảng trên ta cũng thấy rằng có tới 53,33% số hộ tận dụng xô, chậu không còn sử dụng làm thùng đựng rác, và có tới 6,67 % hộ không có
dụng cụ đựng rác thải của gia đình mình và chỉ có 5% số hộ có sọt đựng rác chuyên dụng.
Hoạt động thu gom và vận chuyển rác thải ở huyện Sóc Sơn
Như đã trình bày ở trên, toàn huyện có 3 lực lượng chính thu gom rác, vận chuyển rác chính.
- Xí nghiệp Môi trường Đô thị Sóc Sơn: chịu trách nhiệm 14 xã và 01 thị trấn.
Đối với thị trấn thì mỗi ngày có tới 3 ca tiến hành thu gom và vận chuyển rác thải, thời gian thu gom rác dao dộng từ 5h sáng đến 23h:
Buổi sáng: từ 5h đến 7h Buổi chiều: từ 2h đến 5h Buổi tối: từ 5h đến 23h
Xí nghiệp có 20 tổ thu gom mỗi tổ có tới 4 người phụ trách từng đoạn đường hay khu vực được giao. Việc chia ca và chia tổ này vừa tiết kiệm thời gian của công nhân mà hiệu quả công việc lại được nâng cao hơn.
Đối với các xã đồng bằng đặc biệt nằm trên trục đường chính thì mỗi ngày có 2 lần thu gom và vận chuyển rác thải.
Đối với các xã vùng đồi gò như: Nam Sơn, Hồng kỳ thì theo hàng tuần, xí nghiệp cho xe xuống vận chuyển.
Xí nghiệp cử 04 xe loại trọng tải 8 m3 xuống vận chuyển luân phiên thu gom vận chuyển rác cho các xã.
Công nhân của xí nghiệp được trang bị găng tay, khẩu trang, dụng cụ thu gom rác, chổi, xe đẩy,…phục vụ cho việc thu gom rác.
- Hợp tác xã Mai Đình: Tiến hành thu gom và vận chuyển rác tại chân
rác của các xã như Mai Đình,Quang Tiến…2 chuyến/ngày rồi vận chuyển lên bãi rác. Tuy, hợp tác xã Mai Đình thuộc hội phụ nữ Mai Đình nhưng phạm vi thu gom và vận chuyển cũng không phải toàn bộ xã Mai Đình, mà cũng chỉ là những khu vực thuận tiện đi lại.
Công ty Nội Bài: tiến hành thu gom với tấn suất 2lần/ngày ở các xã
như Phủ Lỗ, …
Nhìn chung, các công ty, xí nghiệp môi trường thu gom rác ở phạm vi nhất định và có thể nói là hẹp. Còn nhiều khu vực còn chưa được vận chuyển và xử lý. Đây là khó khăn trong công tác thu gom rác thải ở nông thôn.
Biểu đồ 4.3 Biểu đồ so sánh lượng rác thải sinh hoạt thu gom được và thực tế phát sinh giai đoạn năm 2007 – 2009
(Nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)
Bảng 4.11 Tỷ lệ thu gom rác thải của huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2007 – 2009
Tiêu chí Năm 2007Tỷ lệ thu gom rác sinh hoạt (%)Năm 2008 Năm 2009
Toàn huyện 32,94 36,15 36,42
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)
Qua biểu đồ 4.3 và bảng 4.11 cho thấy rằng, lượng rác thải sinh hoạt thực tế phát sinh và lượng được thu gom chênh lệch nhau, tỷ lệ thu gom trong 3 năm không chênh lệch nhau nhiều, tỷ lệ thu gom năm 2009 chỉ là 36,42%,