Đvt: 1000 đồng THỊ TRƯỜNG 2006 2007 2008 Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) Doanh thu Tỷ trọng (%) An Giang 4.391.913 5,83 5.970.800 5,82 9.649.466 6,05 Bến Tre 4.442.653 5,89 5.815.492 5,67 1.139.229 0,71 Cần thơ 15.404.769 20,44 21.421.863 20,88 51.989.047 32,61 Đồng Tháp 9.263.449 12,29 13.243.952 12,91 14.578.085 9,14 Kiên Giang 1.711.233 2,27 369.065 0,36 0 0,00 Long An 414.659 0,55 0 0,00 148.089 0,09 Sóc Trăng 1.506.585 2,00 0 0,00 0 0,00 Tiền Giang 19.064.807 25,29 29.211.756 28,48 56.879.256 35,68 Trà Vinh 2.297.280 3,05 2.635.795 2,57 2.314.482 1,45 Vĩnh Long 16.882.669 22,40 23.914.098 23,31 22.733.385 14,26 Cộng 75.380.016 100,00 102.582.821 100,00 159.431.040 100,00
AN GIANG, 5.83% BẾN TRE, 5.89% CẦN THƠ, 20.44% ĐỒNG THÁP, 12.29% KIÊN GIANG, 2.27% LONG AN, 0.55% SÓC TRĂNG, 2.00% TIỀN GIANG, 25.29% TRÀ VINH, 3.05% VĨNH LONG, 22.40% AN GIANG, 5.82% BẾN TRE, 5.67% CẦN THƠ, 20.88% ĐỒNG THÁP, 12.91% KIÊN GIANG, 0.36% TIỀN GIANG, 28.48% TRÀ VINH, 2.57% VĨNH LONG, 23.31% BẾN TRE, 0.71% CẦN THƠ, 32.61% ĐỒNG THÁP, 9.14% LONG AN, 0.09% TIỀN GIANG, 35.68% TRÀ VINH, 1.45% VĨNH LONG, 14.26% AN GIANG, 6.05%
Hình 7: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2006
Hình 8: Cơ cấu doanh thu tiêu thụ theo thị trường năm 2007
Thị trường Tiền Giang: Đây là thị trường hiện tại giữ vị trí quan trọng
nhất trong đơn vị. Nhìn vào các biểu đồ (hình 7, 8, 9) và bảng số liệu 11 ta thấy doanh thu tại thị trường Tiền Giang chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh th u tiêu thụ. Năm 2006, tổng doanh thu đạt 19.064.807 nghìn đồng, đạt tỷ trọng là 25,29% tổng doanh thu cả năm. Trong khi đó, năm 2007 con số này là 29.211.756 nghìn đồng đạt tỷ trọng 28,48% đã tăng so với năm 2006 một khoảng là 10.146.949 nghìn đồng và đến năm 2008 tổng doanh thu là 56.879.256 nghìn đồng có tỷ trọng 35,68%, một tỷ trọng rất cao so với năm 2007, chính vì vậy thị trường Tiền Giang là thị trường quan trọng nhất của đơn vị
Thị trường Vĩnh Long: Với chiếc cầu Mỹ Thuận nối liền Vĩnh Long với
Tiền Giang đặt biệt là nối liền tuyến giao thông từ Vĩnh Long tới TP.HCM đã thúc đẩy kinh tế Vĩnh Long phát triển mạnh. Phấn đấu đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 930-950 USD/người, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP theo giá so sánh) trên địa bàn tỉnh tăng 1,8 lần so với năm 2005 và 2,6 lần so với năm 2000, tốc độ tăng bình qn hàng năm trên 14%. Vì vậy khơng ít nhà đầu tư nói chung và các hãng gas khác nói riêng đã đầu tư vào thị trương này. Nếu xét về mặt doanh thu thì Vĩnh Long là thị trường tiêu thụ đứng thứ hai sau thị trường Tiền Giang là thị trường Vĩnh Long, nhưng đến năm 2008 thị trường này tụt xuống đứng thứ 3 sau thị trường Cần Thơ do doanh thu của thị trường Cần Thơ tăng vượt bậc, do sự xuất hiện trạm chiết Trường Sơn tại Số 15A, Phạm Hùng, F.9, TX. Vĩnh Long thuộc Công ty Cổ phần khí đốt hóa lỏng Miền Nam. Một nguyên nhân khác nữa là đơn vị chưa chú trọng đẩy mạnh hoạt động marketing trong khi các hãng gas khác có rất nhiều chương trình hấp dẫn ví dụ như PV gas có chương trình “trúng thưởng cùng Petro Việt Nam gas” (trúng thưởng xe máy, tivi, máy giặc, áo mưa nón,…), tặng quà trực tiếp (nước rửa chén, bột giặt, móc khóa,…) cho người tiêu dùng, Petimex có chương trình hỗ trợ đại lý khuyến mãi bằng khách hàng mua một bếp gas và một bình gas Petimex sẽ được tặng một bộ nồi ba cái và một bộ giá ba cái,…
Năm 2006 doanh thu tại thị trường Vĩnh Long đạt 16.882.669 nghìn đồng, chiếm 22,40% trong tổng doanh thu cả năm. Sang năm 2007 doanh thu ở thị trường này đã tăng lên đến 23.914.098 nghìn đồng, tuy nhiên tỷ trọng doanh thu của nó lại giảm xuống còn 23,31 % trong tổng doanh thu năm 2007. Đến năm
2008 doanh thu tại thị trường này giảm cịn 22.733.385 nghìn đồng, và tỷ trọng tiếp tục giảm chỉ còn lại 14,26% trong tổng doanh thu năm 2008. So với năm 2007 thì năm 2008 doanh thu của thị trường này giảm 1.180.713 nghìn đồng, tương ứng giảm 4,94%. Mặc dù doanh thu tại thị trường Vĩnh Long không cao như thị trường Tiền Giang và thấp hơn cả thị trường Cần Thơ nhưng đây vẫn là thị trường trọng điểm (thị phần chiếm tỷ lệ cao so với các hãng gas khác, chiếm khoảng 40% thị phần tại Vĩnh Long), nơi đặt trụ sở chính của đơn vị nên nó có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình kinh doanh của cơng ty sau này. Được một lợi thế là nơi đặt trụ sở cho nên đơn vị cần có những giải pháp để giữ vững thị trường này trước hình hình cạnh tranh gay gắt.
Thị trường Cần Thơ: Cần Thơ (thành phố trực thuộc trung ương) là trung
tâm văn hóa kinh tế chính trị của khu vực Đồng Bằng sơng Cửu Long, là đầu tàu kinh tế của vùng cùng với sự hoạt động của sân bay Trà Nóc, cảng Cần Thơ, cảng Trà Nóc, cảng Cái Cui, Nhà máy nhiệt điện Cần Thơ, 2 nhà máy cấp nước sạch, … và sự lưu thông của cầu Cần Thơ trong tương lai (khoảng đầu năm 2010) cùng với việc mở tuyến đường cao tốc từ TP.Hồ Chí Minh đến Cần Thơ và sự hoạt động của Nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn trong tương lai, sẽ thúc đẩy kinh tế TP.Cần Thơ tăng trưởng vượt bậc. Ngoài ra, các đơn vị kinh doanh gas khác có trụ sở tại Cần Thơ như: Cơng ty liên doanh Total gas Cần Thơ, Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ, Công ty Cổ Phần khí đốt hóa lỏng Miền Nam (PV gas),…cho nên đây là thị trường khó phát triển hơn so với các thị trường khác. Qua bảng số liệu 13 và 14 ta thấy rằng tổng doanh thu qua 3 năm không ngừng tăng từ 15.404.769 nghìn đồng với tỷ trọng chiếm 20,44% năm 2007 lên 21.421.863 nghìn đồng với tỷ trọng 20,88% và đến năm 2008 thì tổng doanh thu đã tăng cao, tổng doanh thu đạt 51.989.047 nghìn đồng với tỷ trọng 32,61% trong tổng doanh thu của cả năm. Qua đó có thể thấy được sự tăng trưởng ở thị trường này từ năm 2006-2008 tăng rất cao. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do sự nổ lực của đơn vị trong việc phát triển thị trường để giành thị phần với các đơn vị khác cùng ngành trong thời gian qua.
Thị trường Cần Thơ được nhiều đơn vị kinh doanh gas quan tâm mở rộng trong thời gian tới, mặc dù doanh thu tăng cao nhưng thị phần Vinagas tại Cần Thơ còn rất thấp vì vậy có thể nói là đơn vị chưa khai thác hết tiềm năng của thị
trường này cho nên đơn vị cần phải có những biện pháp để giữ khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới như sử dụng các hình thức chiết khấu, khuyến mãi, quảng cáo.
Thị trường Đồng Tháp: Đồng Tháp tốc độ phát triển cũng khơng thua kém
gì những thị trường khác với một TP. Cao Lãnh và một Thị xã Se Đéc sầm uất. Đây là thị trường chiếm tỷ trọng tương đối thấp hơn 3 thị trường trên nhưng so với các thị trường cịn lại thì chiếm tỷ trọng cao.
Năm 2006, doanh thu của thị trường này đạt 9.263.449 nghìn đồng, chiếm 12,29 % trong tổng doanh thu. Sang năm 2007 doanh thu của thị trường này đạt 13.243.952 nghìn đồng, chiếm 12,91 % trong tổng doanh thu. Tuy nhiên đến năm 2008 do doanh thu tăng chậm, doanh thu đạt 14.578.085 nghìn đồng nên tỷ trọng doanh thu giảm, chỉ chiếm 9,14% tổng doanh thu. Kinh tế ngày càng phát triển nhanh mà doanh thu tăng chậm điều này cho thấy đơn vị chưa khai thác hết tiềm năng của thị trường này.
Các thị trường còn lại (An Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Trà Vinh): một phần do vị trí địa lý tương đối xa đơn vị làm cho chi phí
vận chuyển cao góp phần làm cho doanh thu từ các thị trường này chiếm tỷ trọng thấp. Trong đó:
Thị trường An Giang: doanh thu liên tục tăng qua 3 năm nhưng tỷ trọng doanh thu năm 2007 lại giảm so với 2006 (năm 2006 chiếm 5,83%, năm 2007 chiếm 5,82%)
Thị trường Bến Tre: Doanh thu năm 2007 tăng nhẹ so với năm 2006 nhưng tỷ trọng doanh thu lại giảm và năm 2008 doanh thu giảm mạnh so với 2007 (giảm 80,41%) nên tỷ trọng cũng giảm theo chỉ chiếm 0,71% tổng doanh thu. Doanh thu năm 2008 giảm là do các hãng gas tranh thủ xâm nhập thị trường này trước khi cầu Rạch Miễu hoàn thành để giành thị phần.
Thị trường Kiên Giang: Doanh thu liên tục giảm và đến năm 2008 thì bị mất thị phần
Thị trường Long An: Do sự xuất hiện trạm chiết của Công ty Gia Định gas và sự xuất hiện trạm chiết MT-gas của Cơng ty Cổ phần khí đốt hóa lỏng Miền Nam tại Bến Lức, Long An nên làm cho thị phần ở thị trường này bị giành mất vào năm 2007. Sang năm 2008, Vinagas thuê chiết gas từ trạm chiết Công ty Gia
Định nên đã giành lại thị phần nhưng doanh thu khơng cao chỉ đạt 148.089 nghìn đồng chiếm tỷ trọng 0,09% tổng doanh thu cả năm.
Thị trường Sóc Trăng do chi phí vận chuyển cao cùng với sự ra đời của trạm chiết Thành Lợi tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng thuộc Cơng ty cổ phần khí đốt hóa lỏng Miền Nam cho nên thị trường này bị bỏ trống kể từ năm 2007.
Thị trường Trà Vinh: qua các năm doanh thu tương đối ổn định trong khi tổng doanh thu tăng đáng kể vì vậy tỷ trọng doanh thu từ thị trường này giảm từ 3,05% năm 2006 xuống 2,57 % năm 2007 và sang năm 2008 giảm xuống cịn 1,45%.
Tóm lại thị trường Tiền Giang là thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất qua 3 năm, kế đến là thị trường Vĩnh Long nhưng đến năm 2008 thị trường Vĩnh Long lùi về phía sau thị trường Cần Thơ. Đây là 3 thị trường quan trọng và là 3 thị mục tiêu mà đơn vị hướng đến, và chiến lược kinh doanh hiện tại cũng như tương lai luôn định hướng phát triển thị trường mục tiêu này. Còn thị trường Đồng Tháp và các thị trường khác mặc dù doanh thu chiếm tỷ trọng không cao nhưng là những thị trường quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh doanh của đơn vị.
4.1.4.6. Tình hình sản lượng tiêu thụ VN12 giai đoạn 2006-2008