Đvt: cái CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 Tổng sản lượng bán (kg) 6.301.566 7.433.979 9.707.349 VB do vinagas cung cấp 75.318 127.142 142.472 SL VB có sắn trên thị trường 22.595 12.747 19.771 Tổng SL VB có trên thị trường 97.913 139.889 162.243 Vòng quay 1 năm (lần) 5,36 4,43 4,99
(Nguồn: Phịng kế tốn tài chính chi nhánh Vinagas Miền Tây)
Giải thích: SL: Số lượng VB: Vỏ bình
Năm 2006, vịng quay vỏ bình đạt 5,36 lần (tức 1 vỏ bình sẽ luân chuyển 5,36 lần trong 1 năm)
Năm 2007, vịng quay vỏ bình đạt 4,43 lần ( tức là 1 vỏ bình sẽ luân chuyển 4,43 lần trong 1 năm, bình quân 1 tháng luân chuyển 0,37 lần) giảm 0,93 lần so với năm 2006. Điều này chứng tỏ năm 2007 sử dụng vỏ bình không hiệu quả bằng năm 2006.
Năm 2008, tốc độ vòng quay vỏ bình cao hơn 0,56 lần so với năm 2007. Tuy nhiên xét từng năm 2007/2006 và 2008/2007 thì tốc độ giảm 2007/2006 lớn hơn tốc độ tăng 2008/2007 của vịng quay vỏ bình.
Nhìn chung vịng quay vỏ bình trong những năm sau thấp hơn năm 2006 chứng tỏ hiệu suất sử dụng vỏ bình chưa tốt. Nguyên nhân là do sản lượng vỏ bình cung cấp ra thị trường ngày càng tăng trong khi sản lượng bán ra không tăng tương ứng với tốc độ tăng vỏ bình. Do đó đơn vị một mặt phải tăng cường cơng
tác tiêu thụ một mặt phải kiểm sốt lượng vỏ bình sử dụng khơng hiệu quả để giảm chi phí khấu hao vỏ bình.
4.2.1.3. Chất lượng hàng hóa
Trong q trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao số lượng sản phẩm, mặt khác đơn vị phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đây là yêu cầu khách quan của người sản xuất và người tiêu dùng.
Nâng cao chất lượng sản phẩm là làm tăng thêm giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, gây uy tín lâu dài đối với người tiêu dùng, do đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, tăng nhanh tốc độ chu chuyển vốn và nâng cao doanh lợi cho doanh nghiệp.
Trong quá trình phát triển Vinagas luôn chú trọng đến chất lượng tăng trưởng đảm bảo bền vững. Vinagas áp dụng thành cơng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, nâng câo hiệu quả hệ thống điều hành doanh nghiệp. Bước tăng trưởng đáng kể đầu tiên của Vinagas chính là uy tín thương hiệu, thị trường và thị phần. Với sản phẩm chất lượng và chiến lược kinh doanh đúng đắn Vinagas đã trở thành một thương hiệu có thị phần lớn tại Miền Tây làm cho khối lượng tiêu thụ ngày càng tăng và doanh thu liên tục gia tăng.
4.2.1.4. Phương thức bán hàng và phương thức thanh toán
Phương thức bán hàng: khách hàng có thể đến mua hàng trực tiếp hoặc mua hàng qua điện thoại (nếu mua hàng qua điện thoại thì sẽ có đội ngũ nhân viên giao hàng tận nơi).
Phương thức thanh tốn: khách hàng có thể thanh tốn bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nếu khách hàng không mở tài khoản tại ngân hàng muốn thanh tốn bằng tiền mặt thì thơng qua nhân viên giao hàng hoặc thanh toán trực tiếp tại đơn vị mình mua.
Nhìn chung phương thức bán hàng và phương thức thanh toán khá linh hoạt, tiện lợi và tiết kiệm được chi phí, thời gian cho khách hàng. Từ đó thúc đẩy q trình tiêu thụ làm tăng doanh thu bán hàng.
4.2.1.5. Dịch vụ hậu mãi kỹ thuật
- Đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm, tận tâm hướng dẫn chu đáo cho khách
hàng qui trình sử dụng, vận hành.
- Thiết kế lắp đặt hệ thống gas phục vụ cho công nghiệp dân dụng - Cung cấp phụ kiện và thiết bị dùng gas
Đối tượng khách hàng của Vianagas không phải là người mua sản phẩm sử dụng trong gia đình mà là người mua sản phẩm sử dụng trong kinh doanh. Do đó, đối với gas cơng nghiệp do nhân viên kỹ thuật của đơn vị trực tiếp thực hiên còn đối với gas dân dụng, dịch vụ hậu mãi chủ yếu là do khách hàng của đơn vị thực hiện nhưng người tiêu dùng gas dân dụng ở gần đơn vị cũng có thể gọi trực tiếp đến đơn vị khi gặp vấn đề về kỹ thuật.
4.2.1.6. Tình hình nhân sự
Như đã phân tích trên, Vinagas Miền Tây là một đơn vị kinh doanh nhỏ nên lượng nhân viên khơng cần nhiều. Tuy nhiên phịng kinh doanh-marketing chỉ có hai nhân viên và phịng kinh doanh và phịng marketing vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng nên chưa đủ khả năng để theo sát thị trường. Từ đó làm cho sản lượng ở một số thị trường giảm. Vì vậy trong thời gian tới đơn vị cần chú ý đến tình hình nhân lực phòng kinh doanh – marketing cũng như hoạt động marketing để góp phần tăng doanh thu cho đơn vị.
4.2.2. Nguyên nhân khách quan
4.2.2.1. Nguyên nhân thuộc về chính sách nhà nước
Theo Bộ Tài chính, thời điểm năm 2007 và các tháng đầu năm 2008 giá dầu thế giới tăng mạnh, ảnh hưởng đến giá gas (LPG) nhập khẩu và giá gas bán trong nước. Để thực hiện các biện pháp bình ổn giá của Chính phủ, Bộ Tài chính đã điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu của gas từ 5% xuống 0%. Sự điều chỉnh này đã góp phần bình ổn giá tiêu dùng trong nước trong giai đoạn vừa qua.
4.2.2.2. Tình hình kinh tế năm 2007 và năm 2008
Năm 2007:
- Cuối tháng 11 giá dầu thế giới chạm ngưỡng 100 USD/thùng. - Giá vàng “nhảy múa” khó đốn
- Xăng dầu 3 lần tăng giá và 2 lần giảm giá, mức tăng luôn cao hơn mức giảm.
- Gas là một mặt hàng thiết yếu đứng thứ 3 sau xăng, dầu nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu trong nước chỉ đạt 30-40%, còn lại phải nhập khẩu nên giá xăng dầu thế giới tăng thì giá gas nội đại tăng là điều tất yếu.
- Giá gas trong nước cũng có 8 lần tăng và 4 lần giảm giá trong đó cuối tháng 11 giá gas bán lẻ đến tay người tiêu dùng trong khoản 250.000 -260.000 đồng/bình 12 kg tùy khu vực, như vậy so với cùng kỳ năm 2006 tăng 100.000 đồng/bình 12 kg.
Năm 2008:
- Đầu năm 2008 giá dầu giảm xuống 90 USD/ thùng, sang tháng 2 giá gas tăng trở lại 100 USD/thùng và đến tháng 7 giá dầu thế giới đạt kỷ lục lên đến 147 USD/thùng.
- Giá vàng cũng biến động mạnh, có hai lần vượt qua mốc 19 triệu đồng một lượng, do giá thế giới lập kỷ lục trên 1.000 USD mỗi ounce.
- Cuối tháng 7 giá xăng tăng từ 14.500 đồng lên 19.000 đồng/lít và sau 10 lần giảm giá, cuối cùng xăng về mức 11.000 đồng/lít.
- Giá gas trong nước cũng biến động mạnh. Trong tháng 7 giá gas bán lẻ đưa đến tay người tiêu dùng trong khoản 260.000-280.000 đồng/bình.
Năm 2008, là một năm đặc biệt khó khăn đối với hoạt động sản xuất - kinh doanh - đầu tư xây dựng. Chi phí đầu vào khơng ngừng tăng cao, nhất là chi phí nhiên liệu, giá các hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính tồn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Nên trong thời gian tới, nhất là năm 2009, sẽ cịn nhiều khó khăn thử thách đối với hoạt động kinh doanh gas của đơn vị.
4.2.2.3. Nguyên nhân thuộc về đối thủ cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là quy luật phổ biến, kinh doanh không thể lẫn tránh cạnh tranh, cạnh tranh gắn liền với kinh doanh. Thế lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo lường bằng các chỉ tiêu thị phần doanh nghiệp kiểm soát được, tỷ trọng hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp trong tổng lượng
cung về hàng hóa đó trên thị trường, mức độ tích tụ và tập trung của doanh nghiệp, khả năng kinh doanh, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
Tuy nhiên Vinagas Miền Tây vẫn chưa xác định được vị thế của mình ở Miền Tây. Việc điều tra thị phần của các hãng gas khác vẫn chưa được cụ thể. Vinagas Miền Tây chỉ có thể xác định thị phần của mình thơng qua lượng cung ứng của Vinagas Miền Tây trên tổng sản lượng của Vinagas cùng với các đơn vị kinh doanh gas khác phân phối cho khách hàng của đơn vị. Do đó, khơng thể đánh giá chính xác thị phần Vinagas Miền Tây mà chỉ mang tính tương đối. Cụ thể thị phần Vinagas Miền Tây tính đến cuối năm 2007 như sau: