Tiến trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật (Trang 102 - 115)

6. Cấu trúc luận văn

3.3.2. Tiến trình thực nghiệm

3.3.2.1. Lên kế hoạch thực nghiệm

Liên hệ với trường để chọn GV dạy thực nghiệm, chọn các lớp thực nghiệm và đối chứng.

Chọn hai lớp 11 của trường THPT Xuân Trường B là lớp 11A6 và lớp 11A2 để tiến hành thực nghiệm. Trong đó, lớp 11A2 là lớp đối chứng, lớp 11A6 là lớp thực nghiệm. Chọn lớp 12 của trường THPT Xuân Trường C là lớp 12A5 và lớp 12A3 để tiến hành thực nghiệm. Trong đó, lớp 12A3 là lớp đối chứng, lớp 12A5 là lớp thực nghiệm.

3.3.2.2. Làm việc với GV dạy thực nghiệm

GV của các lớp thực nghiệm được nhận trước giáo án để nghiên cứu và hình dung cách tổ chức giờ học. Sau đó, tác giả bài soạn làm việc trực tiếp với GV để giới thiệu ý tưởng và những điểm mới của giáo án (cách khai thác tác phẩm, cách tổ chức hoạt động, những biện pháp và cách thức dạy học cụ thể), sự khác biệt giữa giáo án dạy bài thơ Từ ấy và đoạn trích Việt Bắc theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật với giáo án dạy văn bản không chú trọng đến đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật. Hai bên trao đổi, đi đến thống nhất về những vấn đề cơ bản.

Để đảm bảo cho giờ học thành công và thể hiện được tinh thần tổ chức hoạt động dạy học tác phẩm theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật GV cần chú ý khâu giao nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà và giúp đỡ HS chuẩn bị tốt bài ở nhà trước khi đến lớp.

GV cũng cần được hướng dẫn để hiểu đúng và thể hiện tốt vai trò người tổ chức hoạt động theo phương pháp dạy học mới với những công việc cụ thể: giao việc cho HS, làm mẫu cho hoạt động của HS, theo dõi HS hoạt động, tổ chức cho HS làm việc, tổ chức cho HS báo cáo kết quả, đánh giá kết quả làm việc, thuyết trình và tổng kết khi cần thiết.

Dự giờ dạy thực nghiệm. Theo dõi việc tổ chức dạy học trên lớp của GV. Cảm nhận về không khí lớp học, về khả năng tiếp nhận, lĩnh hội của HS.

Tổ chức trao đổi, rút kinh nghiệm với GV.

Điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung giáo án thực nghiệm.

Tiếp thu ý kiến phản hồi từ phía GV và HS trong quá trình thực nghiệm để điều chỉnh, sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện những đề xuất đổi mới về cách khai thác tác phẩm.

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.1. Tiến hành kiểm tra

Sau khi giáo viên và học sinh hoàn thành việc dạy học tác phẩm Từ ấy và đoạn trích Việt Bắc chúng tôi tiến hành hai giờ kiểm tra (kiểm tra 45 phút và kiểm tra 90 phút theo hình thức tự luận) ở cả hai lớp đối chứng và lớp thực nghiệm với cùng một câu hỏi.

Câu hỏi kiểm tra 45 phút lớp 11:

Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật trữ tình trong bài thơ Từ ấy?

Câu hỏi kiểm tra 90 phút lớp 11:

Phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu được thể hiện như thế nào qua bài thơ Từ ấy?

Câu hỏi kiểm tra 45 phút lớp 12:

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ “Ta về, mình có nhớ ta...thuỷ chung” trích trong bài thơ Việt Bắc.

Câu hỏi kiểm tra 90 phút lớp 12:

Đặc trưng thơ trữ tình Tố Hữu được thể hiện như thế nào qua đoạn trích

Việt Bắc trong SGK Ngữ Văn 12 tập 1? 3.4.2. Kết quả kiểm tra

Bảng 3.1: Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp TN và lớp ĐC lớp 11 Lớp 11 Số học sinh Đề kiểm tra

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu

(13,3%) (37,8%) (40%) (8,9%) TN 45 45 phút 11 (24,4%) 21 (46,7%) 10 (22,2%) 3 (6,7%) ĐC 45 90 phút 6 (13,3%) 17 (37,8%) 19 (42,2%) 3 (6,7%) TN 45 90 phút 10 (22,2%) 23 (51,1%) 11 (24,4%) 1 (2,2%) Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp TN và lớp ĐC lớp 12 Lớp 12 Số học sinh Đề kiểm tra

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu ĐC 43 45 phút 5 (11,6%) 17 (39,5%) 17 (39,5%) 4 (9,3%) TN 45 45 phút 10 (22,2%) 22 (48,9%) 10 (22,2%) 3 (6,7%) ĐC 43 90 phút 5 (11,6%) 17 (39,5%) 18 (41,9%) 3 (7,0%) TN 45 90 phút 9 (20%) 23 (51,1%) 12 (26,7%) 1 (2,2%)

3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Căn cứ vào bảng Tổng hợp kết quả (tính ra %) của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi đã lập biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra ở hai bài 45 phút và 90 phút như sau:

Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra 45 phút lớp 11

Biểu đồ 3.3: Kết quả kiểm tra 45 phút lớp 12

Biểu đồ 3.4: Kết quả kiểm tra 90 phút lớp 12

Các bảng thống kê cho thấy: kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm khả quan hơn các lớp đối chứng. Có nguyên nhân là HS ở các lớp thực nghiệm được tìm hiểu, phân tích thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật. Các em bước đầu biết đọc – hiểu tác phẩm theo thể loại va phong cách nghệ thuật. Vì vậy, các em có khả năng trả lời rõ ràng, chính xác hơn, phân tích đánh giá sắc sảo hơn (so với HS các lớp đối chứng) về những đặc trưng thơ trữ tình Tố Hữu. Trong khi đó, hầu hết các lỗi mà HS nhóm đối chứng mắc phải đều có nguyên nhân là các em chưa nắm vững đặc trưng thi pháp thơ Tố Hữu và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.

Điểm kiểm tra cho thấy kết quả nắm kiến thức về thi pháp thơ Tố Hữu và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chênh lệch rõ theo hướng điểm số của HS lớp thực nghiệm tốt hơn, khả quan hơn.

Sau khi dạy thực nghiệm và kiểm tra kết quả học tập của học sinh, chúng tôi có những đánh giá như sau:

HS qua các giờ học thực nghiệm đã nắm được kiến thức thi pháp thơ Tố Hữu và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu, rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật.

Việc tổ chức dạy học theo tinh thần tích cực hóa hoạt động hoạt động của người học, sự đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, các kiểu bài học đã tạo cơ hội cho HS trở thành những chủ thể tích cực, sáng tạo. Các em tỏ ra hứng thú, nỗ lực hơn trong học tập, mạnh dạn hơn khi phát biểu ý kiến, trình bày những phát hiện, suy nghĩ, cảm nhận của bản thân, khi trao đổi, đối thoại, thảo luận với các bạn, tạo cho lớp bầu không khí mới sôi nổi, dân chủ.

Dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục về nhận thức, về tư tưởng, thái độ cho HS.

Kết quả dạy thực nghiệm cho thấy, dạy học tác phẩm văn chương nói chung, dạy học thơ Tố Hữu nói riêng theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật là một hướng dạy học tiến bộ, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Nhà thơ Tố Hữu có một vai trò quan trọng trên thi đàn cũng như trong nền

văn học sử nước nhà. Trong suốt nửa thế kỷ qua, thơ Tố Hữu không chỉ là đối tượng nghiên cứu của giới văn học nghệ thuật, mà còn là đối tượng để dạy và học trong các nhà trường phổ thông và đại học. Thơ Tố Hữu được dạy ở tất cả các cấp học trong Chương trình giáo dục phổ thông với số lượng tác phẩm lớn vừa nhằm mục đích giới thiệu, cung cấp cho HS tri thức về một nhà thơ lớn của dân tộc, vừa giúp các em bồi đắp tình cảm và hướng đến những giá trị tinh thần cao đẹp về cuộc sống và con người qua sự nghiệp thơ ca của ông. Thơ Tố Hữu đã thực sự trở thành một bộ phận không thể tách rời của đời sống tâm hồn Việt Nam. Từ già đến trẻ, người Việt Nam hầu như chẳng có ai là không thuộc, không yêu ít nhiều thơ Tố Hữu. Nếu lấy mức độ phổ cập, sức mạnh chinh phục trái tim quần chúng nhân dân làm thước đo tầm vóc tiếng thơ, thì thơ Tố Hữu có thể sánh với bất cứ nhà thơ lớn nào có trong lịch sử dân tộc và nhân loại. Để nâng cao chất lượng dạy thơ Tố Hữu; để HS cảm thụ, tiếp nhận được những giá trị đặc sắc các sáng tác của Tố Hữu, cần tìm ra những cách thức, những phương pháp dạy học phù hợp, thể hiện quan điểm dạy thơ Tố Hữu theo thi pháp học, sao cho HS nắm vững đặc trưng thi pháp của các thể loại thơ trữ tình, có được chiếc chìa khóa khám phá thể loại và phong cách nghệ thuật tác giả.

Xuất phát từ cách hiểu đó, các tác giả biên soạn Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn đã có định hướng đổi mới đúng đắn là dạy tác phẩm văn

học nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật tác giả. Ý tưởng dạy tác phẩm theo đặc trưng thê loại và phong cách nghệ thuật có nền tảng lý luận vững chắc là những thành tựu mà khoa nghiên cứu văn học đã đạt được về thi pháp thể loại của các kiểu loại tác phẩm nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng; những thành tựu và tiến bộ mà khoa học phương pháp giảng dạy Ngữ văn đã đạt được trong những năm gần đây; và nền tảng tâm lý học quan trọng là sự phát triển tâm sinh lí, trí tuệ, tư duy của HS THPT đã tạo đủ điều kiện cho các em tiếp nhận được thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuât. Việc dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật đối với HS THPT vừa giúp các em phát triển tư duy logic, phát triển năng lực khám phá, cảm thụ vẻ đẹp của những tác phẩm văn chương – tài sản tinh thần vô cùng quý giá của cha ông.

2. Việc lựa chọn bài thơ Từ ấy – SGK Ngữ Văn 11 tập 2 và đoạn trích Việt

Bắc - SGK Ngữ Văn 12 tập 1; đề xuất phương pháp dạy học theo đặc trưng

thể loại và phong cách nghệ thuật nhằm mục đích hình thành kĩ năng tự học, tự đọc tác phẩm thơ Tố Hữu nói riêng, thơ ca nói chung. Việc định hướng tiếp cận, tìm ra phương pháp tiếp cận thơ Tố Hữu là vấn đề hết sức quan trọng và cấp thiết. Mỗi bài thơ, mỗi tác giả có một thế giới và phong cách nghệ thuật riêng. Muốn chiếm lĩnh trọn vẹn cái hay, cái đẹp học sinh phải có hiểu biết sâu sắc những giá trị thẩm mĩ ẩn sau từng chi tiết, hình ảnh, ngôn từ… ở từng bài thơ. Hướng tiếp cận thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật không chỉ giúp học sinh tiếp cận sâu sắc và toàn diện nội dung cũng như nghệ thuật của từng tác phẩm mà còn góp phần làm tăng hứng thú khi các em học thơ ông.

3. Từ thực tế thực nghiệm dạy bài thơ Từ ấy và đoạn trích Việt Bắc - theo đặc

trưng thể loại và phong cách nghệ thuật chúng tôi nhận thấy: việc dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật phát huy khả năng tư duy, chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ học; học sinh rất hứng thú,

say mê khi được hoà mình vào hoạt động học tập một cách tích cực. Vì thế việc dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật hoàn toàn có thể thực hiện được. Kết quả khảo sát trong quá trình thực nghiệm đã khẳng định tính khả thi của cách dạy học này cũng như những phương pháp dạy học theo hướng học sinh là bạn đọc sáng tạo mà chúng tôi đã đề xuất.

2. Khuyến nghị

Tiếp cận thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật là một hướng tiếp cận phù hợp. Để phương pháp dạy học này ngày một hoàn thiện, được vận dụng rộng rãi và có ý nghĩa thiết thực hơn, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị sau:

2.1. Đối với giáo viên: Cần trang bị vốn kiến thức cơ bản về đặc trưng thể

loại và phong cách nghệ thuật tác giả thơ ca nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng; người giáo viên dạy văn cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực thiết kế, hướng dẫn, tổ chức hoạt động học tập và giảng dạy, năng lực giao tiếp; thường xuyên cập nhật kiến thức khoa học, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy.

2.2. Đối với học sinh: Cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thơ

Tố Hữu, có ý thức chuẩn bị bài trước khi đến lớp; tích cực, chủ động chiếm lĩnh tác phẩm bằng những phương pháp mới.

2.3. Đối với nhà quản lí: Xây dựng các bài giảng mẫu áp dụng các phương

pháp dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật; tạo điều kiện về cơ sở vật chất, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên để nâng cao hiệu quả giảng dạy. Chúng tôi mong muốn đề tài nghiên cứu khoa học này sẽ được đưa vào áp dụng trong nhà trường phổ thông để giáo viên được tiếp cận với một hướng giảng dạy mới đối với tác phẩm văn học nói chung, thơ Tố Hữu nói riêng.

Luận văn là những kết quả của những suy nghĩ, tìm tòi để vận dụng lí luận dạy học mới và lí thuyết về đặc trưng thể loại, phong cách nghệ thuật tác giả vào dạy học thơ Tố Hữu trong nhà trường THPT. Do đó, luận văn cũng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nhất định. Tuy nhiên, luận văn sẽ không tránh khỏi những hạn chế. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp để luận văn hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng (1997), Văn kiện hội nghị lần thứ

hai, Nxb Chính trị Quốc gia.

2. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu học tập văn kiện

Đại hội IX của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia.

3. Lê Huy Bắc (2008), Những vấn đề thể loại và lịch sử văn học, Nxb Giáo

dục

4. Nguyễn Viết Chữ (2006), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương

theo loại thể, Nxb Đại học sư phạm.

5. Phan Huy Dũng (1999), Kết cấu thơ trữ tình, Nxb Hà Nội.

6. Trần Thanh Đạm (1974), Mấy vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo

loại thể, Nxb Giáo dục.

7. Nguyễn Đăng Điệp (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học.

8. Hà Minh Đức (1997), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,

Nxb Giáo dục.

9. Nguyễn Văn Đường (2006), Thiết kế bài dạy Ngữ Văn 12, tập 1, Nxb Giáo dục.

10. Hoàng Ngọc Hiến (1992), Năm bài giảng về thể loại (Trường viết văn

Nguyễn Du,).

11. Nguyễn Thị Dư Khánh (2009), Thi pháp học và vấn đề giảng dạy văn

học trong nhà trường, Nxb Giáo dục.

13. Nguyễn Văn Long (2009), Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt

Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb Giáo dục.

14. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Phương pháp dạy học văn (Tập 1, 2), Nxb Đại học Sư phạm.

15. Phan Trọng Luận (chủ biên) (2008), Ngữ Văn 12, chương trình Chuẩn, tập 1, Nxb Giáo dục.

16. Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên) (2003), Phân tích, bình giảng tác phẩm

văn học 12, Nxb Giáo dục.

17. Đoàn Đức Phương (1997), Giảng văn Văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục.

18. Đoàn Đức Phương (2006), Hoài Thanh về tác giả, tác phẩm, Nxb Giáo dục. 19. Đoàn Đức Phương (2007), Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài

tập Ngữ Văn lớp 11, 12 bộ chuẩn, Nxb Giáo dục.

20. Đoàn Đức Phương (2008), Phương pháp luận nghiên cứu văn học,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

21. Trần Đình Sử (1987), Thi pháp thơ Tố Hữu (chuyên luận), NxbTác

phẩm mới – Hội nhà văn Việt Nam.

22. Nhiều tác giả (2000), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật (Trang 102 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w