Lí giải, đánh giá

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật (Trang 69 - 115)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.3.Lí giải, đánh giá

Lí giải, đánh giá là phát hiện ra ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật của bài thơ. Ở đây cần một tư duy khái quát, một sự cảm thụ mang tính chất tổng hợp, nâng cao. Từ những câu thơ đẹp, lời thơ lạ, ý thơ hay, từ hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình, hãy lùi xa và nhìn lại để đánh giá toàn bài thơ cả về hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Tất cả những yếu tố cụ thể trong bài thơ (tứ thơ, ý thơ, lời thơ, câu thơ…) cần phải có một cái nhìn chung, xuyên suốt để thấy được: bài thơ nói lên cái gì, nhắn gửi điều gì, có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống và con người, hình thức biểu hiện có nét gì mới mẻ, sáng tạo, độc đáo? Cần nhớ: “Thơ là người thư kí trung thành của những trái tim” (Đuy Belây) và con đường ngắn nhất để đến đích của

người đọc thơ là “đi từ trái tim đến với trái tim” (Plê-kha-nốp). Với nội dung này ta dùng phương pháp diễn giảng tích cực để giúp học sinh biết cách lí giải và đánh giá về tác phẩm.

2.2.3.1 Với bài Từ ấy

Nội dung tư tưởng: Từ ấy là lời tâm nguyện của một người thanh niên

yêu nước giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó thể hiện niềm hân hoan vui sướng, say mê mãnh liệt, những nhận thức và tình cảm mới của Tố Hữu khi được ánh sáng lí tưởng cách mạng soi lối dẫn đường. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ biến thành hành động cách mạng, tìm về chỗ đứng giữa lòng quần chúng nhân dân, hòa mình gắn bó máu thịt với nhân loại cần lao để thực hiện lí tưởng cao đẹp đó.

Nghệ thuật: Cách ngắt nhịp liên tục thay đổi qua các câu thơ; hệ thống

vần cuối các câu thơ phong phú, có sức ngân vang; sử dụng những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ như những nét họa, các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ), các kiểu câu giống nhau, những từ ngữ chỉ số nhiều và ngôn ngữ giàu nhạc điệu làm cho bài thơ trở nên sinh động, gợi cảm, có hồn, có sức thu hút mạnh mẽ và thấm sâu vào lòng người.

2.2.3.2 Đoạn trích Việt Bắc

Đoạn trích Việt Bắc - Tố Hữu tái hiện một thời cách mạng và kháng chiến gian khổ mà hào hùng, nghĩa tình gắn bó thắm thiết của những người kháng chiến với Việt Bắc, với nhân dân, đất nước. Việt Bắc là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Từ tình cảm thuỷ chung của dân tộc, Tố Hữu đã nâng lên thành một tình cảm mới, in đậm nét thời đại, đó là ân tình cách mạng – một cội nguồn sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến. Thể thơ lục bát, kiểu kết cấu đối đáp, ngôn ngữ đậm sắc thái dân gian có sức tác động sâu sa, làm dạt dào thêm tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn mỗi người Việt Nam.

Việt Bắc cũng là một bài thơ trữ tình chính trị, được viết ra vào tháng

10/ 1954, khi Đảng và nhà nước ta sắp rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Nó ôn lại truyền thống Cách mạng mười lăm năm của chiến khu Việt Bắc và chuẩn bị tư tưởng, tình cảm cho giai đoạn Cách mạng mới. Nhưng như mọi bài thơ trữ tình chính trị sâu sắc xưa nay, bài thơ không chỉ có chính trị. Cùng với nội dung chính trị yêu nước, yêu sự nghiệp chung, tự hào dân tộc, bài thơ còn chan chứa tình người. Bài thơ là một khúc hát ân tình chung thuỷ đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ. Ở Việt Bắc, tác giả đã sử dụng nhuần nhuyễn truyền thống văn hoá dân tộc. Đọc Việt Bắc, chúng ta liên tưởng tới truyện Kiều (Nguyễn Du), Thề non nước(Tản Đà), bút pháp trang trọng cổ điển trong Việt Bắc rất gần gũi với Truyện Kiều và Thề non nước. Giữa ba tác phẩm này có một điểm chung là đều được sáng tác bằng thể thơ lục bát truyền thống.Với mục đích sáng tác là hướng tới quần chúng nhân dân, lấy quần chúng nhân dân làm đối tượng thưởng thức tác phẩm. Tố Hữu quan niệm rằng: "Thơ hay thường mộc mạc, chất phác, không cần trang sức. Thơ hay càng trần trụi, chân chất càng gây cảm xúc sâu xa trong lòng người đọc." Do đó, với ông thể loại lục bát là thể thơ truyền thống phù hợp với đông đảo quần chúng nhất, vì theo quan niệm của ông thơ là vũ khí cách mạng và vũ khí ấy chỉ có hiệu quả khi được quần chúng nhân dân tiếp nhận.

Từ nhỏ, Tố Hữu đã thích đọc Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, biểu hiện thái độ đề cao, trân trọng di sản văn hoá dân tộc và hồn thơ ông đã mang hồn ca dao dân ca đằm thắm, ngọt ngào. Cái đáng quý hơn là Tố Hữu trân trọng các bậc tiền bối ở tình đời, tình người. Ở Tố Hữu, ta cũng gặp tiếng nói tâm tình thiết tha, tiếng nói yêu thương, đằm thắm như những nhà thơ lớn khác. Đó chính là sự giao cảm của những nhà thơ lớn. Chúng ta nhận thấy rất rõ Việt Bắc mang âm hưởng thời đại mới nhưng vẫn phảng phất hơi thở của

Truyện Kiều. Ngâm kiều, bói Kiều, lẩy Kiều, đọc Kiều đã trở thành thói quen

vào hồn dân tộc thành tâm thức văn hoá của con người Việt Nam xưa - nay. Và Tố Hữu là một trong số những con người đó.

Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Lòng ta ơn Đảng đời đời

Ngược xuôi đôi mặt một lời song song

(Trích Việt Bắc)

Những là rày ước mai ao

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng. Vầng trăng vằng vặc giữa trời Đinh ninh đôi mặt một lời song song.

(Trích Truyện Kiều)

Những tác phẩm trữ tình của Tố Hữu được chọn đưa vào giảng dạy ở phổ thông là những tác phẩm tiêu biểu cho phong cách tư tưởng nghệ thuật của tác giả như: Từ ấy, Nhớ đồng, Việt Bắc, Kính gửi cụ Nguyễn Du, ...

Dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật là một điều kiện rất thuận lợi để chúng ta có thể đặt thơ ông trong mối liên hệ với các dòng thơ, với các tác giả thơ trữ tình khác. Chẳng hạn có thể so sánh thơ ông thời kì 30 - 45 với thơ mới lãng mạn cùng thời, với Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên,…Qua đó để thấy rõ hơn phong cách thơ ông và dòng thơ lãng mạn thời kì này. Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị, thể hiện một cái tôi trữ tình quyền uy, một cái tôi tin vào mình, nhìn cuộc sống trên tư thế của một người biết chắc tương lai sẽ thuộc về mình. Tác giả sử dụng cái tôi quyền uy ấy để diễn đạt tiếng nói của một giai cấp mới trên vũ đài chính trị, tin rằng mình sẽ thắng, sẽ làm chủ cuộc đời. Ngay Từ ấy cái tôi trữ tình đã là

quyền uy, điểm tựa là cái tôi đứng giữa mọi người, nó là cái tôi đại diện cho

mọi người. Có thể nói Từ ấy là tuyên ngôn nghệ thuật của Tố Hữu, vì cái tôi đó phát ngôn thay cho mọi người, nó hoàn toàn thích hợp với thời đại cách

mạng. Từ ấy tiêu biểu cho bút pháp lãng mạn cách mạng của Tố Hữu thời kì đầu. Cái tôi trữ tình lắng đọng trong từng ý thơ, từng hình ảnh lúc bay bổng, lúc là lời bộc bạch trực tiếp, chân thành những ước vọng, tâm tư khi bắt gặp lí tưởng và nguyện theo lí tưởng tới cùng. Từ ấy là tiếng hát yêu thương, tin tưởng, tự nguyện dấn thân vào con đường cách mạng đầy chông gai, gian khổ, hi sinh của toàn dân tộc.

Còn thơ mới lãng mạn 1930-1945, ta bắt gặp ở đấy một cái tôi đứng ở trung tâm cảm hứng, giãi bày, thổ lộ. Tôi chỉ là một khách tình si. Tôi chỉ là một kiếp đi hoang. Tôi là một cô hồn. Tôi là kẻ lạc loài...Đó là thơ chiêm nghiệm trạng thái, địa vị cái tôi trong thế giới. Tôi trở thành nguyên tắc cắt nghĩa thế giới một cách riêng tư, tạo thành một kiểu thế giới nghệ thuật mới. Cả tạo vật chỉ là sự phản chiếu của một cái tôi tự ý thức về tồn tại của mình, thế hệ mình. Thế giới cái tôi mang lại những giá trị thẩm mỹ mới nhưng thường là cô đơn, u sầu, lắm khi đau đớn, xa lạ, bởi đó là cái tôi bơ vơ, lạc lõng, dự cảm thấy mất mát tất cả trong mặc cảm mất mát của dân tộc. Từ một mặt trời tê tái Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm đến hàng bèo lênh đênh Bèo

dạt về đâu hàng nối hàng, từ Con nai vàng ngơ ngác đến con voi chiến Rừng xanh lăn nhẹ khối u sầu, từ Hàng dừa cao say sưa ôm bóng ngủ đến Đồn cao trống đổ trời ngơ ngẩn chiều, thế giới thơ mới hoàn toàn đồng nhất vào cái tôi- một cái tôi bao trùm tất cả. Tác giả thơ Mới chỉ chú trọng biểu hiện cảm

xúc chủ quan, thiếu khả năng thể hiện đời sống một cách khách quan. Không phải giản đơn chỉ là vì thơ Mới có nhiều tâm trạng. Cái chính là tâm trạng cách xa với những nhu cầu bức thiết của đời sống chính trị - xã hội đương thời. Cái mới của các nhà thơ Mới là để cho giọng điệu đích thực của tâm hồn bộc lộ một cách trực tiếp hoặc réo rắt, ảo não, hoặc khinh bạc, ngông nghênh, nhưng bao giờ cũng đậm đà cá tính. Chỉ bằng một sự liên hệ, so sánh giữa cái

tôi trong thơ Tố Hữu với cái tôi trong thơ mới lãng mạn 30- 45 đã giúp chúng ta

nhận thấy rất rõ điểm khác biệt giữa phong cách thơ trữ tình- chính trị của Tố Hữu với đặc điểm phong cách thơ lãng mạn cùng thời. Tất nhiên ở thơ Tố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hữu cũng có chất lãng mạn nhưng đó là lãng mạn cách mạng, khác hẳn với chất lãng mạn uỷ mị, bế tắc, trốn tránh thực tại của dòng thơ lãng mạn.

CHƯƠNG 3

GIÁO ÁN VÀ THỰC NGHIỆM

3.1. Thiết kế giáo án thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành thiết kế giáo án thực

nghiệm dạy học thơ Tố Hữu ở trường THPT theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật bài thơ Từ ấy và đoạn trích Việt Bắc.

Tiết 86 : TỪ ẤY

Tố Hữu

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Giúp HS nắm được:

1. Nội dung, tư tưởng:

Thấy được vẻ đẹp tâm hồn, niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cách mạng; tác dụng kì diệu của lí tưởng với cuộc đời nhà thơ và nguyện phấn đấu cho lý tưởng, vì mục đích của lí tưởng cao đẹp đó.

Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu,…trong việc làm nổi bật tâm trạng cái tôi của nhà thơ.

2. Nghệ thuật:

HS thấy được bút pháp lãng mạn, nét đặc sắc nổi bật trong nghệ thuật thơ Tố Hữu ở chặng ban đầu.

Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, điệp từ diễn tả tình cảm say mê mãnh liệt.

3. Giáo dục:

Qua phân tích giá trị về nội dung tư tưởng và nghệ thuật biểu hiện của bài thơ, rút ra cho mình bài học về lí tưởng và lẽ sống: tìm được lí tưởng đúng đắn và quyết tâm thực hiện lí tưởng; sống vì nhân dân, đất nước, luôn có sự gắn bó, hòa nhập với mọi người.

Giáo dục lòng kính trọng, biết ơn các chiến sĩ cách mạng đã phấn đấu và hy sinh cho độc lập tự do của Tổ Quốc.

4. Rèn luyện: kỹ năng đọc, cảm thụ thơ trữ tình, kỹ năng phân tích tâm trạng

nhân vật trữ tình, khả năng bình giá; phân tích cái hay, cái đẹp của các biện pháp tu từ.

B. PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC

1.Trước khi học bài này trên lớp, GV yêu cầu HS phải chuẩn bị bài thật kĩ ở nhà: Đọc kĩ văn bản, trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong SGK, sách bài tập; tìm đọc thêm sách tham khảo để có thêm hiểu biết về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ Từ ấy. Đến lớp, trên tinh thần tạo điều kiện cho HS hoạt động tích cực, làm việc thực sự; suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo để tự chiếm lĩnh tri thức bài học, GV làm công việc hướng dẫn, định hướng HS tìm hiểu về tác giả và tác phẩm để giúp các em đạt được mục tiêu, yêu cầu mà bài học đặt ra.

2. Đây là bài thơ giàu nhạc điệu. Thể thơ thất ngôn vốn mang âm điệu trang trọng. Cách ngắt nhịp liên tục thay đổi qua các câu thơ. Hệ thống vần cuối các câu thơ rất phong phú, có sức ngân vang. GV cần lưu ý những điều đó khi mở đầu tiết dạy bằng việc gọi HS đọc diễn cảm bài thơ.

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Hoạt động 1: Khởi động (2 phút) GV dẫn dắt vào bài:

Tố Hữu có vị trí vẻ vang trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Ông thường

nói đến những vấn đề chính trị lớn lao của đất nước với cảm xúc nồng thắm và đậm đà bản sắc dân tộc. Từ ấy là một tập thơ đầu tay của Tố Hữu, đồng thời cũng là tập thơ nổi bật của thơ ca cách mạng giai đoạn 1930-1945. Tiêu biểu và đặc sắc nhất trong tập thơ này đó là bài thơ cùng tên Từ ấy. Để hiểu được cái

hay, cái đẹp cũng như giá trị đặc biệt của Từ ấy, cô sẽ cùng các em đi vào phân tích, tìm hiểu bài thơ.

Hoạt động 2: Tìm hiểu chung (5 phút)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hướng dẫn HS tìm hiểu phần

Tiểu dẫn.

GV: Hãy nêu những hiểu biết của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

em về cuộc đời nhà thơ Tố Hữu. Tại sao nói Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản?

- HS trả lời theo sự chuẩn bị bài ở

nhà yêu cầu đảm bảo các ý :

- GV nhận xét, bổ sung khái quát

lên bảng. HS theo dõi, ghi chép.

GV: Hãy kể tên một số tập thơ tiêu

biểu và khái quát phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu?

- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân, GV

I. Tiểu dẫn

1. Về tác giả Tố Hữu:

- Tố Hữu sinh 1920 mất 2002, tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê Huế. Xuất thân trong một gia đình nhà nho.

- Sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng và hăng hái tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1938, ông được kết nạp vào Đảng cộng sản. Từ đấy cho đến lúc mất, ông liên tục giữ những cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

- Ở Tố Hữu, sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Thơ ông luôn phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

- Lí tưởng cộng sản là ngọn nguồn cho mọi cảm hứng sáng tác thơ ông.

- Các tập thơ: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ ông, thể hiện:

yêu cầu trả lời đáp ứng được các ý chính sau:

- HS lắng nghe, ghi chép.

- Về bài thơ Từ ấy : Được sáng tác tháng 7- 1938, nằm trong phần “Máu lửa” của tập “Từ ấy”, đánh dấu một cái mốc, một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu.

GV hỏi: Qua tìm hiểu về tiểu sử tác

giả và sự nghiệp thơ Tố Hữu, em có nhận xét gì về vị trí thơ ông trong nền văn học dân tộc?

- HS trả lời theo ý hiểu cá nhân.

ông là thơ trữ tình chính trị nhằm mục đích trước hết là phục vụ cho cuộc đấu tranh cách mạng, đồng thời là một nghệ thuật trữ tình, tạo được sự thống nhất trong tuyên truyền cách mạng và cảm hứng trữ tình.

+ Nghệ thuật thơ Tố Hữu giàu tính dân

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật (Trang 69 - 115)