6. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn
2.1.2.1. Thuận lợi
Cũng như các hình thức nghệ thuật khác, văn chương là hoạt động của con người nhằm chiếm lĩnh thực tại “theo quy luật của cái đẹp” (Mác). Thế giới nghệ thuật luôn đầy ắp những rung động mãnh liệt, kết quả của những “hiểu biết, khám phá, sáng tạo” (Phạm Văn Đồng). Giờ dạy học thơ Tố Hữu ở trường THPT nếu không làm nổi bật lên cái đẹp, không gắn liền với cảm xúc, không tạo nên những rung động trong tâm hồn và không làm nổi bật lên phong cách nghệ thuật của nhà thơ thì sẽ đánh mất bản chất của văn chương, trái với quy luật cảm thụ nghệ thuật. Chúng ta vẫn có thể dạy và học thành công thơ Tố Hữu ở trường THPT bởi có những thuận lợi sau đây:
Đối với người học: kiến thức lí luận về thể loại và phong cách nghệ thuật của học sinh còn khá mơ hồ nên các em chỉ tiếp nhận tác phẩm một cách trực quan, cảm tính, dựa vào ấn tượng và kinh nghiệm của cá nhân là chủ yếu. Hầu như các em quan niệm về thơ một cách đơn giản như thơ phải có vần, có nhịp…; hoặc truyện có nhân vật, cốt truyện, diễn biến, tình huống…; còn với những đặc trưng khác của thơ và phong cách nghệ thuật của tác giả thì dường như chưa có hiểu biết cần thiết. Việc học tác phẩm thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật chính là chìa khoá để học sinh biết cách khám phá cái hay, cái đẹp của tác phẩm, đồng thời phân biệt được ranh giới giữa đặc trưng của thơ với các thể loại văn học khác. Đồng thời cũng thấy được sự khác biệt trong phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu và phong cách nghệ thuật của các nhà thơ khác. Từ đó mở ra những cơ hội mới để các em
chiếm lĩnh tác phẩm một cách sâu sắc và cảm nhận được vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống xung quanh.
Bên cạnh đó, các em đã được học khá nhiều tác phẩm thơ trữ tình ở trung học cơ sở với những đề tài, nội dung đa dạng. Đó cũng là lí do quan trọng khiến các em không quá khó khăn, bỡ ngỡ khi tiếp nhận tác phẩm thơ Tố Hữu. Hơn nữa, học sinh ở lứa tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể lực, trí tuệ và tình cảm. Điều đó giúp các em hoàn toàn có khả năng tư duy trừu tượng và tưởng tượng tái hiện. Khi đứng trước cái hay, cái đẹp, cái lạ của sự vật, hiện tượng các em sẽ nhạy bén, suy nghĩ sâu sắc và độc lập hơn.
Đối với người dạy: dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật là con đường quan trọng để hình thành những cách khai thác tác phẩm ở những thể loại khác nhau. Trong thực tế không phải tác phẩm nào cũng tuân thủ tuyệt đối theo đặc trưng riêng biệt của một thể loại nhất định, mà chúng thường thâm nhập vào nhau. Chẳng hạn như trong tác phẩm tự sự có bao hàm những yếu tố trữ tình, ngược lại trong tác phẩm trữ tình vẫn có yếu tố tự sự còn trong kịch thường kết hợp cả hai. Sự kết hợp đó là yêu cầu có tính quy luật của sáng tạo văn học và nhiều khi đó là dấu hiệu về phẩm chất nghệ thuật của tác phẩm. Đứng trước những yếu tố giao nhau về đặc trưng thể loại như thế, nếu giáo viên hiểu biết sâu sắc về thể loại, biết bám sát vào đặc trưng thể loại sẽ khai thác hết sức mạnh của nó. Vì thế dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật giúp giáo viên có cách cảm thụ tác phẩm chính xác và có chiều sâu.
2.1.2.2. Khó khăn
Về nội dung chương trình: nhà thơ Tố Hữu có một vai trò quan trọng trên thi đàn cũng như trong nền văn học sử nước nhà. Những tác phẩm đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn THPT đều là những tác phẩm xuất sắc góp phần làm nên diện mạo, gương mặt, phong cách độc đáo của nhà thơ. Tuy nhiên, với bài thơ Việt Bắc, sách giáo khoa chỉ trích dẫn một số đoạn tiêu biểu. Vì thế, học sinh khó có thể có cái nhìn toàn diện, đầy đủ về tác
phẩm. Thời gian phân phối cho mỗi tác phẩm còn ít. Mặt khác, tư duy lý luận ngày càng cao đòi hỏi nắm bắt thơ Tố Hữu như một chỉnh thể, một thế giới nghệ thuật có quy luật vận động nội tại, xem xét nó trong cả tiến trình đổi mới thơ ca Tiếng Việt từ một nền văn học trung cổ sang văn học hiện đại và tiến lên theo phương hướng hiện thực xã hội chủ nghĩa, suy nghĩ về khả năng và chiều sâu phản ánh hiện thực của cả một hệ thống thơ. Bên cạnh đó khi cái tôi trong thơ được giải phóng, trên thi đàn xuất hiện nhiều tài năng thi ca đa phong cách, chịu ảnh hưởng của những thi pháp thơ mới mẻ thì những sáng tác của họ cũng đầy màu sắc. Để khám phá hết cái hay, cái đẹp ở mỗi tác phẩm thật không dễ dàng.
Về phía học sinh: hiện nay ở trường phổ thông, hầu hết các em học sinh còn thờ ơ, lãnh đạm với thơ, không có thói quen chủ động, khám phá, tìm hiểu bài học. Các em thường ít hiểu, ít yêu thơ. Ít em có một quyển sổ đẹp mà chăm chút vào đấy những bài thơ hay mà mình yêu thích. Nếu được hỏi những bài thơ hay mà các em yêu thích, thường thì hiểu biết của các em chỉ quanh quẩn những bài trong sách giáo khoa. Cá biệt có những em còn không kể được tên những tác phẩm thơ trữ tình đã được học trong chương trình. Bên cạnh đó, nền kinh tế phát triển cùng với xu hướng toàn cầu hoá thì những môn học thời thượng như Toán, Lí, Hoá, Ngoại ngữ…được lựa chọn nhiều hơn. Trái lại, văn chương ít có tính năng ứng dụng, tương lai người học ít được bảo đảm, học sinh ngày càng rời xa môn học này. Đặc biệt, một thực tế mà giáo viên nào cũng nhận thấy: sách tham khảo, sách hướng dẫn học tốt, sách chuẩn kiến thức và những bài văn mẫu quá nhiều, vô hình chung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa, nhiều em còn học đối phó bằng cách soạn bài hoàn toàn dựa vào sách tham khảo nhưng chưa một lần đọc văn bản trong sách giáo khoa. Vì thế, đôi khi cái nhìn của các em về tác phẩm còn lệch lạc, thậm chí sai kiến thức cơ bản.
Về phía giáo viên: khi dạy học thơ Tố Hữu, nhiều giáo viên chỉ đi sâu tìm hiểu nội dung và tư tưởng phản ánh trong bài thơ, chưa chú ý đúng mức
đến hình thức nghệ thuật. Hoặc có chú ý đến hình thức nghệ thuật nhưng tách rời các hình thức nghệ thuật ra khỏi nội dung. Cũng có những trường hợp suy diễn một cách máy móc, gượng ép các nội dung và vai trò, ý nghĩa của các hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. Cũng có những giờ học, hệ thống câu hỏi đưa ra mang tính chiếu lệ, chưa phát huy được trí tuệ, năng lực cảm thụ văn chương của học sinh. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do giáo viên chưa tìm hiểu kĩ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Bên cạnh đó, phần lớn giáo viên dạy thơ Tố Hữu theo phương pháp truyền thống, chưa chú ý tới việc tiếp nhận của học sinh và yêu cầu đổi mới phương pháp.
2.1.3. Thực trạng dạy học thơ Tố Hữu ở trường THPT
Xuất phát từ quan điểm: để học sinh tiếp nhận nhiều thể loại văn học, cảm thụ nhiều loại tác phẩm khác nhau của các nhà văn, nhà thơ khác nhau bởi mỗi thể loại văn học có phương thức biểu hiện và phản ánh hiện thực khác nhau, mỗi nhà văn nhà thơ mang một phong cách nghệ thuật khác nhau. Chương trình Ngữ Văn nói chung, chương trình Ngữ Văn THPT nói riêng đã đem đến cho người đọc cái nhìn đa diện về nền văn học dân tộc. Chỉ tính riêng phần văn học hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 12 THPT, học sinh đã được tiếp xúc với nhiều thể loại văn học hiện đại (thơ, kịch, kí, truyện, văn nghị luận, văn bản nhật dụng…). Một điều rất dễ nhận thấy, mỗi thể loại đều in dấu ấn phong cách tác giả, đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật; phản ánh sâu sắc hiện thực đời sống qua từng giai đoạn phát triển. Chính điều này quy định cách dạy học theo từng thể loại theo đúng định hướng của chương trình. Các văn bản thuộc thể loại khác nhau cần có cách khai thác và cảm thụ khác nhau. Đọc – hiểu thơ khác với truyện hay với kịch.
Tìm hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật là một việc làm cần thiết trong hoạt động dạy và học văn ở trường THPT. Bởi thể loại chính là cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm, quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức. Thể loại còn
định hướng cho việc tiếp nhận của độc giả, tạo nên kênh giao tiếp giữa người đọc và tác phẩm. Còn phong cách nghệ thuật là dấu ấn thẩm mĩ, là gương mặt riêng độc đáo trong thế giới nghệ thuật của mỗi nhà văn, mỗi thời đại văn học, giai đoạn văn học hoặc nền văn học. Tiếp nhận văn học từ góc độ phong cách không chỉ đem đến cho người đọc những cảm xúc thẩm mĩ dồi dào mà còn giúp nhận thức sâu sắc hơn những yếu tố quan trọng trong quá trình văn học như: quan niệm nghệ thuật về con người, giá trị văn học, quy luật phát triển của văn học...
Tuy nhiên, trong quá trình dạy học thơ Tố Hữu nhiều giáo viên chưa chú trọng đến đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật. Để tìm hiểu thực trạng dạy và học đối với thơ Tố Hữu ở trường THPT chúng tôi đã sử dụng cách thức chủ yếu là phát phiếu điều tra đến giáo viên và học sinh tại 2 trường:
Trường THPT Xuân Trường B- Xuân Trường - Nam Định Trường THPT Xuân Trường C- Xuân Trường - Nam Định
Sau đây là một số khái quát về thực trạng dạy học thơ Tố Hữu ở trường THPT theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật (theo thống kê từ phiếu điều tra)
2.1.3.1 Kết quả khảo sát từ giáo viên
Bảng 2.1: Tổng hợp 23 giáo viên 2 trường THPT Xuân Trường B và THPT Xuân Trường C, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
STT Câu hỏi Phân loại Kết quả
Trường THPT Xuân Trường B. Trường THPT Xuân Trường C. 1 GV dạy học thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật? Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
30% 50% 20% 22% 56% 22% 2 GV chưa từng biết đến phương pháp 10% 22%
này? 3
Nhận xét của giáo viên khi sử dụng phương pháp này?
Hiệu quả cao Bình thường Không có hiệu quả 40% 50% 10% 33% 45% 22% 4 Thời gian dạy
theo phương pháp này?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ
40% 50% 10% 44% 44% 22% 5 Nguyện vọng
muốn biết sâu sắc về phương pháp này? Muốn biết Không biết 100% 0% 100% 0% 6 GV thích dạy theo phương pháp này? Thích dạy Bình thường Không thích 30% 50% 20% 33% 45% 22% Qua quá trình khảo sát kết hợp với việc giảng dạy trên lớp của giáo viên, có thể thấy từ khâu chuẩn bị bài đến dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh; các thầy cô đã thực hiện khá nghiêm túc quy trình giảng dạy nên khám phá được phần nào giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của tác phẩm. Giáo viên thường tổ chức, hướng dẫn học sinh tiếp cận tác phẩm theo đúng các bước của một giờ lên lớp. Tuy nhiên, việc khai thác văn bản thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật mới chỉ được thực hiện ở một số giờ học. Có nhiều giờ học, giáo viên quá coi trọng hoạt động phân tích văn bản hoặc có giáo viên lại thiên về giảng – bình, truyền thụ kiến thức…mà chưa chú ý tới đặc trưng của thể loại và phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Các giờ học chủ yếu diễn ra theo phương pháp đàm thoại một chiều: thầy hỏi – trò trả lời; chưa có hướng trò hỏi thầy – trò hỏi trò. Các hoạt động trao đổi, thảo luận giữa các nhóm học sinh với nhau nếu có cũng chỉ là hình thức.
Nhìn chung qua một số ý kiến của các thầy cô trực tiếp đứng lớp, có thể nhận thấy một thực trạng còn tồn tại như sau: giáo viên mới chỉ chú trọng khai thác nội dung mà không xuất phát từ đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật khiến học sinh hiểu tác phẩm chưa có chiều sâu; giáo viên cũng chưa có thói quen cho học sinh sưu tầm các tác phẩm cùng thể loại cũng như các tác phẩm cùng đề tài của nhiều tác giả khác nhau để mở rộng sự hiểu biết và nắm vững bài học nhờ sự so sánh, liên tưởng; Một số thầy cô còn cho rằng: sau khi học xong học sinh chỉ cần nhớ tác phẩm hoặc đoạn trích là tốt, vì thế khi giảng chỉ cần giảng ý chính, học sinh hiểu là thành công rồi; cũng có thầy cô lại khẳng định: cái đích của việc học văn là rèn kĩ năng viết văn cho học sinh để đi thi học sinh đạt điểm cao là được; rất ít giờ dạy học sinh được tự do suy nghĩ, phát biểu quan điểm của cá nhân mình, giáo viên thường áp đặt học sinh nói, nghĩ theo những gì mình đã định sẵn; nhiều giáo viên nặng về phần bình khiến học sinh không phát huy được năng lực sáng tạo của nhưng cũng có giáo viên lại chỉ chú ý đến hệ thống câu hỏi mà xem nhẹ phần bình làm cho giờ học trở nên khô khan, năng lực cảm thụ cái đẹp của tác phẩm đối với học sinh chưa đúng mức.
Những phân tích trên cho thấy, tuy học sinh THPT đã được làm quen với khá nhiều văn bản thơ Tố Hữu, có những tiền đề tâm lí để tiếp nhận thơ Tố Hữu theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật nhưng vẫn còn nhiều học sinh hiểu về thơ Tố Hữu một cách mơ hồ thậm chí không có hứng thú khi tiếp nhận.
2.1.3.2 Kết quả khảo sát từ học sinh
Bảng 2.2: Tổng hợp 185 phiếu của 2 trường THPT Xuân Trường B và THPT Xuân Trường C
STT Câu hỏi Phân loại Kết quả 1 Em đã được học những tác phẩm thơ Tố Hữu chưa? Được học Chưa được học 100% 2 Cảm nhận của em khi học những tác phẩm thơ Tố Hữu ? Thích Không thích Bình thường 36% 20% 44% 3
Trong những tác phẩm (đoạn trích) thơ Tố Hữu sau đây, em thích tác phẩm (đoạn trích) nào nhất? Vì sao?
Việt Bắc Từ ấy
“Mình về ..cây đa (Việt Bắc) “Ta về…thuỷ chung (Việt Bắc) “Những đường…núi Hồng”(Việt Bắc) 28% 10% 14% 30% 18% 4 Em hiểu thế nào là phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu? Hiểu Không hiểu Hiểu mơ hồ 32% 18% 50% 5
Em hãy cho biết những đặc trưng cơ bản của thơ Tố Hữu trữ tình? Hiểu Không hiểu Hiểu mơ hồ 12% 16% 72% Cùng với khảo sát bằng phiếu, chúng tôi cũng đã dự một số giờ dạy học thơ Tố Hữu thuộc địa bàn khảo sát và cũng có được những cảm nhận về khả năng cảm thụ của học sinh. Các em đã nhận thức được giá trị nội dung của tác phẩm qua việc khám phá những yếu tố nghệ thuật đặc sắc và những câu hỏi gợi ý của giáo viên. Rất nhiều học sinh khi được hỏi về đặc trưng cơ bản của thơ Tố Hữu các em mới chỉ dừng lại ở việc khẳng định thơ Tố Hữu thường viết về Đảng, Bác, về Cách mạng. Có giọng điệu gần gũi với ca dao, dễ đọc, dễ nhớ, dễ thuộc …còn các yếu tố về tứ thơ, tình cảm thơ, nhân vật trữ tình, hình tượng thơ, ngôn ngữ, kết cấu, …. thường không được nhắc đến. Khi được hỏi các em có thích học thơ Tố Hữu không thì rất ít các em trả lời
có. Được hỏi vì sao thì các em cho rằng thơ Tố Hữu khó vì dù là dễ đọc, dễ