Cảm nhận ý thơ là khám phá nội dung và hình thức của bài thơ

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật (Trang 60 - 69)

6. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Cảm nhận ý thơ là khám phá nội dung và hình thức của bài thơ

Ý thơ có thể là những cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng, những sự việc, cảnh vật…có thể là những biểu hiện sự vận động của hình ảnh, hình tượng thơ, cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình…Các ý thơ bắt đầu từ tứ thơ, đó là một ý chính, ý lớn bao quát toàn bài, làm điểm tựa cho sự vận động của cả bài thơ. Thơ ca là thế giới của cảm xúc, của mơ mộng và tưởng tượng, của ngôn từ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu cho nên phải đồng cảm với nhà thơ, dùng liên tưởng và tưởng tượng, phân tích khả năng biểu hiện của từng từ ngữ, chi tiết, vần điệu…mới nhận ra tứ thơ, cảm nhận các ý thơ. Với việc cảm nhận ý thơ (khám phá nội dung và hình thức) của tác phẩm chúng tôi vận dụng phương pháp nêu vấn đề để tổ chức dạy học. “Dạy học nêu vấn đề là một hệ thống tình huống có vấn đề được đặt ra gắn liền với nhau và trong quá trình đó, học sinh dưới sự giúp đỡ và tổ chức của giáo viên, nắm được nội dung bộ môn, phương thức học tập và phát triển ở mình những phẩm chất cần thiết để sáng tạo trong khoa học và đời sống.”(Phương pháp

dạy học văn- Tập 1- Phan Trọng Luận- Tr213). Con đường và cũng là nội

dung thực hiện dạy học nêu vấn đề là quá trình xây dựng và giải quyết một cách khéo léo hệ thống tình huống có vấn đề. Muốn xây dựng được tình huống có vấn đề trước hết đòi hỏi giáo viên phải biết xây dựng được một hệ thống câu hỏi nêu vấn đề. Câu hỏi nêu vấn đề là loại câu hỏi đặt ra cho chủ thể học sinh và được học sinh tiếp nhận một cách có ý thức, không phải do từ ngoài dội vào mà là do nhu cầu khám phá tìm hiểu của bản thân và chính học sinh cũng đã có một số dữ kiện (tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng) song không thể tìm được lời giải bằng chính những hiểu biết cũ và theo phương thức hành động cũ.

Trước hết giáo viên hướng dẫn học sinh cảm nhận ý thơ thông qua việc đọc bài thơ. Đây là một bài thơ hay thuộc thể loại thơ trữ tình chính trị, diễn tả niềm say mê chân lí, tình cảm rất nồng nhiệt, mạnh mẽ trong lòng nhà thơ nên cần đọc với giọng tràn đầy nhiệt huyết, chân thành, say sưa, dạt dào cảm xúc.

GV có thể đọc trước bài thơ một lần rồi gọi HS đọc (1 em).

Sau khi HS đọc xong bài thơ, GV yêu cầu các em nêu cảm nhận chung nhất của bản thân về bài thơ và yêu cầu HS tìm hiểu tứ thơ của bài:

GV: Hãy nêu cảm nhận chung nhất của em về bài thơ?

(Gọi khoảng 2 em trả lời, tùy theo mức độ cảm nhận ban đầu của từng em về bài thơ. Sau đó GV nhận xét.

GV hỏi: Hãy cho biết tứ thơ của bài là gì?

Nếu HS khó trả lời, GV có thể gợi ý, định hướng: tứ thơ là một ý lớn bao quát toàn bài thơ, làm điểm tựa cho sự vận động của nội dung bài thơ. Vậy ở bài thơ này em thấy ý lớn bao quát cả bài là gì; thời điểm, hoàn cảnh nào liên quan trực tiếp đến sự ra đời của bài thơ?

Tứ thơ của bài nằm ngay ở tiêu đề bài thơ là Từ ấy- cái thời điểm Tố Hữu bắt gặp và đón nhận lí tưởng cách mạng.

Từ ấy có cấu trúc rất gọn, gồm ba khổ thơ ngắn, mỗi khổ bốn câu và

được viết theo thể thơ thất ngôn (bảy tiếng) vốn mang âm điệu trang trọng, rất phù hợp với việc diễn tả tư tưởng tình cảm, tâm trạng nhà thơ trong buổi đầu đón nhận và giác ngộ lí tưởng cách mạng.

Tác giả sử dụng những hình ảnh ẩn dụ:“nắng hạ, mặt trời chân lí, chói

qua tim” để khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm

bừng sáng tâm hồn nhà thơ.

Nguồn sáng ấy không phải là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời và là mặt trời khác thường- mặt trời chân lí.

Mặt trời chân lí, đó là một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ

sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra những tư tưởng đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống. Cách gọi lí tưởng như vậy thể hiện thái độ trân trọng, thành kính của tác giả.

Các hình ảnh ẩn dụ được kết hợp với các động từ bừng, chói diễn đạt

cái mạnh, cái cao độ. Bừng chỉ ánh sáng phát ra đột ngột, chói chỉ ánh sáng có sức xuyên mạnh có tác dụng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng cách mạng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.

Hai câu thơ sau sử dụng bút pháp trữ tình lãng mạn cùng với biện pháp nghệ thuật so sánh “Hồn tôi là một vườn hoa lá” đã diễn tả niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản. Tác giả so sánh tâm hồn mình giống như một vườn hoa lá- một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót.

Cùng với biện pháp so sánh, tác giả còn dùng các tính từ như đậm, rộn (đậm hương, rộn tiếng chim) đó là những tính từ có tác dụng chỉ mức độ

mạnh, đậm nét nhằm khắc sâu thêm niềm vui sướng tràn ngập, đồng thời nhấn mạnh sự chuyển hóa tư tưởng, tình cảm của nhà thơ khi bắt gặp lí tưởng của Đảng.

Đối với vườn hoa lá ấy còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì đáng quý hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng dẫn dắt? Tố Hữu sung sướng, hân hoan đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời. Chính lí tưởng cộng sản đã làm tâm hồn con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cho cuộc sống con người có ý nghĩa hơn. Nhưng Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới ấy của tâm hồn cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật mà trái lại đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.

Biểu hiện những nhận thức mới về lẽ sống Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Sự nhận thức mới về lẽ sống đã dẫn đến hành động cụ thể của tác giả, đó là hành động gì? Hành động đó có gì khác với quan niệm về lẽ sống của giai cấp tư sản và tiểu tư sản?

Sự nhận thức mới về lẽ sống của tác giả dẫn đến hành động cụ thể là gắn bó với quần chúng nhân dân, nhân loại cần lao. Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao cái tôi cá nhân chủ nghĩa.

Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu đã khẳng định quan niệm mới về lẽ sống là sự giác ngộ về chỗ đứng của mình trong hàng ngũ quần chúng lao khổ, là sự gắn bó hài hòa giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của mọi người. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hành động ấy được thể hiện bằng các từ ngữ: Buộc, trang trải, trăm

nơi, hồn khổ, khối đời. Buộc là một động từ, đồng thời là một cách nói ngoa

dụ thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. Trăm

nơi là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi. Trang trải thể hiện tâm

hồn nhà thơ rộng mở, trải rộng với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. Hồn khổ chỉ những lớp người lao khổ. Khối đời là một ẩn dụ chỉ một khối đông đảo những người cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời, đoàn kết chặt chẽ với nhau cùng phấn đấu vì một mục tiêu chung.

Nhà thơ đã nguyện buộc chặt lòng mình với mọi người ở khắp nơi. Tình thương yêu con người của ông không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Tác giả đã đặt mình giữa quần chúng lao khổ, gắn bó với họ làm thành một khối đoàn kết vững chắc. Trong sự đối ứng với cái tôi đấy là cái ta Nhờ ánh sáng lí tưởng cách mạng soi rọi, Tố Hữu

đã đi từ cái tôi đến cái ta, gắn bó cuộc sống cá nhân mình với vận mệnh chung của dân tộc. Và khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của bản thân được nhân lên gấp bội trong sức mạnh của cộng đồng.

Với lời thơ chân thành, hăm hở trong sự quyết tâm, tự nguyện, Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm của những trái tim. Qua đó Tố Hữu cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.

Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của Tố Hữu. Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…

Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp với quần chúng lao khổ. Hơn thế, tình cảm đó còn chân thành như tình thân yêu ruột thịt: là con, là em, là anh trong đại gia đình quần chúng nhân dân lao khổ.

Việc lặp đi lặp lại một kiểu câu (Là con của vạn nhà/ Là em của vạn kiếp phôi pha/ là anh của vạn đầu em nhỏ), những điệp từ là cùng với các từ

con, em, anh và số từ ước lệ vạn (để chỉ số lượng hết sức đông đảo) có hiệu

quả nghệ thuật mạnh mẽ. Nó cho thấy đó là lời tâm niệm chân thành, thiết tha, sự khẳng định dứt khoát, là nhiệt tình hăm hở của người chiến sĩ trẻ nguyện tìm về chỗ đứng của mình ở phía những người lao khổ - một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên ruột thịt của đại gia đình to lớn ấy.

Những kiếp phôi pha, những em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ mà tác giả nói tới đó là những người đau khổ, bất hạnh, những người lao động vất vả, thường xuyên dãi dầu mưa nắng để kiếm sống; những em bé tội nghiệp không nơi nương tựa phải lang thang vất vưởng, nay đây mai đó. Những lời thơ ấy cho thấy lòng căm giận của nhà thơ trước bao bất công ngang trái của cuộc đời cũ. Chính những kiếp người phôi pha, những em nhỏ

cù bất cù bơ ấy càng thôi thúc người chiến sĩ cộng sản trẻ hăng say hoạt động

cách mạng để góp phần đem lại cuộc sống tươi sáng cho họ, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ.

Hình ảnh quần chúng lao khổ trong thơ Tố Hữu có sự vận động. Từ những người chịu đựng đau khổ, bất hạnh họ đã trở thành những người tích cực hoạt động cách mạng, dũng cảm trong đấu tranh cách mạng như: bà bủ,

bà bầm, bà má Hậu Giang, mẹ Suốt, chú bé liên lạc Lượm,…

Thông qua bài thơ có thể thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là tuyên ngôn cho tập Từ ấy nói riêng và cho toàn bộ các sáng tác của Tố Hữu nói chung. Đó chính là quan điểm của giai cấp vô sản với nội dung quan trọng là nhận thức sâu sắc về mối liên hệ giữa cá nhân với quần chúng lao khổ, với nhân loại cần lao.

Từ ấy là bài thơ có cấu trúc gọn. Chỉ trong ba khổ thơ đều đặn đã bộc

lộ được sâu sắc quan điểm tư tưởng và nghệ thuật cách mạng qua những hình ảnh và ngôn ngữ gợi cảm. Bài thơ mang ý nghĩa mở đầu cho cả quá trình sáng tác của tác giả. Những quan điểm của tác giả biểu hiện qua Từ ấy được

tiếp xúc trong suốt cả cuộc đời của Tố Hữu, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, những tác phẩm tiêu biểu cho nhiều giai đoạn thơ của Tố Hữu

vẫn theo phương hướng sáng tạo ấy. Đúng như nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên: “Tất cả Tố Hữu, thi pháp, tuyên ngôn những yếu tố làm ra anh có thể tìm thấy trong tế bào này, anh là nhà thơ của vạn nhà, buộc lòng mình cùng nhân loại…”.

Bài thơ Việt Bắc là thành tựu xuất sắc của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc vừa là khúc tình ca và cũng là khúc hùng ca về cuộc cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến. Để có được khúc hát ân tình tha thiết, Tố Hữu đã sáng tạo cách kết cấu phù hợp với nội dung tư tưởng - cảm xúc ấy: lời đối đáp trong một cuộc chia tay của những người cùng chung một chiến hào. Trong giờ phút chia tay, cùng nhau gợi lại bao kỉ niệm đẹp đẽ, cùng cất lên nỗi niềm hoài niệm thiết tha về những ngày đã qua, khẳng định nghĩa tình bền chặt và hẹn ước về tương lai. Cách cấu tứ này trong ca dao, dân ca dùng để diễn tả những tâm trạng của tình yêu. Tình nghĩa riêng tư đã được Tố Hữu vận dụng sáng tạo vào việc thể hiện những nghĩa tình cách mạng rộng lớn. Cùng với cấu tứ ấy, một phần quan trọng trong ngôn ngữ của bài thơ cũng thuộc về hệ thống ngôn ngữ diễn tả những tâm trạng của tình yêu (mình, ta, nhớ, thiết tha, mặn nồng, bâng khuâng, bồn

chồn…Bằng cách đó, bài thơ dẫn người đọc vào không khí ân tình của hoài

niệm, của ước vọng và tin tưởng. Chuyện nghĩa tình cách mạng, kháng chiến đã đến với lòng người bằng con đường của tình yêu. Bài thơ kết cấu theo lối đối đáp quen thuộc của ca dao, dân ca. Nhưng đây không chỉ là lời hỏi, lời đáp mà còn là sự hô ứng, đồng vọng. Lời đáp không chỉ nhằm giải đáp cho những điều đặt ra của lời hỏi mà còn là sự tán đồng, mở rộng, cụ thể và phong phú thêm những ý tình trong lời hỏi, có khi trở thành lời đồng vọng ngân vang những tình cảm chung. Thực ra nhìn sâu hơn thì qua lớp đối thoại của kết cấu bên ngoài, chính là lời độc thoại của tâm trạng đắm mình trong hoài niệm ngọt ngào hạnh phúc về quá khứ đẹp đẽ với nghĩa tình thắm thiết – tình nghĩa nhân dân, tình nghĩa kháng chiến và cách mạng, khát vọng về tương lai tươi sáng. Kẻ ở - người đi, người hỏi - người đáp ở đây có thể xem là một cách “phân thân” của một cái tôi trữ tình để tâm trạng được bộc lộ đầy đủ hơn trong sự hô ứng, đồng vọng, vang ngân.

Bằng âm điệu ngọt ngào, êm ái, trở đi trở lại nhịp nhàng như lời ru, bài thơ đưa người đọc vào thế giới tâm tình đằm thắm, đầy ân nghĩa. Trong

không khí ấy, mọi cảnh vật thiên nhiên và khung cảnh sinh hoạt của con người cho đến các hoạt động kháng chiến đều đậm đà ý vị tình nghĩa, bao bọc trong ánh hồi quang của kỉ niệm và nỗi nhớ thiết tha.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu dạy học thơ tố hữu ở trung học phổ thông theo đặc trưng thể loại và phong cách nghệ thuật (Trang 60 - 69)