7. Bố cục luận văn
1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý di tích và lễ hội
1.1.2. Nội dung quản lý di tích và lễ hội
Di tích Lăng Bà Chợ Được thuộc loại hình di sản văn hóa vật thể, lễ hội Lăng bà Chợ Được thuộc loại hình di sản văn hóa phi vật thể, do đó phải tuân thủ những nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về DSVH được quy định tại Điều 54 Luật Di sản văn hóa 2001 bao gồm 08 nội dung sau:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hóa;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hóa;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chun mơn về di sản văn hóa;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hóa.
Từ nội dung quản lý nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước về DSVH, Luật Luật Di sản văn hóa quy định:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
2. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hố theo phân cơng của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hố ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Như vậy, dưới góc độ quản lý di sản văn hóa, quản lý có hai cấp độ cơ bản sau:
Một là, quản lý di sản văn hóa cấp vĩ mơ, đó là các chính sách văn hóa chung của quốc gia, góp phần định hướng sự phát triển di sản văn hóa của quốc gia.
Hai là, quản lý di sản văn hóa cấp vi mơ, đó là quản lý các đối tượng di sản văn hóa cụ thể, là việc các địa phương cụ thể hóa, thực thi các chính sách văn hóa của Quốc gia trong việc quản lý di sản văn hóa của địa phương.
Mục đích cuối cùng của quản lý di sản văn hóa là để bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa nhằm đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của nhân dân, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Do đó quan điểm về nguyên tắc quản lý di sản văn hóa được đưa ra là: (1) Quản lý có trọng tâm, trọng điểm nhưng phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất từ trung ương xuống địa phương. Trên cơ sở thể chế, chính sách pháp luật chung về quản lý di sản văn hóa, các chiến lược, kế hoạch quản lý, bảo
tồn, phát huy di sản văn hóa được xây dựng, triển khai cụ thể xuống cơ sở, đảm bảo theo đúng định hướng, đường lối chỉ đạo chung và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của từng địa phương, từng di sản; (2) Công tác quản lý di sản văn hóa phải xuất phát từ thực tế, bám sát thực tế, căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương và từng di sản văn hóa. Vì vậy, cơng tác quản lý cũng địi hỏi phải vận động, phát triển không ngừng và điều chỉnh cho phù hợp với thực tế đó; (3) Quản lý, khai thác phải đi đôi với công tác bảo tồn, không làm biến đổi di sản, thay đổi bản chất cũng như diện mạo của di sản, do đó cơng tác bảo tồn phải được đưa lên hàng đầu, có thể khai thác hợp lý các giá trị tự nhiên và nhân văn để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch nhưng vẫn phải bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, không phá vỡ không gian, không làm biến đổi cảnh quan vốn có của di sản, duy trì được sự tồn vẹn giá trị của di sản; (4) Huy động và có sự tham gia của cộng đồng cư dân tại chỗ đối với công tác quản lý, bảo tồn, phát huy di sản văn hóa. Nếu tách rời di sản văn hóa khỏi cuộc sống và mơi trường xung quanh thì di sản văn hóa đó chỉ cịn là một “di sản chết”. Chính cộng đồng, mơi trường xung quanh là những yếu tố quan trọng góp phần hình thành nên giá trị và sức sống của di sản văn hóa đó.
Từ nghiên cứu nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa trong Luật Di sản văn hóa, áp dụng vào đối tượng nghiên cứu cụ thể về quản lý di tích và lễ hội Lăng bà Chợ Được, nên bản thân lựa chọn phạm vi cụ thể như sau: Về phương diện quản lý di tích Lăng bà Chợ Được tiếp cận nghiên cứu