Khái quát về di tích và lễ hội Lăng bà Chợ Được

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích và lễ hội lăng Bà Chợ Được xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (Trang 27)

7. Bố cục luận văn

1.2. Khái quát về di tích và lễ hội Lăng bà Chợ Được

1.2.1. Khái quát về vùng đất Bình Triều

Xã Bình Triều cách trung tâm huyện Thăng Bình 4,5 km về phía Đơng, phía Ðơng giáp xã Bình Đào; phía Tây giáp xã Bình Phục, Bình Tú; phía Nam giáp xã Bình Sa; phía Bắc giáp xã Bình Giang.

Ðịa bàn xã có tuyến giao thơng Quốc lộ 14E đi qua với chiều dài 1,6km; tuyến tỉnh lộ Ngọc Phô - Hưng Mỹ 3km, đường huyện là 7,5 km; có

sơng Trường Giang chạy dọc theo ranh giới phía Đơng của xã với chiều đãi 6,7 km.

Dân số năm 1954 có 7.500 người; sau 30.4.1975 chỉ còn lại 4.200 người;hiện nay Xã có 2830 hộ, 11244 khẩu; có 4 thơn, thơn ít nhất 486 hộ, thơn nhiều nhất 926 hộ; đồng bào Kinh: 11244 người chiếm 100 % dân số. Xã có địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai chủ yếu là đất cát có những trảng cát lớn nằm dọc theo ranh giới phía Tây như trảng cát Hưng Mỹ, trảng cát Vân Tây, trảng cát Động Ông Đề, trảng cát Bánh Chưng,… Dọc theo ranh giới phía Đơng là các khu vực ven sơng Trường Giang, sơng Cụt, sơng Bộ có địa hình thấp, thường bị ngập lụt về mùa mưa.

1.2.2. Khái quát về di tích và lễ hội Lăng bà Chợ Được

1.2.2.1. Di tích Lăng Bà Chợ Được

- Sự tích việc lập lăng Bà và hình thành địa danh Chợ Được

Lăng Bà Chợ Được thờ một vị nữ thần có vị trí và vai trị quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Bình Triều. Theo Truyện Thần Nữ Linh Ứng (viết bằng chữ Hán) hiện đang lưu giữ tại lăng Bà Chợ Được thì Bà

mang họ Nguyễn, húy là Của (Nguyễn Thị Của), người châu Phiếm Ái, tổng Mỹ Hòa, huyện Diên Phước, phủ Điện Bàn (nay thuộc huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam). Bà sinh ngày 25 tháng 02 năm Cảnh Hưng thứ 39, triều Lê (1799); cha họ Nguyễn, húy là Trí, từng làm quan cho triều Lê; mẹ họ Trịnh, húy là Tình, là người phụ nữ nết na, vợ chồng rất đẹp đôi, gia thế tương đối khá giả.

Tương truyền, khi Bà ra đời có nhiều điều lạ, bụi hồng mù mịt, mây trắng bồng bềnh. Bà có tiếng nói sang sảng, vóc người đẫy đà, trắng trẻo như tuyết, da thịt nõn nà, bước đi khác thường (mỗi bước đi chỉ dài khoảng 9 đốt ngón tay). Bà thích ăn mặc sạch sẽ, quần áo may xong phải giặt rồi mới mặc, khơng ăn thức ăn mua sẵn ngồi chợ, tính tình dịu dàng đoan chính, đối với

trẻ con đặc biệt khéo léo chăm sóc vỗ về, thường làm tiếng sáo mũi, thích nghe hát và tiếng pháo nổ…

Ngày 19 tháng 11 năm Đinh Sửu, Gia Long năm thứ 16, triều Nguyễn (1817), Bà rời cõi trần khi mới 18 tuổi, an táng tại quê nhà. Nhiều truyền thuyết trong vùng kể về sự linh ứng và linh thiêng của mộ bà. Có truyện kể rằng, sau khi chơn cất xong, mộ Bà bị một con trâu húc đổ, liền sau đó con trâu lăn đùng ra chết ngay, người làng không ai không bảo là chuyện lạ, riêng ơng chủ bái của làng khơng tin mà nói rằng: “Trâu chết là sự tình cờ, chớ cơ gái ấy làm gì mà linh thiêng”. Nói xong ơng chủ bái ơm đầu kêu đau, khơng bao lâu thì ơng chết. Thần phụ đồng nói cho dân biết là vị chủ bái bất kính ta, nên ta bắt chết.

Cũng có truyện kể: Thần có người cháu họ xa tên là Lê Hùng đi ghe ra Hà Nội buôn bán hẹn đến tháng 5 về. Lúc về có một người quá giang, người này bị say sóng nằm mê man chẳng ăn uống gì cả, khi ghe về đến vùng biển Quảng Bình, nửa đêm gặp bão biển dữ dội, tồn ghe đều chìm hết. Lê Hùng sợ hãi, xin thần cứu nạn, lập tức thần nhập vào người bị say sóng cùng đi trên thuyền đứng dậy cầm tay lái, “dừng lại nơi đây có ta khơng sợ gì cả”, Lê Hùng vâng theo lời dạy quả nhiên được bình an.

Thần ghét tính dâm, có một người con trai tên là Khơi, hễ thấy con gái nhà người có nhan sắc là động xuân tình. Một lần, Thần hiện thành con gái, tuổi chừng 17 - 18, rất nõn nà để gặp mặt anh ta, khi anh ta thể hiện thái độ bản tính vốn có thì bỗng nhiên Thần biến mất, anh ta hết sức kinh ngạc, từ đấy anh ta đổi tính nết. Ở xã Hồ Thanh thuộc phủ Tam Kỳ có người tên là Nguyễn Thuần, chở nước mắm bằng thuyền ra bến Thần Châu rồi đi về hướng Tây, có người ở Thần Châu bắt được một con chim lớn, nảy ra ý nghĩ sẽ lấy hai cánh chim làm thành quạt để cúng lên miếu Thần. Nguyễn Thuần nhân lúc say rượu nên muốn xin hai cánh chim nhưng người bắt được chim

vốn có lịng thành nên khơng đồng ý cho. Nguyễn Thuần bảo ơng cứ cho tơi đi, nếu Thần quả có linh thiêng thì tới Hà Thanh mà hại tơi. Vừa nói dứt lời thì Nguyễn Thuần kéo buồm cho thuyền quay ngay lại rồi dùng sào chống thuyền cặp vào bờ sông trước miếu Thần, anh ta quay người và bước lên trước án Thần miếu, tự hô tên và tự bảo “Mày còn khinh mạn ta hết, mày đã thấy sự linh diệu của ta chưa ?”, được một lát anh ta lại cúi xuống trước án lạy một trăm lạy để xin Ngài tha tội, khoảng chừng hai khắc, người chú ruột của Nguyễn Thuần thấy thế, hết sức kinh hoảng, ông chú vội tắm rửa sạch sẽ rồi đến trước miếu lạy một trăm lạy xin tạ tội, thay mặt cháu mình xin Thần tha thứ, may là Thần dừng phạt, y được bình an. Những chuyện tương tự như vậy không thể kể hết.

Những năm về trước, nơi miếu Bà, dân có cúng thờ áo xiêm, mũ mão, giày bằng giấy, có cả chang tóc rất dài. Người dân kể lại, mỗi khi thần phụ đồng, tự mặc áo xiêm, mang giày bằng giấy như đồ thật, ngài đi qua lại trên bồn hoa trước miếu nhẹ nhàng không hư gẫy một bông hoa và không hư rách áo xiêm giấy. Sự anh linh ứng hiện của Ngài được truyền tụng từ đời này qua đời khác.

Xưa kia mộ Thần được táng tại thôn Phiếm Ái, đến năm Thành Thái thứ 10 (1898), tổng đốc tỉnh Quảng Nam là ông Nguyễn Công Thưởng sợ sông Ái Nghĩa lở sát mộ Ngài bèn lập đàn xin dời mộ đến làng Phước Yên. Khi dời mộ, khai quật lên thấy đất có đủ năm màu, cốt cách vẫn nguyên vẹn, dưới cỏ có một dây chuyền ngọc quấn quanh. Sau khi dời mộ xong, Thần nhập đồng bảo người cháu là Nguyễn Thực chuẩn bị trầu cau và rượu để tạ người làng khiến ai cũng bái phục.

Đến năm Thành Thái thứ 18 (1906), Tổng đốc tỉnh này là Hồ Đăng Đệ và quan Bố Chánh phái Hồ Đắc Thiệu làm huyện doãn huyện Đại Lộc, kêu gọi nhân dân, Hương Hào quyên góp tiền bạc để tu tạo phần mộ (nguyên là mộ đắp đất, sau sửa thành mộ xây).

Tuy thác đi nhưng do lòng thương mến dân lành, Bà thường hiển linh, chu du nhiều nơi cho thuốc cứu người, trừng trị quan tham hà hiếp dân lành. Năm Nhâm Tý, Tự Đức năm thứ 5 (1848), nhân một chuyến “vân du” qua làng Phúc Toản, tổng An Thanh Hạ, huyện Phong Dương, phủ Thăng Bình (nay là thơn Phước Ấm, xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam), thấy phong cảnh nơi đây hữu tình, hội đủ các yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Bà rất hài lịng và có ý muốn quy tụ nơi đây thành một khu chợ để người dân bn bán, trao đổi hàng hóa. Bà liền hiện thân, hóa thành một thiếu nữ xinh đẹp tuổi chừng mười tám, đôi mươi làm nghề bán trầu, đổi nước… Kẻ qua người lại ngày một thêm đông, dần dần họp thành chợ. Những người có quán tranh trong xã đều tập trung vào chợ, thuyền bè ra vào tấp nập trên bến sông Trường Giang, nhà cửa mọc lên nối tiếp thành một nơi đô hội sung túc, trở thành một trong ba chợ lớn nhất của xứ Quảng xưa… Từ đó, người dân ở đây gọi là “Chợ Bà”, hay “Chợ Được”, chữ Hán ghi là 得 市 (Đắc thị), nghĩa là “bỗng dưng được chợ”. Để tưởng nhớ công đức lập chợ của Bà, dân làng đã đồng lòng quyên cúng, lập thành miếu sở, định ra các khoản lập lăng, tế lễ hàng năm. Năm Giáp ngọ, Thành Thái năm thứ 6 (1894), thương gia, hào lý cùng với nhân dân Phước Ấm - Chợ Được đã lập đơn đệ trình Chánh tổng dâng lên triều đình nhà Nguyễn để xin sắc phong cho Bà. Ngày 20 tháng 9 năm Giáp ngọ (1894), Bà được sắc phong là “Trai Thục Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần, Thần Nữ Linh Ứng Nguyễn Thị Tôn Thần”. Cũng trong năm này, Hiệp tá Đại học sĩ Nguyễn Cơng Thuật (tức cụ Hà Đình ở Hà Lam) được lệnh đến truyền đạt chỉ của Tây cung, giao cho một Thái giám ở Thọ cung Gia Dụ là Nguyễn Cừ đến trao tặng 2 kim tiền, một ghi chữ “Tứ Mỹ” cho châu Phiếm Ái huyện Diên Phúc (là quê hương Bà), một ghi là “Tam Thọ” giao cho châu Phước Ấm - Chợ Được (nơi lăng Bà tọa lạc). Năm Khải Định thứ 9 (1924), Bà được nhà vua sắc phong là “Trang Huy Dực Bảo

Trung Hưng Thượng Đẳng Thần”. Năm 1927, vua Bảo Đại gia tặng Bà là “Tề Thục Dực Bảo Trung Huy Thượng Đẳng Thần”. Nhân sự kiện Bà được triều đình ban sắc, nhân dân, các nhà buôn và hào lý ở Phước Ấm - Chợ Được đã tổ chức lễ Rước sắc rất linh đình, rộn rã và từ đó định kỳ tổ chức lễ tế, “khoe sắc” vào ngày 11 tháng Giêng hàng năm (là ngày nhận sắc phong đầu tiên). Lễ hội rước cộ Bà Chợ Được từ đó hình thành và phát triển, hàm chứa nhiều giá trị quý báu về văn hóa, nghệ thuật, tâm linh và tinh thần cố kết cộng đồng.

Ngày 31/12/2008, lăng Bà Chợ Được đã được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.

- Kiến trúc lăng Bà Chợ Được

Lăng Bà Chợ Được toạ lạc trên một bãi đất rộng rãi thống mát ở xóm chợ, bên phải lăng là nhà thờ tiền hiền và nhà văn hố thơn, bên trái lăng là nhà dân, sau lưng lăng là đường bê tơng liên xã, phía trước lăng là dịng sơng Trường Giang. Xưa kia, bến sông nơi đây thuyền bè vào ra mua bán tấp nập. Hiện nay, đường thuỷ khơng cịn thịnh hành nữa nhưng dịng sơng bến nước này vẫn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Phước Ấm.

Trước đây, nơi thờ Bà (1849) là mái nhà nhỏ một gian làm bằng tranh, tre, về sau ngôi nhà một gian được nâng lên thành ba gian rộng rãi tường xây mái ngói (1857). Khi đời sống của người dân được sung túc hơn, vào cuối tháng 10 năm 1968 (Mậu Thân), nhân dân trong làng với tấm lịng thành kính, kẻ ít, người nhiều đã góp kinh phí và xây lại lăng Bà với tường gạch, mái ngói như hiện nay. Trải qua thời gian, lăng bị xuống cấp, mái ngói bị vỡ, dột. Trước tình trạng đó, chính quyền và nhân dân địa phương đã kêu gọi xã hội hóa, tiến hành tu bổ, tơn tạo lăng vào năm 2018.

Lăng bà Chợ Được quay mặt ra sông Trường Giang. Trước mặt lăng là tấm bình phong đắp nổi hình con cọp và hai trụ biểu cách điệu hình hoa sen đặt hai bên với đôi câu đối: “Phước linh lập thị quy dân hiệp - Ấm địa danh

thành vạn đợi lưu”. Trên nóc lăng gắn bốn chữ “Thần Nữ Linh Ứng”. Lăng có diện tích tương đối hẹp (144m2), kiến trúc theo kiểu đình làng Nam Bộ, 3 gian, 2 tầng mái, góc mái cong thanh thốt nhẹ nhàng. Các đầu đao đắp hình phượng, hai đầu bờ nóc vênh lên như mũi thuyền. Trên đỉnh mái đắp hình rồng chầu mặt nguyệt, ở giữa hai mái đắp 4 chữ Hán " Thần Nữ Linh Ứng". Trước mặt lăng là tấm bình phong được xây cách điệu theo hình cuốn thư, ở giữa tạo hình long mã đắp nổi bằng sành sứ. Bên trong lăng được bài trí như một ngơi đình thờ thần làng. Hậu cung là nơi đặt ngai và thần vị Bà, trong đó có hình nộm Bà làm bằng vải. Trang phục của hình nộm được may bằng vải đỏ, thêu kim tuyến nhiều màu rực rỡ. Bà đi hài, đầu cài vương miện, bên phải và bên trái bà cịn có hai cây quạt to hình trái tim. Trên bàn thờ, ngoài hương án, đài rượu bằng đồng, bình hoa bằng sứ cịn có hịm đựng sắc phong của Bà. Trước bàn thờ là bàn án cũng đặt hương hoa, đèn nến, bàn án là nơi đồng tử theo lệnh Bà cho thuốc chữa bệnh và mọi việc cúng tế cũng diễn ra tại đây. Hai bên bàn thờ và bàn án có hai hàng tự khí gồm tàng lọng, gươm đao, hèo tượng trưng đồ bát bửu và lỗ bộ. Phía trên án thờ có bức hồnh phi ghi ba chữ Hán:

Thần nữ miếu. Hai cánh tả hữu có đơi câu đối ghi chức sắc của Bà: Thần ân

Vĩnh Bảo Dực Trung Hưng. Đế phong Phương Lộc Gia Thượng Đẳng. Đặc biệt ở bàn án có thờ một cây bút bằng gỗ màu đen, tương truyền trước đây Bà dùng bút này giáng cho đồng tử để kê đơn thuốc chữa bệnh cứu người…

Trong lăng Bà hiện còn giữ sắc phong niên hiệu Khải Định năm thứ 9 (1924). Nội dung sắc phong ghi:

Phiên âm: "Sắc Quảng Nam tỉnh, Thăng Bình huyện, Phước Ấm châu tùng tiền phụng sự nguyên tặng Trai Thục Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần Nguyễn Thị Của, hộ quốc tý dân nẫm trứ linh ứng, tiết mơng ban cấp sắc phong chuẩn hóa phụng sự. Tư kim chánh trị trẫm tứ tuần đại khánh tiết kinh ban bửu chiếu đàm ân lễ long đăng trật, trứ gia tặng Trang Huy Dực Bảo

Trung Hưng Thượng Đẳng Thần, đặc chuẩn phụng sự, dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển. Khâm tai! Khải Định cửu niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật”

Dịch nghĩa: "Sắc cho: Châu Phước Ấm thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam trước đây đã phụng thờ vị nguyên tặng là Trai Thục Dực Bảo Trung Hưng Trung Đẳng Thần Nguyễn Thị Của, bảo vệ cho nước che chở cho dân hiển rõ sự linh ứng, đã được ban cấp sắc phong chuẩn cho thờ phụng. Nay đúng dịp tứ tuần đại khánh của Trẫm, đã bảo chiếu mở rộng ân trạch, lễ lớn nên tăng cấp bậc. Lệnh tặng thêm cho thần là Trang Huy Dực Bảo Trung Hưng Thượng Đẳng Thần, đặc biệt chuẩn cho thờ phụng, để ghi lễ mừng của nước và tỏ rõ phép tắc thờ tự. Hãy kính vâng theo sắc phong này. Ngày 25 tháng 7 Khải Định năm thứ 9 (1924).

1.2.2.2. Lễ hội Lăng Bà Chợ Được - Phần tế lễ

Lễ hội Bà Chợ Được bao gồm các phần nghi lễ chính: Lễ khoe sắc, Lễ tế Cô hồn (lễ Kỳ an), Lễ cúng Bà được tổ chức trong hai ngày mồng Mười và Mười một tháng Giêng (trước đó là ngày 11 và 12 tháng Giêng), Lễ cúng Sinh nhật Bà (ngày 25 tháng 02 năm Canh Thân đời triều Lê Cảnh Hưng năm thứ 39 - năm 1800).

+ Lễ khoe sắc (còn được gọi là rước sắc): Thường được tổ chức trước tế lễ một ngày (vào buổi chiều ngày mồng Mười tháng Giêng Âm lịch). Ban khoe sắc tập trung đầy đủ trước sân, xếp theo hai hàng, cờ quạt, chiêng trống đầy đủ, chờ ông Thủ sắc vào báo cáo Bà để tiến hành nghinh sắc ra khỏi lăng. Đi đầu đám rước là 6 thanh niên cầm 6 cây cờ, tiếp theo là 8 người cầm cây Pê tít, 4 người cầm hèo và một người cầm trống, tiếp sau đó là ban nhạc cổ bát âm (đàn nhị, sáo, chập chỏa, mõ, chiêng, trống, sênh tiền, phách), đi sau bàn rước sắc là các vị chức sắc, bơ lão, dân làng. Hành trình của dám rước phải đi đủ một vong quanh chợ, qua các “Biểu thờ” của các gia đình trong chợ rồi quay về lăng Bà.

+ Lễ tế cô hồn (Lễ Kỳ an - cúng đất)

Lễ tế cơ hồn (cịn được gọi là Lễ Kỳ an hay lễ cúng đất). Phần lễ chính thức được tiến hành vào sáng ngày 11 tháng Giêng dưới sự điều hành của ban tế lễ gồm: 1 Chánh tế, 3 bồi tế (các bàn tả ban, hữu ban và bàn thờ cơ bác ngồi trời), 2 người đơng xướng và tây xướng, 2 người nội tán (đứng hai bên chủ tế hướng dẫn ra vào và trợ xướng) và 10 người chấp sự (dâng hương, chuyển chúc, dâng trà rượu, đọc văn tế, đánh trống hiệu).

Lễ vật cúng rất đơn giản gồm 6 mâm được đặt trên 6 bàn thờ, chủ yếu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích và lễ hội lăng Bà Chợ Được xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)