Quan điểm quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích và lễ hội lăng Bà Chợ Được xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (Trang 74 - 76)

7. Bố cục luận văn

3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý

3.1.1. Quan điểm quản lý

Di sản văn hóa có vai trị quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Để đảm bảo cho việc quản lý di sản văn hóa ở nước ta ngày một hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để hồn thiện hệ thống quản lý di sản và tăng cường hiệu lực của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này.

Từ năm 1998, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đề cập vị trí vai trị của di sản. Trong đó di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa, hết sức coi trọng và bảo tồn, kế thừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghị quyết là kết tinh trí tuệ của thời đại, nhiều vấn đề lý luận văn hóa trên thế giới đã được tiếp thu thể hiện vào nội dung như quan niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể. Nghị quyết nêu một nhiệm vụ “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa” với nội dung:

Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghị quyết Trung ương V khóa XIII về văn hóa đề xuất các giải pháp quan trọng như xây dựng luật di sản văn hóa, xây dựng “ chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.

Trong nghị quyết trung ương IX (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, di sản văn hóa được xếp ngang hàng với kinh tế xã hội đó là.

Xây dựng cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa với phát triển Kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử -văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy DSVH với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO cơng nhận, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam.

Từ những định hướng lớn về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong Nghị quyết Trung ương 5, năm 2001 Quốc hội đã thông qua Luật di sản văn hóa. Đây là lần đầu tiên nước ta có một bản luật cao nhất tạo hành lang pháp lý cho cơng tác quản lý di sản văn hóa; đã cụ thể hóa đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, điều chỉnh những vấn đề mới và hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, tạo động lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc có những bước phát triển mới.

Từ những định hướng lớn về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong Nghị quyết Trung ương 5, năm 2001 Quốc hội thơng qua Luật di sản văn hóa. Đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật cao nhất tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý di sản văn hóa; đã cụ thể hóa đường lối, chính sách

pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, điều chỉnh những vấn đề mới và hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế; tạo động lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc có những bước phát triển mới.

Từ những định hướng lớn về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong Nghị quyết có thể nói, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, di sản trở nên quan trọng trong đời sống xã hội. Từ nhận thức cho đến hành động, di sản được bảo tồn và phát huy đồng thời cịn là vũ khí bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích và lễ hội lăng Bà Chợ Được xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)