7. Bố cục luận văn
2.3.3. Nguyên nhân hạn chế
-Hệ thống các văn bản về bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, huyện Thăng Bình cịn thiếu và nội dung chỉ đạo thường chung chung, một văn bản thường áp dụng cho tất cả các di tích, mặc dù mỗi di tích thường có những đặc điểm riêng cả về quy mơ, vị trí và mặt kiến trúc...
-Nhận thức của cấp ủy, chính quyền và cộng đồng địa phương về việc quản lý, bảo tồn giá trị di tích, lễ hội cịn hạn chế, thể hiện ở việc hầu hết mọi hoạt động đều phó mặc cho cộng đồng.
- Tổ 3, thơn Phước Ấm xã Bình Triều là một địa bàn nghèo so với các phường khác, cư dân phần lớn là những người lao động tứ xứ đổ về, chủ yếu chỉ bn bán nhỏ. Trên địa bàn ít doanh nghiệp hoạt động cho nên nguồn lực về tài chính cịn hạn chế.
- Mặc dù công tác quản lý hoạt động di sản được các cấp chính quyền
quan tâm nhưng nguồn kinh phí thực hiện tu bổ tơn tạo chưa được đầu tư.
*Tiếu kết chương 2
Chương 2 của luận văn, tác giả tập trung vào thực trạng quản lý di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được, phân tích chủ thể quản lý như tổ chức bộ máy, chất lượng nguồn nhân lực tham gia quản lý di sản Lăng bà Chợ Được từ cấp tỉnh đến cấp xã và trực tiếp là Ban Quản lý di tích Lăng bà Chợ Được. Phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý di tích và lễ hội Lăng bà Chợ Được như việc lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích, cơng tác bảo vệ, tu bổ tơn tạo di tích cũng như bảo quản di vật cổ vật tại di tích, việc quản lý nguồn thu từ di
tích; Phân tích cơng tác tổ chức nghiên cứu sưu tầm phục dựng lễ hội, việc tuyên truyền phổ biến pháp luật và các giá trị của lễ hội, quản lý dịch vụ vệ sinh môi trường, trật tự công cộng, quản lý nguồn thu, công tác thanh kiểm tra tại lễ hội, đánh giá vai trị tự quản của cộng đồng trong cơng tác tổ chức lễ hội Lăng bà Chợ Được.
Từ thực trạng quản lý, tác giả cũng làm rõ các nội dung phát huy giá trị di tích và lễ hội Lăng bà Chợ Được trong công tác tuyên truyền và quảng bá trên các phương tiện thơng tin đại chúng, qua các hình thức tuyên truyền của đơn vị trực tiếp quản lý cấp xã là Ủy ban nhân dân huyện Thăng Bình. Làm rõ vai trị, vị trí của di tích và lễ hội trong vị trí các điểm đến của du khách khi đến thăm quan tại huyện thăng Bình trong bản đồ du lịch của thành phố.
Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đã đánh giá cơng tác quản lý di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được với những việc đã làm được và những hạn chế như nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về bảo tồn và phát huy giá trị của di tích; hệ thống các văn bản về quản lý còn thiếu và chưa đồng bộ; sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng còn chưa được quan tâm; cơng tác xây dựng quy hoạch, tơn tạo di tích cịn hạn chế; đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý di tích cịn thiếu và yếu; cơng tác vệ sinh môi trường, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa thực hiện; công tác tuyên truyền quảng bá, phát huy giá trị di tích và lễ hội chưa hiệu quả... từ thực trạng quản lý, tác giả đánh giá những ưu điểm, hạn chế của cơng tác quản lý di tích và lễ hội Lăng bà Chợ Được để làm cơ sở để đề xuất các nhóm giải pháp trong chương 3 của luận văn.
Chương 3.
QUAN ĐIỂM, NGUYÊN TẮC VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC QUẢN LÝ DI TÍCH VÀ LỄ HỘI LĂNG BÀ CHỢ ĐƯỢC,
XÃ BÌNH TRIỀU, HUYỆN THĂNG BÌNH, TỈNH QUẢNG NAM 3.1. Quan điểm và nguyên tắc quản lý
3.1.1. Quan điểm quản lý
Di sản văn hóa có vai trị quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Để đảm bảo cho việc quản lý di sản văn hóa ở nước ta ngày một hiệu quả hơn, phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể ở từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách để hồn thiện hệ thống quản lý di sản và tăng cường hiệu lực của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này.
Từ năm 1998, Nghị quyết hội nghị lần thứ 5 BCH Trung ương Đảng (khóa XIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã đề cập vị trí vai trị của di sản. Trong đó di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa, hết sức coi trọng và bảo tồn, kế thừa phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghị quyết là kết tinh trí tuệ của thời đại, nhiều vấn đề lý luận văn hóa trên thế giới đã được tiếp thu thể hiện vào nội dung như quan niệm di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản phi vật thể. Nghị quyết nêu một nhiệm vụ “bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa” với nội dung:
Di sản văn hóa là tài sản vơ giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.
Văn hóa cách mạng bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể. Nghị quyết Trung ương V khóa XIII về văn hóa đề xuất các giải pháp quan trọng như xây dựng luật di sản văn hóa, xây dựng “ chính sách bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.
Trong nghị quyết trung ương IX (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, di sản văn hóa được xếp ngang hàng với kinh tế xã hội đó là.
Xây dựng cơ chế giải quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy Di sản văn hóa với phát triển Kinh tế - xã hội. Bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử -văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục truyền thống và phát triển kinh tế, gắn kết bảo tồn, phát huy DSVH với phát triển du lịch. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO cơng nhận, góp phần quảng bá hình ảnh, đất nước và con người Việt Nam.
Từ những định hướng lớn về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong Nghị quyết Trung ương 5, năm 2001 Quốc hội đã thông qua Luật di sản văn hóa. Đây là lần đầu tiên nước ta có một bản luật cao nhất tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý di sản văn hóa; đã cụ thể hóa đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, điều chỉnh những vấn đề mới và hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế, tạo động lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc có những bước phát triển mới.
Từ những định hướng lớn về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong Nghị quyết Trung ương 5, năm 2001 Quốc hội thơng qua Luật di sản văn hóa. Đây là lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật cao nhất tạo hành lang pháp lý cho công tác quản lý di sản văn hóa; đã cụ thể hóa đường lối, chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước ta, điều chỉnh những vấn đề mới và hoàn thiện nâng cao những vấn đề đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây cho phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế; tạo động lực giúp cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc có những bước phát triển mới.
Từ những định hướng lớn về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa trong Nghị quyết có thể nói, được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, di sản trở nên quan trọng trong đời sống xã hội. Từ nhận thức cho đến hành động, di sản được bảo tồn và phát huy đồng thời cịn là vũ khí bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc trong tình hình hiện nay.
3.1.2. Nguyên tắc quản lý
Để thực hiện tốt hơn chiến lược bảo tồn và phát huy hiệu quả quản lý di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam Đảng và Nhà nước đã đưa ra các biện pháp quán triệt những nguyên tắc sau:
Thứ nhất, chỉ can thiệp tối thiểu tới di tích và lễ hội nhưng cần thiết lập một cơ chế duy tu, bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ để đảm bảo cho di tích và lễ hội được ổn định lâu dài.
Thứ hai, di tích và lễ hội có thể sử dụng và phát huy phục vụ nhu cầu xã hội theo những chuẩn mực khoa học đã được xác định. Sử dụng và phát huy các mặt giá trị của di tích cũng chính là biện pháp bảo tồn có hiệu quả nhất.
Thứ ba, bảo tồn di tích và lễ hội phải triển khai song song và phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và ngược lại, phát triển phải kết hợp với bảo tồn di tích và lễ hội văn hóa.
Tu bổ, chống xuống cấp di tích: Khi thực hiện việc tu bổ, chống xuống cấp các cơng trình di tích thì phải lập dự án trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đánh giá tồn diện các giá trị của di tích gốc. Tơn tạo và gìn giữ bằng mọi biện pháp các thành tố nguyên gốc của di tích. Hạn chế tối đa mọi sự thay thế,
nhất là thay thế bằng mọi vật liệu và chất liệu mới. Giải pháp ưu tiên là bảo quản, gia cố và tu bổ di tích, việc khơi phục các di tích đã bị mất phải dựa trên tài liệu khoa học xác thực và chỉ thực hiện trong những trường hợp cần thiết. Việc sử dụng chất liệu bền vững để thay thế chất liệu dễ bị hư hỏng trong khơi phục di tích phải được nghiên cứu kỷ, đảm bảo tuyệt đối với di tích và cần được phân biệt rõ với chất liệu gốc. Trong tu bổ, chống xuống cấp di tích cần ưu tiên vận dụng các qui trình và các kỷ thuật thi cơng truyền thống. Sử dụng các chất liệu và vật liệu truyền thống phù hợp với di tích. Các chất liệu, vật liệu và kết cấu mới chủ yếu được sử dụng trong bảo quản, gia cố.
Việc tu bổ, chống xuống cấp di tích phải tn thủ quy trình sau: Nghiên cứu tư liệu và khảo sát hiện trạng; xây dựng dự án và thiết kế kỷ thuật, dự toán; thẩm định, phê duyệt; thi công dưới sự giám sát của nhà chuyên môn và duy trì nhật ký cơng trình; nghiệm thu; hồn chỉnh hồ sơ tu bổ.
Tơn tạo di tích: Tơn tạo di tích là nhằm tạo điều kiện làm nổi bật các mặt giá trị của di tích và tơn tạo ra mơi trường cảnh quan hài hòa đối với di tích đó. Quy hoạch các tuyến đường tham quan, đi lại trong di tích phải phù hợp với tính chất lịch sử của di tích. Sử dụng những hình thức chiếu sáng truyền thống phù hợp với di tích và chỉ đạo lập hệ thống chiếu sáng hiện đại khi thực sự cần thiết, không làm ảnh hưởng tới giá trị thẩm mỹ của di tích. Các cơng trình phụ trợ được phép xây dựng, nhưng phải nằm ngoài khu vực bảo vệ di tích bao gồm nhà trưng bày tu bổ di tích, nhà tiếp khách và nhà ban quản lý, trạm điện, hệ thống phòng, chống cháy, hệ thống thu gom rác thải. Vị trí các cơng trình này khơng được ảnh hưởng tới cảnh quan di tích.
Sử dụng và khai thác di tích: Sử dụng và khai thác di tích trước hết vì lợi ích của tồn xã hội. Khuyến khích các hoạt động sử dụng và khai thác di tích nhằm phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Xây dựng giá trị văn hóa mới, làm giàu kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, góp phần mở rộng giao lưu văn hóa với các nước khác. Khuyến khích việc sử
dụng khai thác di tích để phục vụ nhu cầu du lịch văn hóa, giải trí lành mạnh của nhân dân. Bài trừ các hủ tục chống các biểu hiện tiêu cực trong việc sử dụng và khai thác di tích. Khuyến khích sử dụng di tích theo đúng cơng năng lúc khởi dựng. Trường hợp cần thiết có thể sử dụng một số hạng mục trong di tích vào các chức năng khác, nhưng không được làm biến đổi cơ cấu không gian cũng như nội thất của di tích. Nghiêm cấm các hình thức dịch vụ có khả năng gây ơ nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới cảnh quan di tích, hạn chế khả năng quan sát, thưởng ngoạn di tích của khách tham quan di tích. Xác định một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của là truyền thống lịch sử văn hóa, tỉnh Quảng Nam thực hiện dự án đầu tư, phục hồi, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Cách mạng và kháng chiến trên địa bàn. Ngành văn hóa đã tiến hành sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng lịch sử, tọa đàm, hội thảo khoa học, lập hồ sơ khoa học di tích trình cấp có thẩm quyền xếp hạng phục hồi, tơn tạo, quản lý, bảo vệ di tích gắn với khai thác, phát huy giá trị di tích.
Những năm tới, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh Quảng Nam xác định một số nhiệm vụ trọng tâm cần phải thực hiện là: Xây dựng và triển khai thực hiện dự án đầu tư phục hồi, bảo tồn di tích lịch sử giai đoạn 2020 - 2030. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa gắn bảo tồn di tích lịch sử văn hóa với phát triển du lịch.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích và lễ hội
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
Từ thực trạng cơng tác quản lý di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được đã trình bày ở chương 2 và một số khái niệm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý di tích và lễ hội, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát huy giá trị di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được như sau:
3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, lãnh đạo quản lý
Đường lối, cơ chế chính sách trong cơng tác tổ chức, quản lý di tích cũng rất quan trọng đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay, nhưng việc kiện toàn bộ máy và cơ cấu nhân sự quản lý di tích, cụ thể là tiến hành kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng cán bộ về số lượng, chất lượng, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện cần được triển khai đồng bộ để qua đó có kế hoạch bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho đúng chun mơn, phù hợp với năng lực, trình độ chun mơn của từng người. Ngồi ra, cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có đủ năng lực, chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu của cơng tác tổ chức và quản lý di tích trong tình hình mới. Mặt khác, cần xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành