7. Bố cục luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích và lễ hội
3.2.1. Nhóm giải pháp chung
Từ thực trạng cơng tác quản lý di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được đã trình bày ở chương 2 và một số khái niệm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước về quản lý di tích và lễ hội, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và phát huy giá trị di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được như sau:
3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, lãnh đạo quản lý
Đường lối, cơ chế chính sách trong cơng tác tổ chức, quản lý di tích cũng rất quan trọng đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị của di tích trong giai đoạn hiện nay, nhưng việc kiện toàn bộ máy và cơ cấu nhân sự quản lý di tích, cụ thể là tiến hành kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng cán bộ về số lượng, chất lượng, trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực quản lý và tổ chức thực hiện cần được triển khai đồng bộ để qua đó có kế hoạch bố trí, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ cho đúng chun mơn, phù hợp với năng lực, trình độ chun mơn của từng người. Ngồi ra, cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có đủ năng lực, chuyên môn và nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu của công tác tổ chức và quản lý di tích trong tình hình mới. Mặt khác, cần xây dựng cơ chế phối hợp thường xuyên, có hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc quản lý di tích. Cơ chế, phương thức quản lý di tích phải phù hợp với quy mơ, tính chất, đặc điểm của từng di tích; đồng thời đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý điều hành, nhân dân tổ chức di tích theo quy định của pháp luật, mang lại hiệu quả cao.
Mặt khác cũng cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tổ chức, quản lý và phục vụ di tích. Vì nguồn nhân lực đóng vai trị quan trọng không thế thiếu trong hoạt động di tích. Nguồn nhân lực tổ chức, quản lý di tích gồm có Ban tổ chức di tích, các ban ngành khác có liên quan và cộng đồng địa phương. Đây là nguồn nhân lực chủ chốt góp phần làm nên sự thành cơng của di tích. Do đó cần có kế hoạch đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên đối với đội ngũ này mới đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thực tế cuộc sống. Bên cạnh đó cũng cần phải biết lắng nghe, tiếp nhận thông tin, sự phản hồi trong q trình xử lý cơng việc. Có như vậy thì cơng việc của Ban tổ chức sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều văn bản, chính sách, Thơng tư, Nghị định quan tâm tới cơng tác văn hóa nói chung và di tích nói riêng. Trên cơ sở đó, tỉnh Quảng Nam cũng ban hành nhiều văn bản trong cơng tác tổ chức, quản lý di tích trên địa bàn tỉnh. Chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của di tích cần được thực hiện một cách nghiêm túc, bám sát Luật Di sản văn hóa hơn nữa. Mặt khác, trong chính sách bảo tồn và phát huy giá trị của di tích cũng cần quan tâm tới phát triển du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh thái.
Đảng, Nhà nước đã có nhiều văn bản pháp quy liên quan tới quản lý di tích, như: Luật Di sản văn hóa, quy chế tổ chức lễ hội, nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa - thơng tin… nhưng các văn bản được ban hành chưa đồng bộ giữa các cấp, các ngành và địa phương, nên có hiện tượng văn bản chỉ tồn tại trên giấy tờ, hoặc thực hiện chưa quy củ, chưa đúng với quy định của Nhà nước.
Cơ chế chính sách dành cho hoạt động quản lý di tích gồm: chính sách đầu tư, chính sách thuế, tín dụng đầu tư, lãi suất; huy động các nguồn vốn tài trợ, sử dụng nguồn thu của di tích. Chính sách quản lý (chính sách cơng nhận di tích, chính sách tổ chức quản lý, chính sách đãi ngộ đối với những người trực tiếp quản lý di tích).
Xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động được cao nhất sự tham gia của tồn xã hội; Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả sự đóng góp trí tuệ và vật chất của tồn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Tạo mơi trường và điều kiện tốt nhất để công chúng được trực tiếp tham gia, đồng thời được trực tiếp hưởng thụ kết quả do hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa mang lại như: khuyến khích, huy động đầu tư kinh phí tu bổ di tích...
Tăng cường các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động bảo tồn di tích. Về cơ bản nguồn vốn này được hình thành từ các nguồn chủ yếu: vốn ngân sách nhà
nước, vốn từ việc khai thác di tích được đầu tư trở lại cho di tích, vốn có được từ việc XHH các hoạt động bảo tồn di tích. Các nguồn vốn này được đầu tư cho di tích theo các phương thức: Nhà nước đầu tư trực tiếp cho di tích thơng qua vốn xây dựng cơ bản và vốn sự nghiệp của Bộ VH,TT&DL hoặc qua việc cân đối ngân sách các địa phương; nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngồi nước, có trường hợp được thơng qua Chính phủ hoặc các cơ quan văn hoá các cấp, nhưng đa số là đầu tư trực tiếp cho việc bảo vệ và tôn tạo di tích. Thực tiễn cho thấy, trong trường hợp ngân sách nhà nước trực tiếp đầu tư cho di tích thì việc quản lý nguồn vốn và kỹ thuật thường chặt chẽ, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, do nhu cầu tu bổ, tơn tạo di tích thì lớn mà nguồn vốn của nhà nước lại có hạn nên khó có thể đáp ứng, càng khó có điều kiện để đầu tư tập trung nhằm hoàn thành dứt điểm các dự án tu bổ di tích lớn. Trường hợp nguồn vốn được huy động từ các tổ chức, cá nhân đầu tư trực tiếp cho di tích, tuy kinh phí, cơng sức của xã hội đầu tư cho di tích rất lớn nhưng việc quản lý, chỉ đạo kỹ thuật tu bổ lại rất khó khăn nên nhiều trường hợp các di tích sau khi được tu bổ bằng nguồn vốn này, đã suy giảm giá trị, thậm chí có trường hợp di tích bị biến dạng.
Cần đa dạng nguồn vốn cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị DTLSVH. Đầu tư vốn thích hợp và có trọng tâm, trọng điểm cho các hoạt động bảo vệ, phát huy DSVH vật thể; đồng thời cần có chính sách thu hút nhiều nguồn vốn cho hoạt động này ngoài nguồn ngân sách như vốn tài trợ, vốn đóng góp của các cá nhân, tập thể v.v
Như vậy, có thể thấy, các văn bản thì khá đầy đủ, song trên thực tế, không phải lúc nào việc triển khai thực hiện cũng đạt hiệu quả, điều này cần đòi hỏi sự phối hợp giữa các bên liên quan. Đôi khi các cơ quan chức năng quản lý không sâu sát, người làm quy hoạch chỉ xin ý kiến cơ quan bảo tồn một cách hình thức, dẫn tới nhiều dự án quy hoạch đã cắt nhỏ di sản, thậm chí
làm biến dạng, hủy hoại di sản. Bởi thế, cần có cơ chế phối hợp chặt chẽ hơn, ví dụ như ban hành các Thông tư liên bộ để việc quy hoạch thành phố, đơ thị cũng như các cơng trình khác nhất thiết phải tn thủ theo đúng luật và có sự tham gia, giám sát của ngành văn hóa.
3.2.1.2. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng
Chú trọng công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, trân trọng và tích cực chủ động phát huy các giá trị đó trong đời sống cộng đồng hiện nay. Chính quyền địa phương hoặc Ban quản lý các di tích nên sưu tầm, biên soạn các tư liệu giới thiệu về công trạng của vị thần được thờ, giảng giải cho người dân trong cộng đồng cũng như khách tham quan về nguồn gốc của di tích, lễ hội và các nghi thức thờ cúng nhất thiết phải được tuân thủ. Bên cạnh đó là phải khơi phục lại các trị chơi, trị diễn có nhiều giá trị văn hóa trong di tích. Hiểu được ý nghĩa, giá trị của di tích, hiểu được thế nào là thuần phong mỹ tục, là truyền thống thì người dân mới có ý thức gìn giữ và phát huy vốn tinh hoa văn hóa đó, tránh hiện tượng vi phạm di tích do thiếu hiểu biết dẫn đến làm biến dạng những tập tục cổ truyền quý giá.
Ban quản lý di tích Lăng Bà Chợ Được, Tiểu ban quản lý, phịng Văn hóa thơng tin huyện Thăng Bình biên tập bài viết tuyên truyền về Luật Di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật, phát trực tiếp trên hệ thống đài phát thanh của các phố, trong chuyên mục... Tại các buổi sinh hoạt tại phố, phường như họp chi bộ, đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu nhà văn nhà thơ thường xuyên tuyên truyền thông tin, đây là một trong những nội dung học tập, trao đổi sinh hoạt ở cơ sở, với hình thức này nhiều vấn đề về bảo vệ di tích, về Luật Di sản văn hóa được đưa ra để cán bộ Đảng viên và các tầng lớp nhân dân cùng tìm hiểu, thảo luận, bàn bạc công khai trên tinh thần dân chủ đóng góp ý kiến, xây dựng trong cuộc họp. Chính những hình
thức tun truyền này giúp khơi dậy lại ý thức cộng đồng, thúc đẩy nhân dân tự nguyện tham gia vào sự gìn giữ và bảo vệ di tích.
Cùng với các hoạt động trên, cần quan tâm tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng phịng ngừa những hoạt động mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội khác sống ký sinh trong di tích. Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc tham gia tổ chức và quản lý di tích, đăng tải trên các phương tiện truyền thơng đại chúng nhằm phần làm cho người dân ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ của họ tham gia di tích.
Cơng tác tun truyền để nhân dân hiểu rõ những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích được xem là biện pháp hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích trong đời sống hiện nay.
Các giá trị văn hóa xã hội của di tích cần được tơn vinh và phát huy dưới góc độ kinh tế du lịch như một “tài sản văn hóa đặc trưng” để thu hút sự quan tâm ngày càng tăng của du khách trong và ngoài huyện, khách quốc tế. Đây là hướng quy hoạch rất tốt để trên cơ sở bảo tồn di tích gốc, phục hồi, duy trì và phát triển các sinh hoạt văn hóa, trong đó có sinh hoạt lễ hội của di tích. Thực tế, những sinh hoạt văn hóa lễ hội là hai mặt tĩnh và động của một di tích.
Nhằm khai thác di tích - lễ hội Lăng Bà Chợ Được là nguồn tài nguyên để phát triển du lịch, mỗi di tích phải tạo ra được sự hấp dẫn mang tính riêng biệt đặc thù, với các nội dung, hình thức phong phú mang đậm được sắc thái địa phương. Bên cạnh mỗi di tích đơn lẻ cần có kế hoạch tổ chức một số di tích lớn, trọng điểm, có sự đầu tư thích đáng nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu khoa học, đồng thời khai thác kinh doanh du lịch, cùng các dịch vụ khác về di tích. Việc làm này khơng dễ dàng, đòi hỏi hết sức thận trọng, nhưng nó có tác dụng bảo tồn di tích, nhằm giáo dục tinh thần dân tộc cho các thế hệ trẻ.
3.2.1.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý di tích
Ngày nay, trong thời buổi CNH,HĐH, hội nhập và phát triển đòi hỏi một nguồn nhân lực đơng đảo, có trình độ cao, để đáp ứng u cầu cơng việc. Ngành Di sản văn hóa cũng vậy, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị kho tàng di sản văn hóa dân tộc thì đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho ngành di sản văn hóa là giải pháp mang tính cơ bản, quyết định đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa của nước ta trong bối cảnh hiện đại hóa, tồn cầu hiện nay.
Cơng tác quản lý di tích và lễ hội văn hóa là một nội dung mang tính khoa học, u cầu tính chun mơn cao nên cần đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn, có năng lực thực sự mới đủ khả năng nghiên cứu, bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích. Chính vì vậy đội ngũ cán bộ quản lý di tích lịch sử văn hóa của cả nước nói chung và huyện Thăng Bình nói riêng đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trình độ chun mơn sâu để đảm nhiệm tốt cơng việc của mình.
Đối với cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý di và lễ hội Lăng Bà Chợ Được cần được cử đi học các lớp đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ về bảo tàng, về quản lý nhà nước, về di sản văn hóa.
Ngồi ra, đối với những người trong Ban quản lý di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được vẫn còn khá yếu và thiếu về chất lượng, những người trông coi, trực tiếp bảo vệ di tích và lễ hội Lăng Bà Chợ Được chủ yếu là những người lớn tuổi đã về hưu chưa có nhiều kiến thức nên cần phải được trang bị kiến thức cơ bản về di tích, lễ hội, về Luật Di sản văn hóa, về các hình thức ngăn chặn việc xâm hại, vi phạm di tích. Cần am hiểu một cách cơ bản về nguyên tắc tu bổ, tơn tạo sai lệch kết cấu của di tích. Để làm được như vậy thì cần tăng cường cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ bảo tồn, bảo tàng để các cán bộ quản lý di tích, lễ hội tại xã Bình Triều, huyện
Thăng Bình có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm về quản lý di tích và lễ hội văn hóa.
3.2.1.4. Hồn chỉnh việc phân cấp quản lý di tích
Bấy lâu nay, thực trạng chồng chéo trong phân cấp quản lý cũng là hạn chế của những nhà làm văn hóa quản lý ở góc độ đưa ra các tiêu chí văn hóa, và kiểm tra các địa phương trong việc thực hiện và việc phân cấp cần tồn diện, có thể đa dạng các cấp quản lý song theo nguyên tắc nhất định. Điều này trong dự thảo Luật nên tính tốn kỷ và đưa ra các tiêu chí cụ thể, sát thực tế.
Hiện nay ở các di tích lịch sử trên địa bàn huyện Thăng Bình nói riêng và các các di tích khác nói chung ở nước ta một số nơi vẫn cịn xảy ra tình trạng chồng chéo về quan điểm hoạt dộng, quản lý và thực thi.
Tất cả mọi hoạt động từ trùng tu tôn tạo muốn tiến hành phải xin cấp phép của Sở Văn hóa và các cơ quan khác để nhận lại quyết định phản hồi thì phải chờ đợi trong thời gian lâu dài, điều này càng gây thêm sự hư hỏng của hiện trạng.
Vậy cần có một sự phân cơng, phân cấp rõ ràng cho phép những vấn đề, những hạng mục nào mà tự thân các Ban quản lý các di tích có thể làm được trong khả năng của mình.
Tuy nhiên nếu tăng quyền tự chủ, tự quản cho ban quản lý thi dễ xảy ra tình trạng sai sót trong kiến trúc, giá trị lịch sử văn hóa và ở những vấn đề lớn như mở rộng quy mơ thì ban quản lý sẽ khơng đủ chức năng và quyền hạn để thực hiện
Phân cấp quản lý cần chặt chẽ để các di tích đạt kết quả tốt đẹp thì địi hỏi có sự phối hợp chặt chẻ thống nhất trong ban chỉ đạo, ban tổ chức. Do vậy mà công tác chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho các di tích hoạt động thì cần có sự phân cấp quản lý một cách chặt chẻ, nhất quán cao. Các cơ quan đơn vị