7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Khái quát về văn hóa tộc người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh
tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Khái quát về huyện Đông Giang
1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Đông Giang là một huyện miền núi cao nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 145km, có diện tích tự nhiên có 82.185,16 ha, tồn huyện có 11 xã, thị trấn, các trung tâm hành chính của xã, thị trấn đều nằm trên trục đường 14G và đường mịn Hồ Chí Minh. Có vị trí địa lý, tọa độ từ 15050’ đến 16010’ độ Vĩ Bắc và từ 107035’ đến 107056’ độ Kinh Đơng. Phía Đơng giáp với Thành phố Đà Nẵng; Phía Tây giáp huyện Tây Giang; Phía Nam giáp huyện Nam Giang và huyện Đại Lộc; Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, Đơng Giang có địa hình với dãy núi cao, có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, rất phong phú được chảy từ các con sông lớn như Sông vàng, sông kôn, sơng Avương, sơng Bung; có đồi núi bao quanh, độ dốc khá lớn, sông suối ngăn cách, thung lũng vừa hẹp, vừa sâu.
Nằm trong vùng nhiệt đới có khí hậu gió mùa được chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 02 dương lịch trong mùa này do ảnh hưởng khơng khí lạnh từ vùng núi Bạch Mã và vùng Núi Bà Nà nên thời tiết thường rét lạnh kéo dài và mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8 dương lịch thường xuất hiện gió mùa Tây Nam vào giữa tháng 7 nên thường hay có những đợt
gió khơ nóng từ Lào thổi sang và nó chỉ ở mức độ khác nhau khơng ảnh hưởng gì lớn đến đời sống người dân. Nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa thuộc khu vực Đông Trường Sơn, Đơng Giang có nhiệt độ trung bình năm, trung bình 23,50C,cao nhất là 380C, thấp nhất 80C, biên độ nhiệt ngày và đêm từ 8-90C; Lượng mưa bình quân hằng năm 2.650mm, số ngày mưa trung bình trong năm là 189 ngày, lượng mưa tập trung 80% vào mùa mưa lũ trong các tháng 10, 11, 12 dương lịch. Độ ẩm trung bình hàng năm 86,5%, cao nhất 97%, thấp nhất là 50%.
Đất đai trên địa bàn huyện Đông Giang chủ yếu thuộc loại đất đỏ vàng hình thành trên đá biến chất và đất sét (Fs), đất vàng đỏ trên đá Macma acid (Fa). Nhìn chung các loại đất này đều bị chua có độ pH từ 4,5 đến 5,5 phù hợp với các loại cây lâm nghiệp tuy nhiên có một số xã (xã Kà Dăng, Mà Cooih) và một số khu nhỏ tại một số địa phương (xã ARooi, Sông Kôn, Jơ Ngây) hình thành trên tầng đá vơi nên có đặc tính kiềm nhẹ phù hợp cho các loại cây ăn quả.
Theo số liệu thống kê đến 30/6/2021 trên địa bàn huyện có: Tổng dân số huyện Đơng Giang ước tính: 25.563 người (đồng bào Cơ Tu 20.568 người chiếm 80,46%). Tổng số hộ: 6.034 hộ, trong đó số hộ sử dụng đất nông nghiệp là 4.469 hộ. Mật độ dân số 30,4 người/km2. Số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2021 là 14.625 người chiếm 61,12% dân số.
1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong những năm vừa qua, huyện Đơng Giang đã định hình cơ cấu kinh tế: Nơng nghiệp - Cơng nghiệp - Dịch vụ đã có những nét chuyển biến đáng kể tăng trưởng liên tục. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng cao. Tổng giá trị sản xuất đến năm 2020 đạt 2.128,23 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2020 đạt 259,10 tỷ đồng.Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp: 13.138,09 ha, diện tích trồng cây hàng năm 3.313,01
ha.Sản lượng lương thực cây có hạt năm 2020 là 6.326,59 tấn, bình quân lương thực đầu người là: 255,69 kg/người/năm, năng suất lúa trung bình 26,2 tạ/ha. Tổng đàn gia súc, gia cầm toàn huyện: 56.299 con.Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng: 1.320,99 tỷ đồng. Giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ: 548,14 tỷ đồng. Tổng thu phát sinh trên địa bàn năm 2020, 250 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2020 đạt 26,7 triệu đồng/người/năm
Giáo dục- đào tạo được quan tâm đầu tư, xây dựng mới; tồn huyện có 28 trường và 289 phịng học ở các cấp học. Tập trung ưu tiên bậc học mầm non và nâng cao chất lượng giáo dục; 11/11 xã, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Đội ngũ giáo viên tiếp tục được chuẩn hóa và bố trí hợp lý, tồn ngành có 453 giáo viên.
Mạng lưới ngành Y tế trên địa bàn huyện có: Phịng Y tế, Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế dự phòng và 11 trạm Y tế tuyến xã. Tổng số nhân viên làm việc trong ngành Y tế là 156 người trong đó tuyến Y tế cấp xã có 37 người, tuyến huyện có 119 người.
An ninh:Trong những năm qua tình hình an ninh trật tự trên địa bàn huyện được đảm bảo ổn định, không phát sinh các điểm nóng về tình hình an ninh trật tự, an toàn giao thơng... tình hình trên góp phần tích cực cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa huyện nhà, người dân và doanh nghiệp an tâm đầu tư sản xuất.
Quốc phòng: Thường xuyên quán triệt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Triển khai đồng bộ, tồn diện, chặt chẽ cơng tác quốc phịng - an ninh; góp phần bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội; tạo điều kiện để phát triển KT-XH. Xây dựng nền quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân, nâng cao chất lượng xây dựng khu vực phòng thủ, gắn với việc xây dựng cơ sở xã và cụm tuyến an toàn làm chủ, sẵn sàng chiến đấu.
1.2.2. Khái quát về tộc người Cơ Tu
Ở Việt Nam, cộng đồng dân tộc Cơ Tu có số dân trên 74.173 người; trên địa bàn tỉnh Quảng Nam khoảng 55.099 người; huyện Đông Giang 20.568 người. Họ sống tương đối tập trung ở vùng núi rừng Trường Sơn, chủ yếu ở xã huyện, Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam. Một số ít người Cơ Tu hơn hiện đang sinh sống các huyện Nam Đông và A Lưới thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Địa bàn cư trú của dân tộc này là vùng núi rừng hiểm trở và trùng điệp, với đỉnh núi cao nhất trong vùng là A Tuất và những con sông hẹp chảy rất xiết như sông Bung, Đắc Pring, A Sắp… Ngoài Việt Nam, người Cơ Tu cịn có khá đơng ở bên kia biên giới, thuộc địa phận nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào ước trên dưới hai vạn người.
Người Cơ Tu có những người láng giềng lâu đời và gần gũi. Ở phía Bắc và tây bắc khu vực cư trú của người Cơ Tu có cộng đồng mang tên là Ta ơi (gồm các nhóm Ta ơi, Pa cơ và Pa hi (cịn gọi là Ba hi), ở phía nam và tây nam có các cộng đồng mang tên là Gié - Triêng, Xơ đăng, Hrê… , cịn ở phía Đơng thì hiện nay cịn thấy rất nhiều dấu vết của cư dân Chăm… Dân tộc Cơ Tu là một cộng đồng tương đối thống nhất, cả về các đặc điểm vật thể và phi vật thể lẫn ý thức tự giác tộc người. Trong cộng đồng này, không thấy có sự phân biệt thành các nhóm (trừ những người Cơ Tu ở vùng thấp được người Ta ôi gọi là “Phương” ), mà chỉ có sự phân biệt theo đặc điểm của vùng cư trú: Cơ Tu vùng cao, Cơ Tu vùng thấp (và gần đây có phân biệt Cơ Tu vùng trung).
Trên các sách báo viết về người Cơ Tu, tên chính thức của dân tộc này (Cơ Tu) đã được ghi bằng những cách khác nhau: Cơ-tu, Ctu, Kha tu, Ktu, Cà tu… trong tiếng Cơ Tu, từ tu có nghĩa là “ngọn (cây)” và “ nguồn “nước”), theo cách nghĩ như vậy về từ này và theo cách giải thích của nhiều người Cơ Tu, thì Cơ Tu có nghĩa là “người ở đầu nguồn nước, người ở trên cao”…
Cũng như nhiều dân tộc láng giềng khác ở vùng Trường sơn, Tây nguyên, làng (veel, bhươl) của người Cơ Tu vừa là đơn vị cư trú, vừa là đơn vị tự quản trong xã hội truyền thống. Các làng ở cách nhau khá xa, đều có khu vực đất đai riêng biệt để cư trú, sinh hoạt vui chơi, chăn nuôi, săn bắn và thu hái lâm thổ sản. Mỗi làng thường có từ mười đến ba mươi nóc nhà với khoảng 200 đến 300 nhân khẩu. Nhà của người Cơ Tu là nhà sàn, có mái khum trịn. Các nhà trong làng được sắp xếp kế liền nhau tạo thành một hình trịn hoặc bầu dục trên một bãi đất rộng và tương đối bằng phẳng. Giữa làng thường là vị trí trang trọng của ngơi nhà chung (cộng đồng) rất lớn, được gọi là nhà Gươl.
Xã hội, đời sống cộng đồng của dân tộc Cơ Tu trước cách mạng tháng tám 1945 cịn đang ở trình độ manh nha giai cấp, cịn nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy. Tổ chức xã hội duy nhất, đơn giản nhất là làng. Làng của đồng bào Cơ Tu trong huyện trước kia vừa là đơn vị cư trú vừa là đơn vị hành chính mang tính chất tự quản. Làng được xây dựng ở nơi cao ráo, thống mát, gần nguồn nước và bố trí bằng hình trịn hoặc hình bầu dục, xung quanh là nhà dân, ở giữa là nhà làng gộ là Gươl.
Tộc người Cơ Tu có 22 họ chính như: ALăng, Arất, Bríu, A vơ, Bhơling, Bhnước, Blúp, Clâu, Pơloong, Abing, Zơ Râm… Mỗi dòng họ đều lưu truyền một huyền thoại, gốc tích họ mình (Có dịng họ mang tên các loài cây “cụ thể cây dổi, ata, chơm chơm, dẻ… Có dịng họ mang tên lồi động vật “cụ thể họ Arất là con kỳ nhông; họ Arâl là con gấu, lợn; họ Avô là con vượn… Dòng họ mang tên các loại cá… Dịng họ mang tên lồi con trùng… Dịng họ gắn tình đồn kết như họ coor, hơil… ) và thường có điều kiêng cử nhất định. Xã hội của tộc người Cơ Tu là một xã hội theo phụ hệ, con theo họ cha.
Về sinh hoạt kinh tế, cũng như các dân tộc thiểu số khác ở dọc trường sơn và Tây Nguyên, tộc người Cơ Tu trước đây chủ yếu sống bằng nghề
nương rẫy, trồng trọt cây lúa khơ cịn gọi là lúa trên cạn hay lúa rẫy làm nguồn lương thực chính.
Mặc dù đời sống mang tính tự cung tự cấp nhưng người Cơ Tu vẫn có nhu cầu trao đổi hàng hóa từ các vùng lân cận, chuyển tiếp như lào và người miền xi, trao đổi hàng hóa bằng vật ngang giá chung, định giá trị như nhau bằng con trâu, tấm vãi, hạt cườm… Người Cơ Tu lấy mật ong, măng, mây, chim yểng… để lấy muối, chiếu, vải, chiêng ché công cụ sắt việc trao đổi trước kia tồn tại dưới dạng buôn chuyển của các người nhàn rỗi sau mùa vụ.
1.2.3. Một số giá trị văn hóa của tộc người Cơ Tu ở huyện Đông Giang
Dân tộc Cơ Tu ở Quảng Nam sống chủ yếu ở các huyện Tây Giang (chiếm hơn 90% dân số của huyện), huyện Đông Giang (80,46%) và huyện Nam Giang (hơn 50%). Ở Đơng Giang, tính đến hết tháng 6 năm 2021, dân số toàn huyện có hơn 25.563 người (đồng bào Cơ Tu 20.568 người chiếm 80,46%) và hơn 6000 hộ, với mật độ dân số trung bình là 87,53 người/km2. Dân cư Đơng Giang có thể chia làm hai bộ phận: Bộ phận cư dân đã sinh sống từ lâu đời ở Đơng Giang (cịn gọi là cư dân tại chỗ hay cư dân bản địa) là tộc người Cơ Tu và một bộ phận di cư nơi khác đến gồm người Việt (Kinh) và các dân tộc ít người khác, trong đó dân tộc Cơ Tu chiếm 80,46%.
Người Cơ Tu đã sinh tụ lâu đời ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam với một nền văn hóa độc đáo trải dài trên dãy Trường Sơn. Người Cơ Tu ở huyện Đông Giang sinh sống chủ yếu là canh tác nương rẫy và trồng rừng, linh hồn của họ gắn với núi rừng vì vậy văn hóa của người Cơ Tu là văn hóa núi rừng. Với người Cơ Tu, có rừng là có tất cả và mất rừng là mất đi mơi trường và điều kiện sống. Vì vậy, cuộc sống của người Cơ Tu luôn gần gũi với thiên nhiên, họ ln biết tận dụng những điểm sẵn có trong tự nhiên đưa vào cuộc sống hàng ngày của mình.
Người Cơ Tu ở Đông Giang sống tập trung theo đơn vị cư trú gọi là làng. Trước đây việc lập làng đối với người Cơ Tu là việc rất hệ trọng nên phải được xem xét kỹ lưỡng và làng thường mang tính cố định, ít khi có sự thay đổi. Làng của người Cơ Tu ngày nay, khơng đơn thuần chỉ có người Cơ Tu sinh sống, mà cịn có sự xen cư bởi các tộc người khác. Do cuộc sống dựa vào điều kiện tự nhiên và tổ chức xã hội mang nét đặc thù từ xưa, người Cơ Tu có hiện tượng suy tơn “già làng” trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng. Đây còn là hiện tượng phổ biến ở đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung. Già làng đứng đầu mỗi làng, đại diện ý chí của cộng đồng người dân trong làng. Già làng là người uy tín, có lối sống mẫu mực, am hiểu phong tục tập quán, lễ nghi của dân tộc; có khả năng và kinh nghiệm xử lý hài hòa, hiệu quả việc làng, việc nước, các quan hệ trong dòng họ và các quan hệ xã hội khác. Mỗi làng chỉ có một già làng, nhưng hiện nay để thuận tiện cho việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, mỗi làng đều có 3-4 người, nhưng chỉ có một già làng đứng đầu để điều hành công việc chung do các già làng khác tiến cử. Bên cạnh đó, mỗi làng hiện nay cịn bầu ra người có uy tín nhất trong làng đa số ở các làng người già có uy tín, có học thức, biết nhận thức hoặc người thành đạt trong lao động sản xuất, theo chỉ thị số 06/2008/CT - TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát huy vai trị của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Mỗi làng của người Cơ Tu đều có nhà sinh hoạt chung gọi là Gươl. Đây là một biểu tượng tổng hợp về văn hóa của người Cơ Tu. Gươl chiếm giữ vị trí quan trọng trong tư duy và trong đời sống sinh hoạt của tất cả các thành viên trong cộng đồng.
Nét đặc trưng lớn nhất, cơ bản nhất, từ đó quy định những sắc thái văn hóa của tộc người Cơ Tu ở Đơng Giang là nếp sống nương rẫy, đó là nếp sống tự cung, tự cấp, luân canh và độc canh nương rẫy. Nếp sống nương rẫy của
tộc người Cơ Tu ở Đông Giang được thể hiện trên nhiều phương diện. Về kinh tế, người Cơ Tu ở đây có truyền thống canh tác trên vùng đất khô của sơn nguyên. Đây là là phương thức canh tác buộc con người hoàn toàn phụ thuộc vào hồn cảnh tự nhiên, phải thích ứng nhạy bén với thay đổi của điều kiện tự nhiên và khí hậu. Về phương diện xã hội, nếp sống nương rẫy duy trì các quan hệ xã hội cộng đồng, gia tộc, cộng đồng làng, các quan hệ bình đẳng… Nếp sống nương rẫy còn tạo cho con người gắn bó với mơi trường rừng núi, đó là mơi trường sống, sinh tồn của mỗi con người, mỗi cộng đồng làng, nó tác động đến đời sống vật chất cũng như thế giới tinh thần của con người.
Trong sinh hoạt văn hóa dân gian, nét đặc trưng của các tộc người bản địa ở huyện Đơng Giang, đó là nếp sinh hoạt cộng đồng. Điều này cũng chi phối mọi hoạt động của từng cá nhân, lẫn toàn bộ cộng đồng, khi một nhà có việc tức cả làng có việc và ngược lại khi làng có việc cũng chính là việc của gia đình. Điều này được thể hiện rất rõ trong một số lễ hội chính liên quan đến sự phụ thuộc và phát triển của cộng đồng dân tộc người Cơ Tu ở huyện Đông Giang. Lễ hội cộng đồng thường được tổ chức khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch, đây là thời gian thu hoạch mùa màng, đồng bào tổ chức lễ hội mừng lúa mới nhằm cúng hiến sinh để tạ ơn trời, đất, Yàng và các thần linh phù hộ cho mưa thuận gió hồ, mùa màng tươi tốt... Hàng năm, lễ hội mừng lúa mới được đồng bào tổ chức khá chu đáo mang