Đánh giá thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người CơTu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu

người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian qua, Huyện ủy, HĐND và UBND huyện Đông Giang đã ban hành nhiều chủ trương và kế hoạch để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu và tạo được sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận cao của xã hội.

Nhận thức của người dân và cán bộ quản lý về bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người được nâng cao.

Các giá trị văn hóa được kiểm kê, sưu tầm và tổ chức nghiên cứu. Có 03 di sản văn hóa phi vật thể của người Cơ Tu được công nhận cấp quốc gia, gồm: nghề dệt thổ cẩm, múa tâng tung da dắ, nói lý hát lý.

Nhiều giá trị văn hóa cổ truyền đặc sắc của tộc người Cơ Tu đã và đang được sưu tầm bảo vệ và phát huy như: sưu tầm, trang bị bộ trống, chiêng; tổ chức hội thi, hội diễn, các lễ hội dân gian truyền thống; phát triển làng nghề, mở lớp dạy tiếng Cơ Tu; xây dựng Gươl; nghiên cứu giá trị nghệ thuật văn hóa vật thể và phi vật thể như: nói lý, hát lý; múa tân tung da dắ; truyền dạy kỷ thuật đan lát, dệt thổ cẩm…

Các thiết chế văn hóa truyền thống và hiện đại đã được quan tâm xây dựng, bảo tồn và phát triển. Đặc biệt đã thành lập được các câu lạc bộ văn hóa truyền thống như câu lạc bộ nói lý, hát lý, câu lạc bộ múa tân tung da dá.

Nhiều hoạt động phát huy giá trị văn hóa được triển khai như tổ chức các lễ hội văn hóa, tổ chức các hội diễn. Đặc biệt, huyện Đơng Giang có những cá nhân tích cực trong việc sưu tầm, lưu giữ và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống trong hoạt động du lịch.

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

* Một số hạn chế qua các bước thực hiện chính sách

- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu huyện Đơng Giang.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đôi lúc còn thiếu quyết liệt, đặc biệt những biến động của cơ chế thị trường, cộng với sự chuyển hóa tín ngưỡng một cách ồ ạt càng đẩy nhanh đến chỗ bản sắc văn hóa của các tộc người Cơ Tu ở huyện Đông Giang đang dần bị mai một, nền văn hóa của dân tộc bản địa đã và đang đứng trước những thử thách lớn. Các hoạt động văn nghệ dân gian thưa thớt. Nhiều nơi khơng cịn chế tác các nhạc cụ. Lớp tuổi từ 35 trở xuống ít người biết đánh cồng chiêng. Thế hệ trẻ không tha

thiết với sinh hoạt văn hóa dân gian, coi nhẹ trang phục, kiến trúc và những giá trị truyền thống, có nguy cơ làm đứt đoạn với truyền thống văn hóa dân tộc; đặc biệt do điều kiện trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, người dân chưa có ý thức bảo lưu, truyền bá văn hóa của dân tộc mình cho lớp kế tiếp, chưa nhận thức rõ tầm quan trọng nét đẹp văn hóa trong cộng đồng dân tộc... Trước thực trạng của quá trình hội nhập đã làm thay đổi một số nét văn hóa đặc sắc của người Cơ Tu, chưa có những đề xuất xác thực phù hợp với tình hình thực tế của huyện để Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa. Một số doanh nghiệp đầu tư còn chậm triển khai dự án đã đăng ký gây lãng phí về thời gian, nguồn lực và làm giảm hiệu quả của các mục tiêu chính sách.

Các chính sách chưa đi sát vào thực trạng mai một giá trị văn hóa truyền thống. Chẳng hạn như chủ trương giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của Đảng, Nhà nước, chưa đi sâu vào việc phát huy trang phục truyền thống. Hầu hết trang phục truyền thống của người Cơ Tu ít được mặc và cho rằng khơng phù hợp với đời sống hiện đại ngày nay. Công tác phục dựng, phục hồi, giữ gìn và phát huy một số lễ hội truyền thống có nguy cơ mai một chậm so với Đề án và yêu cầu thực tiễn đặt ra. Cụ thể như: Lễ cưới, hỏi; Lễ mừng lúa mới, Điệu múa Tung tung za zá; Phong tục đón khách; Một số giá trị văn hóa vật thể như: trang phục, nghề truyền thống (đan lát, dệt thổ cẩm,… ), chế tác nhạc cụ, chưa được chú trọng, giữ gìn và phát huy.

Cơng tác xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch triển khai thực hiện chính sách cịn hạn chế, chưa lường trước được hết những khó khăn, diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong huyện, trong tỉnh dẫn đến đề ra mục tiêu, chỉ tiêu chưa phù hợp, sát với thực tiễn.

- Công tác phổ biến, tuyên truyền chính sách trên địa bàn huyện Đông Giang

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, song cơng tác phổ biến, tuyên truyền trong thời gian qua vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra, phương

pháp tuyên truyền còn mang tính hình thức, cịn tun truyền “một chiều”, chưa có sự tương tác giữa người tuyên truyền và người được tuyên truyền; các ấn phẩm tuyên truyền còn đơn điệu, chưa thu hút; nhân lực làm công tác phổ biến, tuyên truyền chưa thực sự nắm vững và có chun mơn về lĩnh vực tuyên truyền nên hiệu quả chưa cao.... Nhiều giá trị và di sản văn hóa trong đồng bào dân tộc Cơ Tu chưa được sưu tầm, bảo vệ, khai thác tốt. Hầu hết việc lưu giữ gián tiếp này bị áp đặt chủ quan và người dân bản địa chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tư liệu hóa. Sự phát triển của các loại hình văn hóa hiện đại làm cho lớp trẻ nhìn nhận sinh hoạt văn hóa cồng chiêng và nhạc cụ truyền thống của buôn làng là lạc hậu, lỗi thời, không hợp thời đại. Khi những công cụ truyền thống không còn được sử dụng, những lễ hội mang những giá trị tín ngưỡng khơng cịn được tổ chức thì nền văn hóa truyền thống sẽ bị mai một. Sự mất đi giá trị văn hóa truyền thống là do sự nhận thức chưa đúng đắn của người dân bản địa.

- Về mặt môi trường xã hội phát triển; là một trong những hạn chế

trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Thời kỳ kinh tế-xã hội phát triển theo cơ chế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phương thức sản xuất, nếp sống của tộc người Cơ Tu. Mặt khác, điều kiện kinh tế của từng gia đình sau khi tách hộ, khơng cịn chung sống trong căn nhà dài nên khơng gian sinh hoạt các loại hình văn hóa cũng bị thu hẹp. Kinh tế gia đình phát triển theo phương thức sản xuất hàng hóa, do đó, cuộc sống của cộng đồng dân tộc có sự biến đổi và nhu cầu hưởng thụ các loại hình văn hóa truyền thống của từng người.

- Việc truyền dạy kỹ năng sử dụng cồng chiêng, dân vũ, dân ca vẫn mang tính nhỏ lẻ, phạm vi hẹp trong từng xã, Thị trấn. Chưa tạo được phong trào rộng khắp. Nghệ thuật chỉnh chiêng chưa được quan tâm trao truyền cho thế hệ trẻ, trong khi đó số nghệ nhân biết chỉnh chiêng ngày càng ít.

* Một số hạn chế trong việc bảo vệ và phát huy văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay như:

Nhà Gươl, hiện nay khơng cịn được cả làng xây dựng bằng gỗ mà trong nhiều năm qua đã được huyện đầu tư xây dựng kiên cố hơn bằng bê tông cốt thép vững chãi. Hầu hết đều được xây dựng khang trang và đảm bảo độ bền. Tuy nhiên, người đồng bào dân tộc Cơ Tu có sự hời hợt với nhà Gươl của làng mình, dường như họ khơng hình dung được ngơi nhà Gươl của mình như thế nào bởi qua nhiều thế hệ thì mẫu nhà Gươl hiện tại khơng cịn đúng với ngôi nhà truyền thống.

Về trang phục, đã xuất hiện xu hướng “tây” hóa. Với thời đại hiện nay, các lớp trẻ thường thích sử dụng trang phục của người Kinh nhiều hơn trang phục truyền thống, bởi sự tiện lợi trong sinh hoạt hằng ngày cũng như việc sản xuất áo quần đa dạng với giá thành phù hợp hơn so với thu nhập.

Rượu cần là thức uống truyền thống của người Cơ Tu nhưng cũng đang tàn lụi dần và được thay bằng rượu gạo, các loại bia,… .

Dân ca, dân vũ của người Cơ Tu được lưu truyền dưới dạng văn hóa dân gian, một hình thức tồn tại của bản sắc văn hóa dân tộc. Hạn chế lớn nhất của tộc người Cơ Tu là sống di cư trôi dạt qua nhiều thế hệ và xa dần với cội nguồn; những người làm công tác sưu tầm chưa nắm kỹ nguồn gốc của các dân tộc; thêm vào đó là tác động của q trình thâm nhập của văn hóa ngồi cộng đồng tộc người… Vì vậy, việc bảo tồn bản sắc văn hóa của người Cơ Tu trở nên rất khó khăn. Dân ca dân vũ của người Cơ Tu hiện nay còn lại rõ nhất là điệu múa cồng chiêng và các câu hát bên rẫy lúa.

- Bên cạnh đó, trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ làm cơng tác văn hóa cịn hạn chế. Cơng chức chun trách văn hóa thơng tin có trình độ đại học chuyên ngành quản lý văn hóa, tiêu chuẩn chưa phù hợp với chức danh, đề án vị trí việc làm. Cơng tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ chun mơn cũng cịn nhiều hạn chế, bất cập.

- Kinh phí đầu tư cho cơng tác bảo tồn bản sắc văn hóa của tộc người Cơ Tu ở Quảng Nam hiện nay hết sức hạn hẹp, chưa đáp ứng được và đủ nhu cầu kinh phí cho hoạt động, chủ yếu từ nguồn vượt thu; nhận thức của một số cán bộ sở, ban, ngành tỉnh, địa phương về công tác dân tộc chưa thật sâu sắc, toàn diện.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, con vật ni tuy có chú ý đầu tư, hỗ trợ phát triển nhưng mới dừng ở mức xây dựng mơ hình trình diễn thí điểm, chưa có các biện pháp nhất là nguồn vốn đầu tư hỗ trợ để phát triển nhân rộng các mơ hình phát triển kinh tế hộ gia đình nhằm giúp người dân giảm nghèo nhanh và bền vững.

- Hằng năm tỷ lệ hộ nghèo có giảm từ 5-6% so với mức bình quân chung trên địa bàn từng huyện, nhưng chưa thực bền vững; phần lớn hộ nghèo, hộ tái nghèo, cận nghèo tập trung ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang, đặc biệt là các văn hóa vật thể vẫn đang hiển hiện nguy cơ hư hại, thậm chí có nguy cơ đổ sập, hư hỏng do những vi phạm vô thức, hữu thức của con người.

Các cấu kiện, vật liệu kiến trúc rất giá trị trong Gươl như tấp lợp, vật liệu xây dựng và các tượng trang trí và các hiện vật khác mặc dù được bà con nhân dân và thơn bản có ý kiến.

Dưới tác động của q trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay, chưa kết nối được hệ thống DSVH với khai thác, phát huy giá trị một cách hữu hiệu, trong đó có đẩy mạnh phát triển du lịch. Đặc biệt là vấn đề quy hoạch bảo tồn và đẩy mạnh khai thác, phát huy tác dụng. Một khi các vấn đề dân sinh, đất đai, mơi trường trên địa bàn cịn chưa giải quyết được thì việc đưa DSVH vào đời sống vẫn thực sự khó khăn.

Những vấn đề nêu trên cho thấy, việc bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đông Giang hiện nay là rất quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.

2.3.3. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân chủ quan: Công tác đào tạo, quy hoạch, bồi dưỡng nguồn

cán bộ người DTTS nói chung trong đó có cán bộ văn hóa cịn gặp nhiều khó khăn, chưa có trình độ đại học chun ngành quản lý văn hóa, tiêu chuẩn chưa phù hợp với chức danh, đề án vị trí việc làm; đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác văn hóa vùng đồng bào DTTS cịn thiếu, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực hạn chế. Các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương ở cơ sở chưa chú trọng thỏa đáng và có biện pháp chỉ đạo tích cực, hữu hiệu hơn cho việc quản lý, bảo vệ và phát huy DSVH truyền thống. Việc tuyên truyền, giáo dục và vận động đồng bào tham gia giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc chưa được tiến hành thường xuyên và sâu rộng đến các thôn và đồng bào dân tộc.

Tư tưởng chủ quan trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước trong một bộ phận cán bộ và nhân dân cịn phổ biến, thiếu chủ động tìm giải pháp để phát triển và thốt nghèo bền vững; cơng tác dân tộc là lĩnh vực tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn; điều kiện về tự nhiên, khí hậu diễn biến phức tạp, kinh tế - xã hội có điểm xuất phát thấp; cán bộ cơ sở ở miền núi và cơ quan tham mưu quản lý nhà nước về cơng tác dân tộc tỉnh, huyện, xã cịn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

Nguyên nhân khách quan: Do đời sống vật chất tinh thần của đồng bào

người Cơ Tu trong huyện cịn khó khăn, phần lớn là hộ nghèo. Kết quả giảm nghèo của đồng bào thiếu bền vững. Công tác bảo tồn trang phục, nghề đan lát, dệt thổ cẩm chưa gắn với vận động, khuyến khích với sử dụng hàng ngày và trong sinh hoạt, lễ hội. Các nghệ nhân lâu đời ngày càng giảm dần, số còn

lại rất ít. Bên cạnh đó, rừng bị chặt phá để trồng keo, trồng cao su dẫn đến người dân thiếu đất sản xuất, thiếu đất ở phải lùi sâu vào vùng sâu, vùng xa. Một số chính sách, dự án được triển khai chưa đồng bộ, bên cạnh những hiệu quả đem lại đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, là những tác động đến việc bảo vệ văn hóa dân tộc nơi đây, như: việc di dân, tái định cư để xây dựng các cơng trình thủy điện; các chương trình hỗ trợ xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng… ; việc thực hiện tái định cư cho đồng bào đôi lúc không phù hợp với tập quán, văn hóa của đồng bào.

Đặc biệt, sự giao lưu, giao thoa văn hóa diễn ra nhanh, mạnh khiến cho việc quản lý, bảo tồn các giá trị DSVH chưa kịp thời, nên văn hóa truyền thống của đồng bào Cơ Tu dần bị mai một.

2.3.4. Những thách thức đang đặt ra đối với việc bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trong bối cảnh hiện nay trị văn hóa tộc người Cơ Tu trong bối cảnh hiện nay

Văn hóa có vị trí, vai trị quan trọng trong đời sống bản sắc của mỗi dân tộc. Văn hóa khơng chỉ làm nên sự khác biệt, tính đặc thù của mỗi dân tộc, vùng miền mà qua đó làm cho đời sống thêm phong phú, đa dạng, mà còn khơi dậy lòng tự hào dân tộc.

Di sản văn hóa rất dễ bị mai một và luôn tiềm ẩn nguy cơ biến mất nhanh chóng. Bởi vậy, bảo vệ và phát huy giá trị của DSVH trong sự phát triển toàn diện đất nước, làm cho DSVH tiếp tục tỏa sáng trong giao lưu, hội nhập là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

Có thể khẳng định rằng, khơng có nguồn liệu từ giá trị văn hóa thì ngành kinh doanh du lịch khơng thể có sản phẩm du lịch độc đáo được. Lượng du khách đến các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam ngày càng tăng là minh chứng cho thấy đây là những đất nước có diện mạo văn hóa, sinh thái và lịch sử truyền thống độc đáo.

Mặt khác, nhìn dưới góc độ tích cực thì nếu gắn kết chặt chẽ giữa bảo tồn DSVH với phát triển du lịch hài hịa thì chính du lịch sẽ có những đóng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người CơTu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)