Hoạt động ban hành chính sách và văn bản quy phạm pháp luật

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người CơTu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 47 - 53)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Thực trạng các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc ngườ

2.2.1. Hoạt động ban hành chính sách và văn bản quy phạm pháp luật

Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống được các cấp ủy, Đảng, chính quyền quan tâm và đã ban hành nhiều văn bản cụ thể như: Chương trình hành động số 29-CTr/TU ngày 28/8/2014 của Tỉnh ủy Quảng Nam về thực hiện Nghị quyết số 33/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 17/8/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển KT-XH miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 08/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 của UBND tỉnh về ban hành Quy chế về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam; Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 10/8/2017 của HĐND huyện về bảo tồn và phát văn hóa Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang, đến năm 2020...

Qua thời gian, chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bản sắc văn hóa của đồng bào phai nhạt dần. Từ thực tế trên và trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI, Nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh Quảng Nam đã xây dựng Kế hoạch số 3798/KH- UBND ngày 01/10/2013 về “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đến năm 2020”. Quyết định số 1196/QĐ-UBND ngày 06/4/2015 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển trung tâm VH&TT xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2025, định hướng đến năm 2030, phấn đấu 50-60% làng, thơn của đồng bào các DTTS có nhà văn hóa tự chủ chương trình hoạt động.

Để thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh Quảng Nam đồng thời triển khai một số dự án hỗ trợ như: Xây dựng bộ chỉ số phát triển văn hóa các DTTS đến năm 2020, nhằm tổng kiểm kê DSVH các DTTS trên địa bàn; bảo tồn khẩn cấp và hỗ trợ, tăng cường năng lực bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, bài trừ hủ tục ở vùng đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh. Ban hành Nghị quyết 177/2015/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2015 của Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Quảng Nam (khóa VIII), kỳ họp thứ 15 về Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm 2016-2020; Nghị quyết 05/NQ-TU ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển KT-XH miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025 gắn kết phát triển kinh tế và bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTS…

Tại huyện Đơng Giang, với đặc thù là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội cịn khó khăn nên trong những năm qua đã luôn nhận được sự quan tâm của tỉnh trong việc tạo điều kiện phát triển KT-XH nói chung, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các DTTS nói riêng. Do đó, huyện đã có chính sách xây dựng và ban hành nhằm cụ thể hóa

một một số nội dung, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa (VIII) ngày 16/7/1998 của Ban Chấp hành Trung ương về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”.

Riêng về vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu đã được các cấp ủy, đảng, chính quyền quan tâm. Thực hiện Nghị quyết chuyên đề số 09-NQ/HU ngày 17/01/2003 của Huyện ủy Đông Giang về bảo tồn, khơi phục và phát huy bản sắc văn hóa Cơ Tu, Nghị quyết số 77/2008/NQ- HĐND ngày 31/12/2008 của Hội đồng nhân dân huyện về phê duyệt đề án khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơ Tu giai đoạn 2009-2015. UBND huyện ban hành Kế hoạch số 22/KH-UBND ngày 20/3/2012 về việc khôi phục, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa Cơ Tu giai đoạn 2012 - 2016”; theo đó đã đề ra những nội dung, giải pháp thiết thực để triển khai thực hiện đồng bộ từ huyện đến cơ sở. Hội đồng nhân dân huyện ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HĐND, ngày 10/8/2017 huyện thông qua Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 17/3/2017 về bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang đến năm 2020; UBND huyện ban hành Kế hoạch số số 87/KH-UBND ngày 30/5/2018 của UBND huyện giai đoạn 2018- 2020; Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 09/5/2019 về bảo tồn và phát triển văn hóa Cơ Tu; Kế hoạch số 346/KH-UBND ngày 17/10/2017 về nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà làng truyền thống giai đoạn 2018-2020; Kế hoạch số 123/KH-UBND,ngày 04/12/2017 tham gia sự kiện “Đêm văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam; Kế hoạch 07/KH-UBND, ngày 15/01/2018 tham gia lễ hội văn hóa, thể thao các huyện miền núi; Kế hoạch số 85/KH-UBND, ngày 30/05/2018 về tổ chức ngày hội văn hóa truyền thống Cơ Tu huyện Đông Giang lần thứ II...

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc giai đoạn 2014-2019; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ khóa XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020 gắn với những định hướng về phát triển vùng

đồng bào DTTS, HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 10/8/2017 về bảo tồn và phát triển văn hóa Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang, đến năm 2020. Thực hiện Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 87a/KH-UBND ngày 30/5/2018 về bảo tồn và phát triển văn hóa Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang năm 2018, Kế hoạch số 68/KH-UBND ngày 09/5/2019 về bảo tồn và phát triển văn hóa Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang năm 2019, kế hoạch số 24/KH-UBND ngày 18/2/2020 về bảo tồn và phát triển Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn huyện Đông Giang năm 2020 và các báo cáo, kế hoạch liên quan. Trên cơ sở đề án, hằng năm, Phòng VH&TT huyện xây dựng kế hoạch khôi phục, bảo tồn một số loại hình văn hóa truyền thống trên địa bàn huyện; tập trung chỉ đạo các cấp lãnh đạo, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo, điều hành, quản lý trong công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc, các hội, đoàn thể từ huyện đến cơ sở tập trung tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung của Đề án đến với cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là tuyên truyền trong lực lượng hội, đoàn viên, thanh thiếu niên, học sinh tích cực hưởng ứng tham gia thực hiện bảo tồn, phát huy một số loại hình văn hóa truyền thống tại huyện, xem sự tồn - vong của văn hóa truyền thống là sự tồn - vong của một dân tộc.

Chú trọng đầu tư phát triển văn hóa, tiếp tục đưa các hoạt động múa cồng chiêng vào dạy trong chương trình âm nhạc của giáo dục phổ thông, trung học cơ sở. Mở lớp học và thành lập câu lạc bộ đàn hát dân ca ở các trường trung học cơ sở vùng thấp, đồng thời thành lập các câu lạc bộ đàn, hát dân ca, tuồng ở các xã, thị trấn. Tập trung xây dựng nhà làng truyền thống cho đồng bào DTTS đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán của người dân và là nơi sinh hoạt văn hóa cho đồng bào DTTS.

Đặc biệt, năm 2018, UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 87a/KH- UBND ngày 30/5/2018 về Đề án bảo tồn và phát văn hóa trên địa bàn huyện Đơng Giang năm 2018 và giai đoạn 2018-2020; hằng năm UBND huyện đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án. Đề án đã đưa ra các mục tiêu cụ thể như:

- Về Văn hóa vật thể: Gươl, Moong, kiến trúc nhà sàn (đong đhơrơơng), Nhà mồ (ping), Trang phục; 100% người dân Cơ Tu sử dụng trang phục thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình và các ngày lễ, hội (ưngbhoong, a duông, prơtêêng, ânly, ânđooh, adooh, cơtêêng, ghul, ândzăl, chrơgoc, jơnưưc,)... Trang sức; cườm (arac, khoo, panơơn, hiêng), Mã não (ma nao), vòng bạc (panâng)... Nhạc cụ; Abel, đàn bầu (tâm bhreh), đàn hai dây (ânjưl), ahen, sáo (aluốt), tuốt... Bộ trống chiêng; trống cái (kathu), trống con (chagâr), chiêng (chiing, cơbhâr, prơnooh), cồng (goong)... 100% thơn có đồng bào Cơ Tu sinh sống trang bị bộ trống chiêng.

- Về văn hóa phi vật thể: Bài tế, lễ vật cúng. Nghề dệt thổ cẩm, đan lát; phát triển nghề dệt thổ cẩm tại xã Ating, thị trấn Prao, đan mây tre tại xã Arooi. Nói lý - hát lý; mỗi xã, thị trấn có ít nhất từ 1 đến 2 câu lạc bộ nói lý - hát lý. Múa tân tung Da dá; 100% thơn có đồng bào Cơ Tu sinh sống thành lập một đội múa tân tung Da dá. Tiếng nói, chữ viết của người Cơ Tu. Lễ hội truyền thống; ăn mừng cơm mới (cha avi tơmêê), lễ kết nghĩa (prơngooch), tổ chức Ngày hội văn hóa truyền thống Cơ Tu cấp huyện lần thứ hai năm 2018, sau đó định kỳ 5 năm tổ chức một lần. Các trò chơi dân gian truyền thống; đấu vật, leo cây, bơi lội... Ẩm thực truyền thống; cơm lam (avi hor), bánh sừng trâu (cuôt), xôi thịt, cá nấu ống, nướng, phơi khô (hor ưngcoo, boh, tơpriêng), rượu cần (buôh tơnơơm), rượu T’vạc (buôh ta vạc), rượu Tr’đin...Các giá trị nghệ thuật chặm trỗ, điêu khắc, nghệ thuật tạo hình, trang trí hoa văn.

Tiếp tục hướng dẫn múa cồng chiêng cho học sinh Trường dân tộc nội trú, trung học phổ thơng huyện trong giờ ngoại khóa, phấn đấu 100% học sinh trường Dân tộc Nội trú trung học cơ sở, Trung học phổ thông huyện biết múa cồng chiêng, thành lập Đội múa cồng chiêng của trường và tổ chức các hoạt động lễ hội tại trường phù hợp với văn hóa, truyền thống địa phương.

Tổng kinh phí dự kiến 10.450.000.000 đồng, (mười tỷ bốn trăm năm mươi triệu đồng), chia theo các năm như sau: Năm 2017: 3.025.000.000 đồng. Năm 2018: 3.925.000.000 đồng. Năm 2019: 1.600.000.000 đồng. Năm 2020: 1.900.000.000 đồng.

Hằng năm, xây dựng kế hoạch tổ chức Ngày hội VH-TT mùa xuân,nhằm tạo khơng khí vui tươi, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân. Thơng qua hoạt động góp phần giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, duy trì và phát triển phong trào văn hóa văn nghệ, TDTT huyện nhà.

Do điều kiện cuộc sống di cư từ vùng khác nhau, cùng sự giao thoa văn hóa với một số dân tộc khác trong thời gian dài, đã khiến bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc ở đây dần bị mờ nhạt, pha lẫn. Sớm nhận thấy thực tế đó, từ ngay những năm đầu mới thành lập huyện Đông Giang, các cấp chính quyền huyện đã nghĩ ngay đến việc phải tổ chức lễ hội chung cho đồng bào DTTS nhằm gìn giữ, phát huy các giá trị bản sắc văn hóa. Từ đó đến nay, từ ngày thành lập huyện Đơng Giang, định kỳ 3 năm một lần, phịng VH&TT, trung tâm VH-TT-TT huyện tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch tổ chức Lễ hội VH-TT. Định kỳ 2 năm xây dựng kế hoạch tập luyện và tham gia Lễ hội VH-TT miền núi; tham gia hội thi thể thao DTTS tỉnh Quảng Nam và mỗi năm một lần tổ chức Ngày hội VH-TT mùa xuân.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người CơTu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)