Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và hiệu quả quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người CơTu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 91 - 119)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ và phát huy văn hóa tộc người Cơ Tu

3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và hiệu quả quản lý nhà nước

lực, dành quỹ đầu tư, xác định trách nhiệm, nghĩa vụ, tích cực đóng góp xây dựng hạ tầng văn hóa cộng đồng.

Thường xun nắm bắt tình hình ở cơ sở, hướng dẫn và hỗ trợ nhân dân trong quá trình xây dựng hồ sơ, làm các thủ tục xin phép các cơ quan chức năng để thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng quy định của pháp luật. Tham mưu lãnh đạo xử lý kịp thời các đề xuất của nhân dân trong thực hiện tu bổ, tôn tạo di tích.

3.2.3. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức và hiệu quả quản lý nhà nước nhà nước

3.2.3.1. Tuyên truyền, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của cộng đồng

Các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở cần tăng cường quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DSVH và những giá trị văn hóa của người Cơ Tu góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của DSVH; chú trọng nâng cao ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ là lực lượng nịng cốt giữ vai trị quan trọng trong cơng tác kế thừa quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của

tộc người Cơ Tu. Phịng VH&TT huyện cần sử dụng tối ưu các kênh thông tin truyền thơng, đa dạng hóa hình thức tun truyền, phát huy tối đa hiệu quả hệ thống phát thanh cơ sở, cổng thông thông tin điện tử của huyện, chú trọng sử dụng các hình thức tuyên truyền trực quan sinh động thông qua mạng xã hội, sân khấu hóa và đầu tư xây dựng các phim tư liệu ngắn, các tài liệu truyền thanh, sách, tập gấp giới thiệu về DSVH của người Cơ Tu để tuyên truyền, quảng bá trong các dịp lễ hội. Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể cần thường xuyên tổ chức hướng dẫn người Cơ Tu thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh khi tham gia lễ hội và các hình thức sinh hoạt văn hóa tại di tích. Bên cạnh đó, chính quyền cần tuyên truyền cho người Cơ Tu nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào diễn ra trong an toàn, văn minh, thực sự trở thành ngày hội văn hóa của đồng bào. Đồng thời phát huy mạnh mẽ hơn nữa sự đóng góp của người Cơ Tu trong việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị DSVH của địa phương.

Thực hiện nghiên cứu, nhận diện, làm rõ giá các DSVH, ý nghĩa việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị DSVH trong đời sống xã hội hiện tại và tương lai của người Cơ Tu. Thực hiện tuyên truyền để đồng bào hiểu rõ giá trị di sản mình đang nắm giữ, từ đó khơi thức tình yêu, niềm tự hào của mỗi người khi được sở hữu những giá trị di sản đó. Khi đã hiểu rõ giá trị di sản mình đang nắm giữ, người dân sẽ có ý thức tham gia đóng góp vào việc bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị đó.

Di sản văn hóa là tài nguyên du lịch, là động lực thu hút, hấp dẫn du khách trong nước và khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tham quan. Hiện nay, ngành du lịch xem đây là nền tảng, trụ cột quan trọng để phát triển kinh tế du lịch bên cạnh các yếu tố về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành và nguồn nhân lực, chủ trương phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã được

thể hiện trong Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

3.2.3.2. Nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; công tác chỉ đạo điều hành của các cấp chính quyền; sự giám sát của Mặt trận, đồn thể; đưa mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu vào Nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kế hoạch của chính quyền các cấp để triển khai thực hiện. Hồn thành cơng tác quy hoạch, xây dựng phát triển thiết chế văn hóa từ huyện đến cơ sở. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa tộc người Cơ Tu. Chỉ đạo, quán triệt các địa phương, dòng tộc gương mẫu, thực hiện và truyền dạy con cháu về các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể và biết được các bí quyết chế biến ẩm thực của tộc người Cơ Tu. Định kỳ 05 năm tổ chức ngày hội văn hóa truyền thống 01 lần; 02 năm tổ chức sơ kết, 05 năm tổng kết đánh giá, khen thưởng cá nhân và tập thể có thành tích tốt trong cơng tác bảo tồn, bảo vệ,giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện. Đầu tư hoàn thiện,đồng bộ cơ sở hạ tầng kinh tế: (1)Điện - đường - trường - trạm đối với từng xã vùng cao; (2)quy hoạch có tính chiến lược tái định cư cho Nhân dân để đảm bảo an cư và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động ổn định sản xuất nông - lâm nghiệp, đảm bảo lương thực tại chỗ cho miền núi; (3)trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ dịch vụ nông nghiệp và đầu tư giống cây trồng, con vật nuôi đến từng hộ dân; (4)Hoàn thành việc đo đạc, cấp giấy CNQSDĐ (đất ở, đất lâm nghiệp), tiến đến cấp chứng chỉ rừng FSC cho người dân; đồng thời tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ tài nguyên khống sản. Nhanh chóng chuyển đổi các diện tích đất rừng được quy hoạch rừng phịng hộ khơng thành rừng (rừng lau, lách,...) thành rừng sản xuất để thực hiện giao cho nhân dân sản xuất, gắn với bảo vệ rừng.Với lợi thế

cơng trình thủy điện, xây dựng mơ hình du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thúc đẩy phát triển thương mại và các ngành nghề thủ công ở địa phương.

Thực hiện các giải pháp về văn hóa, giáo dục; chú trọng khôi phục khơng gian sinh hoạt văn hóa làng, khơi phục và phát triển ngành nghề truyền thống. Giải pháp này có ý nghĩa quan trọng nhằm phát huy những giá trị kinh tế - văn hóa người Cơ Tu; đẩy mạnh phát triển y tế, giáo dục là giải pháp hết sức quan trọng trong điều kiện hiện nay ở vùng cao; quy hoạch và tạo nguồn nhân lực tại chỗ; vận động xóa bỏ những hủ tục trong việc cưới, xin, tang ma là giải pháp cụ thể và trực tiếp đối với trong việc xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu trong đời sống tộc người Cơ Tu.

Ngoài ra, cần đào tạo nhân lực nịng cốt cho cơng tác bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở các cấp xã, huyện. Ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bộ là con em người dân tộc Cơ Tu làm cơng tác văn hóa; hỗ trợ cơng tác truyền dạy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống của các nghệ nhân, người am hiểu về văn hóa truyền thống. Mở các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm văn hóa cơ sở về lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn.

3.2.4. Nhóm giải pháp huy động các nguồn lực trong bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người

Huy động nguồn lực trong nhân dân là chính, thu hút nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, kết hợp các nguồn ngân sách từ trung ương, tỉnh đến địa phương, nguồn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới và văn hố, các dự án nghiên cứu bảo tồn bản sắc văn hóa… để đầu tư xây dựng và phát triển một số cơng trình văn hóa trọng điểm như: Xây dựng Làng truyền thống văn hóa Cơ Tu gắn với du lịch cộng đồng, Cơng viên văn hóa Cơ Tu. Có chính sách hỗ trợ đào tạo, thu hút đối tượng là nghệ nhân; sinh viên các ngành văn hóa - nghệ thuật,cán bộ khoa học, kỹ thuật có trình độ chun mơn cao phục vụ việc nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn tư liệu nhằm thực hiện công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa có hiệu quả.

Mở rộng tiếp thị, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng di sản và phát triển văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng để thu hút nguồn đầu tư, tài trợ của các đơn vị, tổ chức kinh tế trong và ngồi nước cho cơng tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu. Khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia hiến tặng, chuyển nhượng các hiện vật, kỷ vật về đề tài chiến tranh cách mạng để tổ chức thẩm định, đánh giá giá trị đưa vào nơi bảo quản trưng bày theo quy định; vận động nhân dân hiến tặng các hiện vật về văn hóa vật thể để lưu giữ, trưng bày tại nhà văn hóa thơn, xã, nhà văn hóa huyện; Có giải pháp phát triển như: (1) Một là, cấp ủy đảng và lãnh đạo

chính quyền cần có nhận thức đúng đắn vai trị của đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội nói chung và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói riêng tại địa phương. (2) Hai là, kế thừa, khai thác uy tín và những kinh nghiệm quý báu từ đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu trong quá trình xây dựng đời sống văn hóa. (3) Ba là, xây dựng đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian trong xây dựng đời sống văn hóa của người Cơ Tu đáp ứng với sự nghiệp phát triển hiện nay. (4) Bốn là, tạo điều kiện hơn nữa cho đội ngũ trí thức, già làng, trưởng bản, các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu có cơ hội nhiều hơn trong xây dựng đời sống văn hóa nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

*Tiểu kết chương 3

Trước những chủ trương của Đảng và Nhà nước trong vấn đề bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu, làm thay đổi nhận thức cũng như làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng các hoạt động để kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài huyện tham gia vào cơng tác bảo vệ, gìn giữ DSVH trên địa bàn huyện, đồng thời khuyến khích các chủ thể văn hóa, tộc người Cơ Tu bảo vệ, gìn giữ DSVH của dân tộc mình, hướng dẫn họ

thực hiện theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đó sẽ là nền tảng, cơ sở cho công tác bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của người Cơ Tu ngày càng hiệu quả hơn.

Từ những định hướng trên, luận văn đề xuất, tham mưu một số giải pháp quản lý DSVH để các nhà quản lý hoạch định về văn hóa có thể xây dựng các giải pháp tháo gỡ những tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa của tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, một số giải pháp có thể trở nên hữu hiệu trong điều kiện hiện nay là: giải pháp về tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách; giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý các hoạt động chuyên mơn, nghiệp vụ; và giải pháp phát huy vai trị của cộng đồng hỗ trợ quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.

KẾT LUẬN

Trong xu thế phát triển bền vững xã hội hiện nay, văn hóa được coi là một trong ba nhân tố cơ bản để xây dựng sự phát triển bền vững xã hội. Khơng có văn hóa, chỉ chú trọng đến yếu tố kinh tế và môi trường, xã hội sẽ phát triển mất cân bằng. Bởi vậy, dưới nhiều tác động của thời đại, những giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào tộc người Cơ Tu huyện Đông Giang trong những năm gần đây tuy có nhiều nghiên cứu nhưng đã bị thất truyền, mất mát và mai một dần đi.

Hiện nay, người Cơ Tu ở huyện Đông Giang, nhất là lớp trẻ không muốn sử dụng trang phục truyền thống, người biết múa cồng chiêng, nấu rượu cần ít dần, nhà Gươl truyền thống ít được chú trọng. Trang phục truyền thống khơng cịn được sử dụng thường xuyên, họ giao lưu với nhiều dân tộc khác nhau, đặc biệt là người kinh từ đó tiếp thu những trang phục hiện đại và trở nên ưa chuộng bởi sự đa dạng về màu sắc, kiểu dáng và những trang phục này đem lại sự thỏa mái và hợp thời trang. Người Cơ Tu chỉ giữ cho mình một hoặc hai bộ trang phục truyền thống dùng trong các dịp lễ hội để giữ gìn nét văn hóa và bản sắc của dân tộc mình. Nhà Gươl vẫn là giá trị văn hóa to lớn nhất về mặt văn hóa vật thể của đồng bào dân tộc Cơ Tu, nhưng đến nay nhà Gươl ở nhiều nơi đã hư hỏng nặng và rất cần sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo trong việc phục dựng bảo vệ và trùng tu. Nhà sàn được xem là biểu tượng của chân dung cuộc sống đồng bào; quanh bếp lửa có cả một cuộc sống của nhiều thế hệ và là nơi đã từng kể bao chuyện sử ca, anh hùng ca của đồng bào dân tộc. Rượu cần là thức uống truyền thống của người Cơ Tu nhưng cũng đang tàn lụi dần nếu khơng có biện pháp quản lý, khơi phục, bảo vệ và phát huy. Âm nhạc của người Cơ Tu cũng có nhiều đổi thay mới. Từ chỉ có những âm thanh phát ra từ dàn nhạc cồng chiêng và những bản trường ca, người Cơ Tu cũng biết sử dụng đàn gui ta, Organ, thổi sáo, ngâm thơ… và chính âm nhạc

hiện nay đã ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ và làm mất dần đi bản sắc văn hóa truyền thống của mình.

Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa mang tính lỗi thời, lạc hậu khơng còn phù hợp trong cuộc sống hiện đại với các tập tục như: tập tục cúng mỗi khi đau ốm hay có chuyện chẳng lành, thăm hỏi...; phong tục trong việc cưới, ma chay...

Việc quy hoạch, xây dựng, phát triển văn hóa ở vùng đồng bào DTTS chưa thực sự gắn liền với bản sắc văn hóa của họ.

Trong giai đoạn này việc quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH địa phương, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời các giá trị ấy góp phần tạo nên nét văn hóa của tộc người Cơ Tu của huyện Đơng Giang phong phú và sinh động.

Luận văn đã phần nào khẳng định được tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống nói chung và DSVH của tộc người Cơ Tu. Trên cơ sở đó, luận văn đưa ra một vài kiến nghị như sau:

- Huyện ủy, HĐND &UBND huyện và chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và ban hành văn bản, xây dựng Nghị quyết, đề án, kế hoạch tuyên truyền, nâng cao sự hiểu biết về quản lý, bảo vệ, bảo tồn DSVH của đồng bào mình, qua đó giúp cho việc bảo vệ và phát huy giá trị DSVH truyền thống văn hóa của tộc người Cơ Tu trên địa bàn huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam.

- Đối với HĐND và UBND huyện xây dựng Đề án bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, xem xét tồn diện, hỗ trợ kêu gọi đầu tư kinh phí và phân bổ kinh phí để đảm bảo triển khai thực hiện.

- Đối với Nhân dân: cần phải có ý thức bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình một cách nghiêm túc và có khoa học.

Đơng Giang có nhiều dân tộc nhưng chủ yếu là hai dân tộc chính là người Cơ Tu và kinh. Qua nghiên cứu DSVH của tộc người Cơ Tu thời gian qua, tôi nhận thấy bản sắc giá trị văn hóa tộc người Cơ Tu trải qua bao thế hệ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa: Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa tộc người CơTu trên địa bàn huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam (Trang 91 - 119)