KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Trung tâm nước sạnh & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, từng bước tăng trưởng và phát triển, đã khơng ngừng phấn đấu để tự khẳng định uy tính và vị trí của mình đối với khách hàng. Trong thời gian qua, Trung tâm đã góp phần đáng kể vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ở vùng nơng thơn, đó là đưa nguồn nước sạch đến người tiêu dùng ở từng khu vực với giá hợp lý. Bên cạnh đó, Trung tâm đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một số lao động ở một số nơi cho đặt các trạm phân phối.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc rất quan trọng của các nhà quản trị bởi một kế hoạch sản xuất kinh doanh cho dù có khoa học và chặt chẽ đến đâu chăng nữa thì so với thực tế đang diễn ra vẫn chỉ là một dự kiến. Thơng qua thực tiễn kiểm nghiệm, phân tích và đánh giá để tìm ra ngun nhân ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến kết quả kinh doanh của Trung tâm. Từ đó mới có giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh hơn nữa.
Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long nhận thấy rằng bên cạnh việc Trung tâm hoạt động kinh doanh hiệu quả thì Trung tâm cũng đã góp phần nâng cao hiệu quả xã hội. Tức là vừa mang lại lợi nhuận cho mình và vừa nhằm mục đích mang lại lợi ích nhiều nhất cho người dân.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long, tôi sẽ nêu lên một số kiến nghị để Trung tâm xem xét. Bên cạnh đó, thì tối cũng có một số kiến nghị đối với nhà nước như sau:
6.2.1 Đề xuất đối với Trung tâm
Phối hợp với các sở, ban ngành: xây dựng, kế hoạch đầu tư, nghiên cứu, ban hành các mơ hình mẫu về cơng trình nước sạch phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quy hoạch từng vùng nông thôn.
Phối hợp với các ngân hàng chính sách xã hội hướng dẫn tổ chức việc thực hiện, đồng thời, cung cấp thiết kế và dự tốn các cơng trình nước sạch mẫu cho ngân hàng chính sách xã hội làm cơ sở xem xét cho vay.
Tổng kết các mơ hình thực hiện có hiệu quả trong thời gian qua để nhân rộng và tổ chức các hội thảo để báo cáo điển hình về các địa phương có cách thực hiện dự án nước sạch nông thôn tốt.
Trung tâm cần tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Trung tâm được đi học các lớp có uy tín trong nước để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.
Cần phải chỉ đạo tiết kiệm chi phí ở các phịng ban và các trạm để đảm bảo giảm chi phí, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
Tạo điều kiện thuận lợi về thông tin liên lạc giữa các phòng ban và các trạm trực thuộc Trung tâm phải thật nhanh chóng, chính xác và đồng nhất.
Tổ chức cơng tác kế tốn nhanh chóng, chính xác, rõ ràng, kịp thời, xử lý tình hình tài chính cũng như sử dụng vốn các loại phải an toàn và đạt hiệu quả cao.
Ban giám đốc cần mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại, mở rộng mạng lưới phân phối. Nghiên cứu mức tiêu thụ ở các vùng để mở rộng thêm mạng lưới phân phối nước.
Ln giữ tín với khách hàng, đảm bảo độ trong và sạch của nguồn nước cung cấp bằng cách tăng cường kiểm tra, giám sát các hệ thống ống nước cũng như thường xuyên kiểm tra cách xử lý nguồn nước ở các trạm.
Định kỳ tổ chức những buổi tư vấn khách hàng nhất là ở những nơi vùng sâu vùng xa để có thể giúp họ có thêm thơng tin về sự cần thiết của nguồn nước sạch, lắng nghe những ý kiến đống góp của người sử dụng để có thể kịp thời khắc phục, điều chỉnh những sai sót, hạn chế nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
6.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước
Ngồi những nổ lực của chính bản thân Trung tâm thì mọi chủ trương chính sách do nhà nước ban hành đều có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến tình hình họat động kinh doanh của Trung tâm.
Nhà nước cần có những chính sách hỗ trợ về vốn như cấp thêm vốn từ nguồn kinh phí nhà nước.
Nhà nước tạo mơi trường cạnh tranh công bằng cho các đơn vị kinh doanh tham gia trong ngành.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đỗ Thị Tuyết ( 2006) quản trị doannh nghiệp, Giáo trình quản tri doanh nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ.
2. Trương Đông Lộc, Nguyễn Văn Ngân, Nguyễn Thị lương, Trương Thị Bích Liên (2007), Bài giảng quản trị tài chính 1, Trường Đại học Cần Thơ.
3. Lưu Thanh Đức Hải (2004), Giáo trình quản trị marketing, Trường Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Thị Mỵ, Phan Đức Dũng (2006), Phân tích hoạt động kinh doanh, nhà xuất bản thống kê.
5. Nguyễn Hữu Thanh Tùng (2007), Kế toán đại cương, Trường Đại học dân lập Cửu Long.
6. Báo cáo quyết tốn tài chính qua 3 năm 2006 - 2008, phịng kế tốn tài chính - Trung tâm cung cấp nước.