Đặc điểm thu hút đầu tư nước ngoài vào vùng kinh tế

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 43 - 46)

*Sự khác biệt của thu hút FDI vào vùng kinh tế so với thu hút FDI vào một quốc gia.

Thu hút FDI vào vùng kinh tế khác với thu hút FDI vào một quốc gia ở những điểm sau đây:

- Chủ thể thu hút FDI vào một quốc gia là Chính phủ, Quốc hội đại diện cho lợi ích quốc gia và có quyền hạn, sức mạnh rất lớn, có uy tín với chính phủ và nhà ĐT nước ngồi. Thu hút FDI vào vùng kinh tế khơng có chủ thể đại diện cho lợi ích của vùng, khơng có ngân sách riêng và khơng có cơ quan điều hành tồn diện. Thu hút FDI vào vùng kinh tế phụ thuộc rất lớn vào

thiện ý hợp tác của các cơ quan quản lý hành chính địa phương. Nếu khơng được các cơ quan này ủng hộ, vùng kinh tế sẽ khơng có chính sách chung. Song trong thực tế, nhiều khi cơ chế hợp tác chỉ manh tính tự nguyện nên hiệu lực hợp tác khơng vững bền, nguy cơ các bên hợp tác phân ly vì mâu thuẫn lợi ích là rất lớn.

- Vùng kinh tế có phạm vi và lợi thế hạn hẹp hơn quốc gia rất nhiều. Đối với một quốc gia, có thể ưu tiến phát triển các vùng có lợi thế ĐT trước, các vùng khó khăn phát triển sau. Đối với vùng, do các địa phương có điều kiện tương đồng nên khơng thể để tỉnh này đi trước, kéo tỉnh kia đi sau nhờ lợi thế ĐT. Chính vì thế, thu hút FDI vào vùng kinh tế mang tính cạnh tranh gay gắt hơn so với thu hút FDI vào quốc gia. Hơn nữa, trong ngắn hạn, với lợi thế như nhau, các địa phương trong vùng kinh tế có xu hướng cạnh tranh mạnh hơn là liên kết. Muốn có sự liên kết, cần thời gian để hình thành q trình chun mơn hóa nội vùng, mà điều này là khơng dễ dàng với các vùng khó khăn.

- Thu hút FDI vào vùng kinh tế còn phải đối mặt với sự cạnh tranh của vùng khác. Về mặt lý thuyết, nhà ĐTNN sẽ lựa chọn vị trí xây dựng DN dựa trên các tiêu chí: sự sẵn có của nguồn lực đầu vào với giá cả cạnh tranh; môi trường ĐT thuận lợi, nhất là hiệu lực quản lý theo luật pháp, kết cấu hạ tầng; khoảng cách đến thị trường và sự sẵn có cũng như chi phí cạnh tranh về vận chuyển… Vì thế, có những vùng thuận lợi thì thu hút FDI dễ dàng, dù rằng chính quyền địa phương ít ưu đãi. Những vùng khó khăn, dù chính sách ưu đãi khá rộng, thu hút FDI vẫn khó khăn. Tính đồng nhất và chun mơn hóa của vùng cũng gây khó khăn cho thu hút FDI nếu như ở đó chưa có các kênh tiêu thụ và vận chuyển liên vùng thuận tiện.

Thơng thường các vùng có điều kiện thuận lợi cho ĐT có lợi thế thu hút FDI hơn. Các vùng khó khăn, hoặc phải chờ làn sóng đầu tư muộn hơn khi các vùng phát triển trở nên kém hấp dẫn hoặc nhờ có tác động nào đó làm thay đổi lợi thế cạnh tranh của vùng. Các vùng thuận lợi cũng có thể trở nên

khó thu hút FDI khi mật độ ĐT khá lớn, khơng gian ĐT chật hẹp, chi phí cho hoạt động ĐT tăng lên… Nói cách khác, ngay cả khi FDI vào một nước không thay đổi, FDI vào một vùng kinh tế nào đó vẫn có thể có biến động rất lớn do thay đổi lợi thế cạnh tranh theo vùng.

*Sự khác biệt của thu hút FDI vào vùng kinh tế so với thu hút FDI một tỉnh:

Thứ nhất, khác với thu hút FDI vào đơn vị hành chính cấp tỉnh, thu hút FDI

vào vùng khơng có cơ chế hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách và hành động chung cho vùng. Ở nhiều nước, chính phủ khắc phục nhược điểm này bằng cách xây dựng các chương trình phát triển vùng và giao cho một cơ quan điều phối. Ở Việt Nam thường đặt ra các ban chỉ đạo vùng nhưng thẩm quyền và tiềm lực tài chính hạn chế, ít có khả năng thiết lập khung khổ hợp tác chung nếu khơng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bộ máy quản lý hành chính các tỉnh.

Thứ hai, hợp tác giữa các đơn vị hành chính trong vùng để thu hút FDI

thường bị phá vỡ bởi hành vi chạy theo lợi ích cục bộ và cạnh tranh không lành mạnh. Sự thống nhất hành động theo vùng thường dựa trên cơ chế điều tiết của Ban chỉ đạo vùng hoặc chương trình chỉ đạt được nỗ lực thực thi một số chính sách, chương trình khuyến khích ĐT của chính quyền trung ương. Trong khi đó các chính quyền địa phương có nhu cầu, mục tiêu và phương tiện hành động khác nhau. Vì thế, đơi khi các tỉnh khó phối hợp với nhau, nhất là về phương diện bảo vệ nguồn tài ngun chung (ví dụ các dịng sơng, bầu khí quyển…), các biện pháp về thu hút nhân lực, các chính sách ưu đãi tiếp cận đất…. Trong trường hợp FDI khan hiếm so với nhu cầu, hợp tác giữa các đơn vị hành chính trong vùng càng khó khăn.

Nếu chính quyền các tỉnh trong vùng khơng có khả năng phối hợp với nhau trong khuôn khổ quy hoạch chung của vùng để định hướng thu hút FDI thì hậu quả sẽ là lợi ích tính theo vùng sẽ giảm sút, trong khi có tỉnh được lợi, có tỉnh chịu thiệt. Trên thực tế, cơ chế phối hợp giữa các tỉnh là rất khó và khơng có hiệu lực mạnh nếu tỉnh có tiềm lực tài chính, có trình độ phát triển cao

trong vùng không đứng ra kêu gọi, hỗ trợ các tỉnh khác thực hiện chiến lược chung. Hơn nữa, khi một tỉnh nào đó bị thiệt mà khơng có cơ chế bù đắp, phá lệ nhằm vụ lợi mà không bị trừng phạt, thì cơ chế hợp tác có nguy cơ bị vơ hiệu hóa. Đây là đặc điểm nổi bật và rất khó khắc phục của thu hút FDI theo vùng.

Thứ ba, thu hút FDI theo vùng cịn gặp khó khăn do tập trung lao động và di

chuyển dân cư theo ngành chun mơn hóa gây áp lực vào hệ thống kết cấu hạ tầng chung như nhà ở, trường học, bệnh viện, đường giao thơng. Mức độ tập trung, chun mơn hóa theo vùng cũng khiến các dịch vụ sinh hoạt phải lưu chuyển từ vùng khác đến làm cho giá cả có xu hướng tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng sống của dân cư, chi phí sản xuất của nhà ĐT. Ngồi ra, sản xuất tập trung địi hỏi phải phát triển các dịch vụ hỗ trợ như xử lý chất thải, cung ứng sản xuất ở quy mơ lớn… cũng địi hỏi năng lực tổ chức tốt của các cơ quan điều phối chung.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w