Đầu tư trực tiếp nước ngồi góp phần chuyển giao cơng nghệ và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 101 - 105)

và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng

-Tác động cải thiện chất lượng công nghệ các ngành sản xuất trong vùng

Đến nay, 62,1% vốn FDI tập trung vào lĩnh vực cơng nghiệp và xây dựng với trình độ công nghệ cao hơn mặt bằng chung của vùng. Tại vùng Bắc Trung Bộ, đã có một số dự án FDI rất lớn đăng ký hoạt động như dự án Lọc hóa dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa); Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 sử dụng công nghệ Nhật Bản; dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương (Hà Tĩnh) sử dụng công nghệ mới của Đài Loan; Nhà máy chế biến bột giấy, Nhà máy khai thác chế biến đá granit tự nhiên, Nhà máy xi măng Đô Lương tại Nghệ An. Thông qua các dự án ĐT, khu vực FDI đã góp phần thúc đẩy chuyển giao cơng nghệ tiên tiến vào các tỉnh trong vùng, nâng cao năng lực công nghệ trong một số lĩnh vực. Xét về cấp độ chuyển giao công nghệ, công

nghiệp chế biến, chế tạo, thu hút FDI vào Vùng thời gian qua đã đạt đạt hiệu quả khá cao.

Khu vực FDI có tác động lan tỏa gián tiếp tới các DN sản xuất và DN dịch vụ cùng ngành và khác ngành trong vùng. Thông qua mối quan hệ với DN FDI, các DN trong vùng đã tích cực ứng dụng cơng nghệ sản xuất tương tự để sản xuất sản phẩm có thể cung ứng cho các DN FDI. Các DN FDI cũng tạo tác động tạo ra các ngành sản xuất, dịch vụ khác trong vùng để hỗ trợ cho hoạt động của họ.

- Tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự gia tăng vốn FDI tạo cú hích cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ theo hướng tích cực. FDI đã hướng vào phát triển các nhóm ngành chủ lực tạo sự phát triển đột phá (như cơng nghiệp luyện kim, sản xuất điện, cơ khí, chế tạo, đóng tàu, điện tử), nhóm ngành nền tảng khai thác thế mạnh của tỉnh (công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp sản xuất rượu, bia, nước giải khát).

Tỉnh Thanh Hoá đang trên đà phát triển thành một trung tâm của ngành lọc hoá dầu, với dự án khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn ĐT trên 6 tỷ USD và bên cạnh có các dự án: Nhà máy Xi măng Nghi Sơn, Nhà máy Nhiệt điện, Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn vv… Tỉnh Hà Tĩnh đang nổi lên là một trung tâm phát triển công nghiệp thép, tập trung chủ yếu tại Khu kinh tế Vũng Áng với dự án Formosa (Đài Loan) và các dự án trong lĩnh vực đa ngành từ luyện thép, cảng nước sâu, hóa dầu, nhiệt điện... Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều DN FDI hoạt động phù hợp với ưu thế dịch vụ và du lịch của tỉnh. Các dự án FDI hoạt động khá hiệu quả, với tốc độ tăng trưởng cao, là lực mạnh thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh sang hướng sản xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ du lịch. Điển hình là Cơng ty TNHH Bia Huế, Cơng ty TNHH Thực phẩm Huế (Rượu Sake), Công ty TNHH Luks Xi măng, Công ty HBI, Công ty cổ phần Scavi Huế, Công ty cổ phần Liên doanh Dược phẩm

Medipharco Tenamyd BR s.r.l, Công ty cổ phần Espace Business Huế, Công ty TNHH Laguna Huế, Công ty Khách sạn Kinh Thành, Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, Công ty Liên doanh trồng và chế biến ngun liệu giấy, Cơng ty Chaiyoo…

Tỉnh Nghệ An có một số DN FDI lớn đang phát huy vai trò đầu tàu trong phát triển công nghệ, tăng sức cạnh tranh như Công ty TNHH sắt xốp Kobelco Việt Nam, Công ty ĐT kinh doanh hạ tầng KCN Đông Hồi và Công ty liên doanh mía đường Nghệ An TATE & LYLE.

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng của khu vực FDI giai đoạn 2007-2014 cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của ngành. Khu vực FDI đã tạo ra khoảng 48,0% GTSX công nghiệp trong vùng, góp phần hình thành một số ngành cơng nghiệp chủ lực của vùng Bắc Trung Bộ như Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn - dự án lọc hóa dầu tầm cỡ Đông Nam Á, Nhiệt điện Nghi Sơn, xi măng Công Thanh, Khu liên hiệp thép - cảng Sơn Dương là dự án FDI lớn nhất Việt Nam hiện nay với công suất đã đạt 22,5 triệu tấn năm 2014, nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 2 công suất 1.200 MW, Nhà máy nhiệt điện 3 do Tập đoàn Samsung Hàn Quốc ĐT đang triển khai và cụm 10 tổ máy nhiệt điện của Tập đồn Formosa có cơng suất 2.200 MW…[30].

Một số khu kinh tế trong vùng được hình thành, đi vào hoạt động như Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) là 1 trong 5 khu kinh tế ven biển trọng điểm quốc gia, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của vùng và từng bước trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất khu vực, tầm cỡ quốc gia và đang trở thành một trung tâm công nghiệp nặng lớn nhất khu vực Đơng Nam Á. Vùng Bắc Trung Bộ đã hình thành những mũi nhọn cơng nghiệp mang đặc trưng riêng, như Hà Tĩnh với cơng nghiệp thép; Thanh Hóa với cơng nghiệp hóa dầu, điện, xi - măng; Thừa Thiên - Huế nổi tiếng với phát triển du lịch...

Đầu tư trực tiếp nước ngồi đã trở thành nhân tố lơi kéo ĐT, thúc đẩy phát triển các KCN và các ngành công nghiệp trong vùng. Tại Hà Tĩnh, sự

tăng trưởng của FDI đã thúc đẩy phát triển KCN Vũng Áng. Hiện tồn tỉnh có 16 khu và cụm công nghiệp. Sau khu kinh tế Vũng Áng được coi là lớn nhất tỉnh và vùng Bắc Trung Bộ là KCN Gia Lách quy mô 350 ha, KCN Hạ Vàng 300 ha, khu kinh tế cửa khẩu Cầu Treo... Tính đến đầu năm 2015, tỉnh Hà Tĩnh đã có trên 700 DN sản xuất cơng nghiệp với hàng chục nghìn tỷ đồng vốn ĐT; trong đó có trên 200 DN tư nhân với tổng vốn đăng ký 247,3 tỷ đồng, 253 công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn 452,57 tỷ đồng và 160 công ty cổ phần, vốn điều lệ gần 10.500 tỷ đồng cùng 38 HTX tiểu thủ công nghiệp và hơn 16.000 hộ SXKD cá thể. Tổng GTSX công nghiệp của tỉnh năm 2014 đạt 2.300 tỷ đồn. Hà Tĩnh được xếp vào một trong những tỉnh thu hút nguồn vốn FDI vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.

Bắng cú hích của FDI, tỉnh Thanh Hóa đã hình thành và đưa vào hoạt động 8 KCN, trong đó có 3 KCN lớn, rộng 100 ha là Nghi Sơn, Như Thanh và KCN Tây Bắc Gia - Thanh hóa, thu hút hàng trăm DN vào hoạt động. Trong 3 năm 2011-2013 các DN trong tỉnh đã huy động trên 122 nghìn tỷ đồng (khoảng 6,1 tỷ USD) vào ĐT phát triển, gấp 1,9 lần giai đoạn 2008-2010. Năm 2014, tồn tỉnh có 6.733 DN hoạt động với tổng doanh thu của các DN đạt khoảng 76.650 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm 2013, trong dó có 98 DN tham gia XK đạt giá trị 910 triệu USD, tăng 24,5% với năm 2013 [44].

Tỉnh Thừa Thiên-Huế có 3 KCN, trong đó lớn nhất là KCN Phú Bài quy mơ 891 ha, hiện đã thu hút 41 dự án ĐT. Đến hết tháng 6/2012, các KCN tỉnh Thừa Thiên-Huế đã có 97 dự án ĐT, trong đó có 74 dự án trong nước và 23 dự án ĐTNN với tổng vốn ĐT hơn 22.000 tỷ đồng [114].

Một số sân bay, cảng biển được xây dựng và đi vào hoạt động như cảng biển nước sâu Nghi Sơn, cảng nước sâu Sơn Dương, sân bay Thọ Xuân.

Bằng việc thu hút FDI vào phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp sản xuất rượu, bia, nước giải khát…, FDI đã góp phần nhất định vào việc chuyển dịch cơ cấu nơng nghiệp, đa dạng hóa sản

phẩm, nâng cao giá trị hàng nông sản XK và tiếp thu một số công nghệ tiên tiến, giống cây, giống con có năng suất, chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo ra một số phương thức mới, có hiệu quả cao, nhất là các dự án ĐT vào phát triển nguồn nguyên liệu, góp phần cải thiện tập quán canh tác và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương.

Khu vực FDI đã tạo nên bộ mặt mới trong lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao như khách sạn, văn phòng căn hộ cho thuê, ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển, siêu thị... Các dịch vụ này cũng góp phần tạo ra phương thức mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, kích thích hoạt động thương mại nội địa và góp phần tăng kim ngạch XK hàng hóa.

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w