Yếu tố bên ngoài vùng ảnh hưởng đến thu hút FDI được hiểu là các tác động vào hoạt động thu hút FDI mà không phụ thuộc vào vùng tiếp nhận ĐT. Các yếu tố này bao gồm:
- Tình hình kinh tế thế giới, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và liên kết khu vực. Tình hình kinh tế thế giới sáng sủa hay ảm đạm đều ảnh hưởng trực tiếp đến luồng di chuyển FDI. Nếu các DN ở nước đầu tư gặp khó khăn, khơng những vốn của nước này ĐT ra nước khác có xu hướng giảm, mà các dự án đang ĐT dở dang ở nước ngồi cũng sẽ có nguy cơ chậm tiến độ. Nếu nhà ĐTNN dự báo kinh tế thế giới gặp khó khăn, nhiều rủi ro thì họ cũng sẽ khơng tích cực ĐT ra nước ngồi do lo sợ thị trường co hẹp và ngược lại.
Nếu xu thế hội nhập và liên kết khu vực gia tăng thì vùng tiếp nhận ĐT sẽ có cơ hội để thu hút thêm FDI và ngược lại, nó sẽ gây ra bất lợi và giảm sút nguồn vốn ĐT này.
- Sự sẵn có vốn và động cơ của các nhà ĐTNN. Những yếu tố này tác động trực tiếp tới khả năng ký kết, thực hiện và triển khai dự án FDI, qua đó ảnh hưởng tới tiến độ thu hút FDI của vùng tiếp nhận. Ngoài yêu cầu về an toàn tài sản, động cơ chung nhất của các nhà ĐTNN là tìm kiếm lợi nhuận cao và sự thịnh vượng lâu dài của DN. Tuy nhiên, động cơ cụ thể của từng chủ ĐT trong từng dự án là rất khác nhau, tùy thuộc vào chiến lược phát triển của DN và mục tiêu của chủ ĐT ở thị trường nước ngoài, tùy thuộc vào mối quan hệ sẵn có của chủ ĐT với vùng kinh tế. Có ba động cơ tạo nên ba định hướng khác nhau của nhà ĐT nước ngoài ảnh hưởng đến nước thu hút FDI là: động cơ định hướng thị trường, động cơ định hướng chi phí và động cơ định hướng nguồn nguyên liệu. Ngồi ra, hiện nay cịn tồn tại một số động cơ khác khi ĐT ra nước ngồi. Ví dụ, như động cơ theo định hướng liên minh với mục đích là tạo thế độc quyền, thường xuất hiện ở các nhà ĐT tiến hành sáp nhập. Hình thức này đem lại lợi nhuận lớn hơn cho nhà ĐT nhưng khơng có lợi cho thị trường nước sở tại.
- Sự cạnh tranh của các vùng khác trong nước. Mỗi quốc gia được cấu thành bởi các vùng kinh tế khác nhau, mỗi vùng có lợi thế nhất định. Nếu sức cạnh tranh của các vùng khác mạnh hơn vùng kinh tế nghiên cứu thì sẽ khó
thu hút FDI vào vùng. Ngược lại, vùng kinh tế nghiên cứu có sức cạnh tranh cao hơn các vùng kinh tế khác thì thuận lợi cho thu hút FDI vào vùng kinh tế nghiên cứu hơn.
- Quy hoạch phát triển và chính sách phát triển vùng của quốc gia. Chính phủ ở các nước có quy hoạch và chương trình phát triển các vùng kinh tế trong dài hạn. Nếu quy hoạch và chính sách phát triển vùng kinh tế của chính phủ cùng hướng với động cơ của các nhà ĐTNN thì khả năng sẽ thu hút được nhiều FDI hơn và ngược lại.