Bất lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài của vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 71 - 73)

phát huy, thu hút một số dự án FDI lớn, góp phần tạo nên sự phát triển mạnh mẽ của các khu kinh tế ven biển như: Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa); Khu kinh tế Đơng Nam (Nghệ An), Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh); Khu kinh tế Hịn La (Quảng Bình); Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cơ (Thừa Thiên Huế). Ngồi ra, Bắc Trung Bộ có 3 khu kinh tế cửa khẩu: Lao Bảo (Quảng Trị), Cha Lo (Quảng Bình), Cầu Treo (Hà Tĩnh). Các khu kinh tế cũng là lợi thế thu hút các nhà ĐTNN vào vùng Bắc Trung Bộ. Bởi vì, trong các khu kinh tế này Nhà nước hỗ trợ ĐT đồng bộ về kết cấu hạ tầng và nhà ĐT được hưởng các ưu đãi đặc biệt.

3.1.2. Bất lợi thế trong thu hút đầu tư nước ngoài của vùng BắcTrung Bộ Trung Bộ

- Bất lợi về điều kiện tự nhiên: Do nằm khá xa hai hai thị trường lớn

nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nên vùng Bắc Trung Bộ chưa nhận được hiệu ứng lan tỏa của các vùng này. Hơn nữa, vùng Bắc Trung Bộ nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiều hiện tượng thiên tai khắc nghiệt như bão, lũ, gió mùa khơ nóng … Đây cũng là vùng chịu tác động rất mạnh của biến đổi khí hậu với nguy cơ nước biển dâng làm ngập một số diện tích đất ven biển, với những cơn bão dữ dội có thể phá hủy các cơng trình kiến trúc, tiềm ẩn nhiều rủi ro thiên tai,...

- Bất lợi về điều kiện kinh tế và xã hội: Tuy Chính phủ đã có những

chính sách khuyến khích ĐT phát triển Vùng và các chính quyền địa phương trong Vùng đã có nhiều nỗ lực ĐT xây dựng trong những năm qua, nhưng cho đến nay, Bắc Trung Bộ vẫn là vùng kinh tế kém phát triển, nhiều điều kiện cho phát triển kinh tế còn thiếu thốn, thu nhập của dân cư thấp. Năm 2013,

GTSX bình quân đầu người trong Vùng chỉ đạt 20,8 triệu đồng/người/năm, tính theo tỷ giá thực tế là 988 USD, bằng 52% mức trung bình của cả nước.

- Bất lợi về năng lực cơng nghệ sản xuất: Tuy có tiềm năng và lợi thế,

nhưng các cơ sở sản xuất công nghiệp và dịch vụ, thương mại của các tỉnh trong Vùng cịn có quy mơ nhỏ, phân tán. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2013, giá trị sản lượng cơng nghiệp (tính theo giá cố định 1994) của Thanh Hóa - tỉnh lớn nhất trong Vùng, mới chỉ đạt hơn 20 nghìn tỷ đồng; của tỉnh nhỏ nhất là Quảng Trị chỉ có 1,9 nghìn tỷ đồng. Mức tăng trưởng GTSX của các địa phương trong tỉnh chưa thực sự vững chắc. Tổng giá trị sản lượng công nghiệp của vùng chỉ chiếm 5,4% tổng giá trị sản lượng công nghiệp cả nước. Một số ngành, lĩnh vực phát triển còn chậm như: chế biến hải sản XK, dệt may, chế biến súc sản, thức ăn gia súc... Các ngành, lĩnh vực khác như: cơ khí, điện tử, cao su, vật liệu xây dựng, các sản phẩm làm từ đường... mới bước đầu phát triển. Một số ngành cơng nghiệp cịn thiếu ngun liệu và khó khăn về thị trường tiêu thụ. Tiểu thủ cơng nghiệp phát triển ì ạch. Việc nhân cấy tay nghề để duy trì, phát huy ngành, nghề tiểu thủ cơng nghiệp truyền thống cịn chưa phát triển mạnh do thanh niên không hứng thú học nghề. Sức cạnh tranh của các DN trong Vùng còn thấp. Một số sản phẩm có chất lượng thấp, qui cách, chủng loại, kiểu dáng, mẫu mã kém hấp dẫn, giá thành chưa hợp lý.

Kinh tế biển của vùng Bắc Trung Bộ mới chỉ dừng lại ở mức khai thác biển cận duyên, chưa đủ sức vượt ra đại dương để đánh bắt hải sản xa bờ. Các phương tiện khai thác thủy, hải sản cịn có cơng suất thấp. Hiện nay mới chỉ có một bộ phận nhỏ dân chài sinh sống bằng nghề biển dựa vào khai thác các nguồn tài nguyên vùng thềm lục địa.

Tuy có lợi thế về tài nguyên khoảng sản, nhưng các DN trong vùng thiếu năng lực khai thác và chế biến. Một số DN khai thác vật liệu xây dựng theo công nghệ lạc hậu, thậm chí sử dụng lao động thủ cơng; cơng nghệ khai thác và chế biến lâm sản cịn thơ sơ, năng suất và hiệu quả thấp.

- Bất lợi về cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông nghiệp trong giai đoạn 2007- 2014 tuy đã giảm 14,3% (trung bình mỗi năm giảm 1,42%), nhưng vẫn chiếm 37,8%. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, giá trị nông sản cịn thấp, trung bình đạt 15-17 triệu đồng/ha. Lao động nơng thơn thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn.

-Bất lợi trong phát triển du lịch: Tuy có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và

các tài nguyên du lịch khác nhưng do thiếu vốn, nên kết quả hoạt động du lịch của các tỉnh trong Vùng chưa tương xứng. Chưa thu hút được nhiều dự án xây dựng hạ tầng cho du lịch nên sức hút khách thấp.

3.2. THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀOVÙNG BẮC TRUNG BỘ VÙNG BẮC TRUNG BỘ

Một phần của tài liệu LA sua lan cuoi 3.16 _1 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w