TT NỘI DUNG CÁC CƠ QUAN
THAM GIA QUẢN LÝ 1. Xây dựng các chính sách quản lý nợ
1.1. Xây dựng mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng Bộ Tài chính, Bộ Kế
vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm hoạch và đầu tư,
năm; chương trình quản lý nợ trung hạn; Ngân hàng Nhà nước 1.2. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu giám sát nợ chính phủ, nợ Bộ Tài chính, Bộ Kế
cơng và nợ nước ngồi của quốc gia; hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước 2. Xây dựng kế hoạch
2.1. Xây dựng kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước 2.2. Xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế Bộ Tài chính, Bộ Kế
hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước 2.3. Xây dựng đề án vay để bù đắp thiếu hụt tạm thời của Bộ Tài chính
ngân sách trung ương từ các nguồn tài chính hợp pháp trong nước.
2.4. Xây dựng danh mục yêu cầu tài trợ vốn ODA. Bộ Kế hoạch và đầu tư
2.5. Xây dựng danh mục dự án địa phương, lập kế hoạch vay, Chính quyền địa
trả nợ chi tiết hàng năm của Chính quyền địa Phương phương
3. Đàm phán và ký kết hiệp định vay nợ, cấp bảo lãnh vay nợ
3.1. Tổ chức đàm phán, ký kết thỏa thuận vay nước ngồi Bộ Tài chính
theo phân cơng của Chính phủ.
3.2. Tổ chức đàm phán, ký kết các thỏa thuận bảo lãnh chính phủ. Bộ Tài chính 3.3. Tổ chức phát hành trái phiếu chính phủ trong nước và Bộ Tài chính
trái phiếu quốc tế theo kế hoạch hoặc đề án đã được phê duyệt.
3.4. Tổ chức vận động, điều phối nguồn vốn ODA, đàm Bộ Kế hoạch và
phán, ký kết điều ước quốc tế khung về vay ODA. đầu tư
3.5. Đàm phán, ký kết điều ước quốc tế với các tổ chức tài Ngân hàng Nhà nước
chính tiền tệ quốc tế.
3.6. Tổ chức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, Chính quyền địa
vay từ các nguồn tài chính hợp pháp khác, phương
vay lại nguồn vốn vay nước ngồi của Chính phủ
4. Thực hiện giải ngân, cho vay lại đối với các tổ chức, cá nhân
4.1. Phối hợp với cơ quan cho vay lại và cơ quan khác có Bộ Tài chính
liên quan xác định các điều kiện cho vay lại cụ thể đối với chương trình, dự án sử dụng vốn vay nước
ngoài theo quy định của pháp luật.
4.2. Ủy quyền cho tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện việc cho Bộ Tài chính
vay lại hoặc ký kết thỏa thuận cho vay lại với người vay lại trong trường hợp Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại.
5. Quản lý việc trả nợ, giám sát, đánh giá quản lý các khoản vay, xử lý nợ
5.1. Quản lý các khoản vay của Chính phủ Bộ Tài chính 5.2. Thực hiện nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ và nghĩa vụ Bộ Tài chính
của người bảo lãnh đối với các khoản bảo lãnh CP.
5.3. Quản lý danh mục nợ cơng, tổ chức việc phân tích nợ Bộ Tài chính
bền vững, quản lý rủi ro; tổ chức thực hiện các đề án xử lý nợ, cơ cấu lại khoản nợ, danh mục nợ.
5.4. Theo dõi, đánh giá sau đối với công tác quản lý vốn vay Bộ Kế hoạch và
của Chính phủ. đầu tư, KTNN
5.5. Thẩm định phương án vay lại vốn vay thương mại nước Ngân hàng Nhà nước
ngồi của Chính phủ theo các chương trình, hạn mức tín dụng và vay thương mại có bảo lãnh
chính phủ của tổ chức tài chính, tín dụng.
5.6. Bố trí trong cân đối ngân sách cấp tỉnh, nguồn thu Chính quyền địa
hồi từ các dự án đầu tư của địa phương để bảo đảm trả phương
6. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về quản lý nợ công
6.1. Theo dõi, thanh tra, kiểm tra, đánh giá việc sử dụng vốn Bộ Tài chính, KTNN
vay của Chính phủ hoặc được Chính phủ bảo
lãnh; vay và trả nợ của chính quyền địa phương; quản lý, thu hồi vốn cho vay lại theo các quy định về ủy quyền cho vay lại, thỏa thuận cho vay lại.
6.2. Kiểm tra, đôn đốc việc sử dụng vốn vay lại từ nguồn Chính quyền địa
vốn vay của Chính phủ, nguồn vốn phát hành trái phiếu phương, KTNN
chính quyền địa phương và thu hồi vốn
7. Công bố các thông tin quản lý nợ công
7.1. Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về nợ cơng; tổng hợp, Bộ Tài chính, KTNN
báo cáo và cơng bố thông tin về nợ công.
7.2. Định kỳ hàng năm hoặc theo yêu cầu, báo cáo cấp có Bộ Tài chính, KTNN
thẩm quyền về tình hình sử dụng vốn vay và QLNC.
7.3. Báo cáo, cung cấp thông tin về nợ cơng. Chính quyền địa phương, KTNN
Nguồn:ASOSAI (2009), Hội thảo Hướng dẫn kiểm tốn nợ cơng [30].
Trên cơ sở Luật QLNC, Bộ trưởng BTC ra Quyết định 1168/QĐ-BTC về việc thành lập cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN), quy định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục về QLNC. Theo đó, Cục QLN&TCĐN là tổ chức thuộc BTC, có chức năng giúp Bộ trưởng BTC thống nhất quản lý NN về vay, trả nợ cơng và nợ nước ngồi của quốc gia; quản lý
NN về tài chính đối với các nguồn viện trợ của nước ngoài và của các tổ chức quốc tế cho Việt Nam, các khoản viện trợ, tài trợ của CP Việt Nam cho nước ngồi; thực hiện vai trị đại diện CP và NN Việt Nam trong các quan hệ tài chính với nước ngồi và các định chế tài chính quốc tế [6].
Đây là một sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức bộ máy QLNC theo mơ hình một đơn vị trực thuộc BTC thực hiện QLNC. Sau một thời gian hoạt động, năm 2014 Bộ trưởng BTC có Quyết định số 2328/QĐ - BTC quy định lại vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cục QLN và TCĐN. Cục đã bố trí các bộ phận tham gia QLNC như sau: phịng Thanh tốn nợ và Thống kê (phịng Hậu tuyến); phòng Kế hoạch và Quản lý rủi ro (phòng Trung tuyến); phòng Quản lý vay nợ trong nước, phòng Song phương 1, Song phương 2, phòng Đa phương, phòng Bảo lãnh CP và Vay thương mại (thuộc phòng Tiền tuyến), (Sơ đồ 3.1).
Văn phòng Phịng Thanh tốn nợ &
Hậu tuyến Thống kê
Văn phòng Phòng KH & Quản lýrủi ro
Trung tuyến
Văn phòng Phòng Quản lý vay nợ
QLNC
trong nước Phòng Song phương 1
Văn phòng
Tiền tuyến Phòng Song phương 2 Phòng Đa phương Phòng Bảo lãnh CP & vay
thương mại
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức cơ quan QLNC ở Việt Nam
Bộ máy quản lý nợ đã từng bước được hoàn thiện, Luật QLNC đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, CP, BTC, NHNN, Bộ KH & ĐT về việc tham gia trong quá trình QLNC. Các Quyết định số 1168/QĐ-BTC (2009) và gần đây nhất là Quyết định số 2328/QĐ-BTC (2014) về việc thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục QLN & TCĐN. Đơn vị trực thuộc BTC đảm nhận chuyên trách thực hiện QLNC, đánh dấu công tác QLNC của
Việt Nam đang ngày càng chuyên nghiệp, hiện đại và đang tiệm cận với các chuẩn mực quốc tế [chuyên gia ĐAT].
- Đánh giá về chính sách quản lý nợ cơng: đã cụ thể hóa các chủ trương,
đường lối của Đảng, nghị quyết của QH, thời gian qua, đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH của đất nước. Chính sách QLNC đã từng bước được nghiên cứu, xây dựng, ban hành, bổ sung và hoàn thiện, tiếp cận dần với thơng lệ quốc tế, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNC. CP đã ban hành nhiều nghị định, Thủ tướng CP ban hành nhiều quyết định, Chỉ thị có liên quan đến tăng cường QLNC và nợ nước ngoài quốc gia. CP đã chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện các cơng cụ QLNC, trình QH phê duyệt các chỉ tiêu nợ cơng, nợ CP và nợ nước ngồi của quốc gia
đến hết năm 2018; Thủ tướng CP phê duyệt Chiến lược nợ dài hạn, các Chương trình quản lý nợ trung hạn, Kế hoạch vay trả nợ chi tiết của CP, các chỉ tiêu đánh giá bền vững nợ công, định hướng vay và trả nợ cơng giai đoạn 2016-2020, góp phần sớm triển khai trên thực tế các chủ trương, giải pháp QLNC.
-Đánh giá về hoạt động nghiệp vụ quản lý nợ công: trong thời gian qua, Việt
Nam đã kịp thời đưa ra những chủ trương đúng đắn về vay nợ công. Ở giai đoạn trước chúng ta có chủ trương huy động tối đa vốn ODA, tranh thủ vay ưu đãi nước ngồi. Sau khủng hoảng kinh tế-tài chính thế giới, chúng ta đã có sự điều chỉnh sang chủ trương huy động vốn trong nước là quyết định, vay nước ngồi là quan trọng. Nhờ có chủ trương này mà hiện nay cơ cấu nợ công của Việt Nam đã tương đối an tồn với tỷ trọng nợ cơng trong nước là 60% tổng nợ công, nợ công nước ngồi 40% tổng nợ cơng (2017). Với những chủ trương đúng đắn đó, QLNC Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được những kết quả sau :
Thứ nhất, vay được khối lượng vốn lớn bổ sung cho ĐTPT KT-XH. Việc áp
dụng Luật QLNC đã tạo ra cơ chế linh hoạt và khuyến khích các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tăng cường huy động các nguồn vay trong và ngồi nước cho đầu tư cơng, nhất là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ. Qua đó hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta tiếp tục được hoàn thiện, tạo ra các tác động lan tỏa, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước. Việc tăng cường vay vốn trong nước, chủ yếu là phát hành TPCP đã tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Nhờ đó, quy mơ thị trường trái phiếu Việt Nam đã phát triển nhanh chóng từ mức 19%GDP năm 2011 lên gần 30% GDP năm 2016 và CP đang đặt mục tiêu đến năm 2020 đạt 45%GDP, trong đó TPCP và trái phiếu CQĐP chiếm 38%GDP. Một điều quan trọng nữa là, tăng phát hành TPCP cịn tạo cơng cụ điều hành CSTT, trở thành hàng hóa chính trên hoạt động của thị trường mở, góp phần thực hiện mục tiêu điều hành của CSTT.
Thứ hai, phân bổ, sử dụng vốn vay đúng mục đích và có hiệu quả. Giai đoạn
2006-2016, tổng vốn vay đưa vào cân đối NSNN cho ĐTPT (tính cả TPCP, khơng tính cho vay lại) đạt trên 2,1 triệu tỷ đồng, trung bình đạt 7%GDP, tốc độ tăng 14%/năm. Bên cạnh đó, vốn vay nước ngồi của CP để cho vay lại, vốn vay CP bảo lãnh, vốn vay của các CQĐP giải ngân 2006-2016 lần lượt là: 335 nghìn tỷ đồng,
756 nghìn tỷ đồng, 127 nghìn tỷ đồng. Nguồn vốn vay của CP đã được ưu tiên hoàn thiện kết cấu hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo. Việc sử dụng vốn vay được bảo lãnh CP góp phần tăng cường đổi mới tài sản, trang thiết bị sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Thứ ba, kiểm sốt nợ cơng trong giới hạn cho phép, đảm bảo an toàn về nợ và
an ninh tài chính quốc gia. Đến cuối năm 2017, có 5/6 chỉ tiêu đảm bảo trong giới hạn cho phép, nợ công chiếm 61,3% GDP (giới hạn là 65%), nợ nước ngoài của quốc gia là 47,5%GDP (giới hạn là 50%), nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 20,1% GDP (giới hạn là 25%), phát hành TPCP cho đầu tư giai đoạn 2011-2017 là 855.785 tỷ đồng (giới hạn là 804.900 tỷ đồng), kỳ hạn phát hành TPCP bình quân giai đoạn 2011- 2017 lên 6,95 năm (mục tiêu là 4-6 năm); riêng chỉ tiêu nợ CP năm 2016/GDP vượt giới hạn cho phép (≤ 50%) do GDP thực tế theo giá hiện hành năm 2016 giảm mạnh (Bảng 3.9).