với công tác thẩm định
- Các dự án đầu tư xây dựng của ngành điện có một số đặc điểm cơ bản như sau:
+ Về quy mô dự án: Các dự án ngành điện có vốn đầu tư lớn. Dự án đầu tư xây dựng nguồn thuỷ điện thường là các dự an nhóm A hoặc nhóm đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh năng lượng. Các dự án lưới điện thường là các dự án nhóm B, C;
+ Về thời gian thực hiện: thời gian thực hiện đầu tư kéo dài, có nhiều yếu tố tác động đến quá trình thực hiện như chế độ chính sách của Nhà nước liên tục thay đổi, mặt bằng giá cả vật liệu biến động, tốc độ tăng trưởng của phụ tải cao….;
+ Ảnh hưởng đến nhiều ngành nghề ở địa phương. - Các yêu cầu đặt ra đối với công tác thẩm định:
+ Về phân cấp thẩm định: Do điều kiện hoạt động của ngành điện trên địa bàn lớn từ Bắc vào Nam nên việc thẩm tra phê duyệt các DA đã có sự phân cấp mạnh. Nội dung phân cấp thẩm định dự án đầu tư được quy định trong các văn bản của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. Tuỳ theo vai trò của từng cấp (Bộ Công thương, Tập đồn, Tổng cơng ty và các Ban QLDA) đối với hoạt động đầu tư, nội dung phân cấp thẩm định dự án đầu tư được quy định cụ thể và được phân định rõ ràng.
+ Về nội dung thẩm định: Dự án đầu tư trong ngành điện nói chung và lưới điện nói riêng thường là các dự án đầu tư lớn, có giá trị cao, thời gian thu hồi vốn dài. Tuy nhiên, không phải bất cứ dự án đầu tư nào cũng sinh lời, có những dự án phải chịu thua lỗ do mục tiêu kinh tế xã hội được đặt lên hàng
Học viên: Phạm Chí Sỹ
đầu. Vì vậy khi thẩm định dự án đầu tư thường phải so sánh các phương án và lựa chọn phương án hiệu quả nhất, hướng vốn đầu tư hiệu quả nhất. Lưới điện là ngành địi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ cao với công nghệ tiên tiến. Thiết bị kỹ thuật cơng nghệ chủ yếu nhập khẩu từ nước ngồi. Do đó khi thẩm định dự án phải có thơng tin về kỹ thuật cơng nghệ thiết bị mà dự án sử dụng, xem xét và lựa chọn thiết bị, kỹ thuật công nghệ phù hợp với đặc điểm của ngành và điều kiện sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.
1.7 Các phương hướng nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Nhà nước cần sớm hoàn thiện, điều chỉnh hệ thống các văn bản, quy định về quản lý đầu tư và xây dựng thống nhất, đồng bộ và cụ thể phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của đất nước. Các tiêu chuẩn, quy phạm, định mức kỹ thuật của từng ngành, từng lĩnh vực phải được quy định cụ thể, rõ ràng để làm căn cứ để thẩm định dự án.
Các cơ quan có thẩm quyền phải xây dựng quy trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư phù hợp trên cơ sở các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng Từ đó, mỗi doanh nghiệp cần thực hiện việc tổ chức quản lý . tác nghiệp hợp lý và hiệu quả. Việc bố trí, sắp xếp, lên kế hoạch và tổ chức các Hội nghị tư vấn thẩm định dự án cần được giao nhiệm vụ cụ thể và đúc rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
Doanh nghiệp cần thiết lập được mối liên hệ mật thiết với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tư vấn và các chuyên gia đầu ngành cùng phối hợp trong quá trình thực hiện thẩm định dự án đầu tư. Tạo lập mối liên hệ tốt không chỉ trong doanh nghiệp mà cịn với các đơn vị bên ngồi để thực hiện công việc, đặc biệt là đối với cơ quan chủ quản: các Bộ chuyên ngành, cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương….
Đội ngũ cán bộ thẩm định dự án phải đảm bảo yêu cầu về số lượng và chất lượng. Đội ngũ này cần được chun mơn hố và có trình độ nghiệp vụ. Cán bộ thẩm định dự án đầu tư phải có trình độ từ đại học trở lên, am hiểu lĩnh vực về kỹ thuật xây dựng, về kinh tế xây dựng, nắm vững các quy định của pháp luật nói chung và các quy định về quản lý đầu tư xây dựng, - được
Học viên: Phạm Chí Sỹ
đào tạo trong thẩm định dự án, có tinh thần làm việc nghiêm túc và đạo đức nghề nghiệp.
Doanh nghiệp phải trang bị các phương tiện thẩm định dự án đầu tư hiện đại, đồng bộ. Các số liệu, dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định dự án phải được cập nhật, lưu giữ và quản lý chặt chẽ sẵn sàng phục vụ cho phân tích, đánh giá dự án. Bên cạnh các số liệu, dữ liệu cung cấp, doanh nghiệp cũng cần thiết kế hoặc mua sẵn các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công tác thẩm định dự án, các chương trình phần mềm kiểm tra tổng mức đầu tư, phân tích rủi ro ....
Từ những phân tích trên, để cơng tác thẩm định dự án có chất lượng địi hỏi mỗi doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ những nhân tố ảnh hưởng, những điều kiện đã có và phải tiến hành đánh giá cụ thể thực trạng về những điều kiện này ở doanh nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng làm cơ sở để đề xuất những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án của doanh nghiệp.
Tóm lại, qua nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác thẩm định dự án đầu tư, chương 1 của luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề như sau :
Xây dựng khái niệm khoa học về thẩm định dự án đầu tư, làm rõ bản chất và vai trị của cơng tác thẩm định dự án đầu tư để ra quyết định đầu tư. Chương 1 cũng đưa ra các phương pháp thẩm định và nội dung cần thẩm định.
Từ lý luận chung về thẩm định dự án, chương 1 cũng đã làm rõ đặc điểm công tác đầu tư trong ngành, những nhân tố ảnh hưởng và các điều kiện để thẩm định dự án đầu tư có chất lượng.
Đây là một trong những tiền đề quan trọng để phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cho công tác thẩm định dự án chuyên ngành lưới điện trong các chương sau.
Trong chương 2 luận văn sẽ vận dụ g những lý thuyết này phân tich n thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư lưới điện tại Tổng công ty Truyền
Học viên: Phạm Chí Sỹ
tải điện Quốc gia từ đó phát hiện các vấn đề, tồn tại, nguyên nhân để có được các giải pháp hữu hiệu hoàn thiện.
Học viên: Phạm Chí Sỹ
Chương 2: Phân tích thực trạng cơng tác thẩm định dự án đầu tư xây
dựng tại Công ty Truyền tải điện Quốc gia 2.1 Khái quát về Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia là Tổng công ty thành viên của Tập đoàn điện lực Việt Nam, hoạt động dưới hình thực cơng ty TNHH một thành viên. NPT chính thức được thành lập theo Quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 11/4/2008 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Điện lực Việt Nam về việc thành lập Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia và đi vào hoạt động từ ngày 01/7/2008.
Ngành, nghề kinh doanh chính bao gồm:
- Hoạt động truyền tải điện theo giấy phép hoạt động điện lực; - Đầu tư phát triển lưới điện truyền tải;
- Tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát thi cơng các cơng trình lưới điện
- Quản lý vận hành, sửa chữa, thí nghiệm lưới điện;
- Xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, thiết bị lưới điện, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin;
- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho quản lý, vận hành, sửa chữa lưới điện;
- Xây dựng, lắp đặt các cơng trình lưới điện;
- Kinh doanh các dịch vụ: viễn thông công cộng, internet, viễn thông đường trục, công nghệ thông tin;
- Sản xuất thiết bị lưới điện, thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin; - Quản lý, vận hành, sửa chữa hệ thống viễn thông và công nghệ thông
tin;
- Cho thuê thiết bị, hạ tầng kỹ thuật viễn thơng và cơng nghệ thơng tin;
Học viên: Phạm Chí Sỹ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức của EVNNPT
HỘI ĐỒNG THÀNH VIÊN BAN KIỂM SỐT
BAN TỔNGHỢP
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHĨ TGĐ
KINH TẾ, TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNGPHĨ TGĐ KỸ THUẬTPHĨ TGĐ
VĂN PHỊNG BAN TÀI CHÍNH KẾ TỐN
BAN TCCB&LĐ
BAN KẾ HOẠCH
BAN QUẢN LÝ XÂY DỰNG
BAN QUẢN LÝ ĐẦU TƯ
BA BAN V BAN TH & BAN HỢP TÁC QUỐC TẾ BAN VẬT TƯ
BAN ĐẤU THẦU
• CƠNG TY TRUY N TỀ ẢI ĐIỆN 1;
• CƠNG TY TRUY N TỀ ẢI ĐIỆN 2;
• CƠNG TY TRUY N TỀ ẢI ĐIỆN 3;
• CƠNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 4.
• BAN QLDA CÁC CT ĐIỆN MIỀN BẮ
• BAN QLDA CÁC CT ĐIỆN MIỀN TR
• BAN QLDA CÁC CT ĐIỆN MIỀN NA
2.1.1 Trách nhiệm quyền hạn của Lãnh đạo và các Ban chức năng 2.1.1.1 Hội đồng thành viên
Thành viên là những người đại diện theo uỷ quyền của Hội đồng quản trị EVN. Hội đồng thành viên có tối đa là 5 thành viên, do Hội đồng quản trị EVN bổ nhiệm theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ không quá 5 năm. HĐTV nhân danh Hội đồng quản trị EVN tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị EVN tại NPT; có quyền nhân danh NPT thực hiện các quyền và nghĩa vụ của NPT; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị EVN về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của Điều lệ này và pháp luật có liên quan. Hội đồng thành viên NPT làm việc theo chế độ tập thể, họp ít nhất một lần trong một quý để xem xét quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2.1.1.2 Ban kiểm sốt nội bộ
Ban Kiểm soát nội bộ do HĐTV thành lập ra để giúp HĐTV kiểm soát việc thực hiện các nghị quyết của HĐTV. Ban Kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên của EVNNPT về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
2.1.1.3 Tổng giám đốc
NPT do Hội đồng thành viên NPT bổ nhiệm có thời hạn sau khi có ý kiến thỏa thuận bằng văn bản của EVN. Tổng giám đốc NPT chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng thành viên NPT về điều hành hoạt động hàng ngày của NPT.
Các Ban chức năng giúp việc tham mưu cho Ban Tổng giám đốc như sau:
2.1.1.3.1 Văn phòng
a- Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo NPT chỉ đạo, quản lý cơng tác hành chính, văn thư, lưu trữ, quản trị, thi đua, tuyên truyền, quan hệ công chúng, truyền thống của NPT; y tế của cơ quan NPT. Giúp lãnh đạo NPT theo dõi, đôn đốc các ban chức năng và các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ công tác được giao.
b- Nhiệm vụ và quyền hạn
- Lập chương trình cơng tác tuần, tháng của NPT và của Ban Tổng giám đốc. Ra thông báo kết luận các cuộc họp do Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc chủ trì.
- Quản lý công tác văn thư đi, văn thư đến; theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý văn bản trong Cơ quan NPT. Kiểm tra, giám sát đảm bảo các văn bản, tài liệu của NPT khi ban hành đúng trình tự thủ tục và thể thức hành chính.
- Quản lý, sử dụng con dấu của NPT đúng quy định. Sao chụp, quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài liệu, công văn của NPT theo quy định để phục vụ nhanh nhu cầu khai thác. Quản lý thư viện của NPT.
- Xây dựng, tổ chức thực hiện Quy chế làm việc trong Cơ quan NPT.
2.1.1.3.2 Ban Kế hoạch
a- Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo NPT chỉ đạo, quản lý công tác kế hoạch; hợp đồng cung cấp dịch vụ truyền tải và các công việc liên quan; xây dựng giá, phí truyền tải điện; thống kê và phân tích các hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng, thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư chung toàn NPT.
b- Nhiệm vụ và quyền hạn
- Tổng hợp, thẩm tra, xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh tài chính, kế hoạch đầu tư xây dựng dài hạn, trung - hạn, hàng năm của NPT và các đơn vị. Làm đầu mối phối hợp và đôn đốc các Ban thẩm tra, xây dựng các kế hoạch nghiệp vụ của NPT và các đơn vị theo chức năng các Ban để tổng hợp kế hoạch chung của NPT (Ban tham gia: các Ban chức năng NPT).
- Chủ trì tổng hợp, xây dựng giá, phí và định mức chi phí truyền tải điện; trình duyệt và đề xuất chính sách về phí truyền tải, vốn đầu tư (Ban tham gia: các Ban chức năng NPT).
- Lập danh mục các cơng trình cần thiết đưa vào vận hành hàng năm theo quy hoạch được duyệt (Ban tham gia: KT, QLĐT, QLXD).
2.1.1.3.3 Ban Tổ chức Cán bộ và Lao động
a- Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo NPT chỉ đạo, quản lý công tác tổ chức sản xuất, công tác cán bộ, công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực, công tác lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ bảo hộ lao động.
b- Nhiệm vụ và quyền hạn
- Xây dựng, trình duyệt, bổ sung, sửa đổi Điều lệ Tổ chức và hoạt động của NPT. Thẩm định và trình duyệt điều lệ, quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị trực thuộc và công ty con (Ban tham gia: các Ban chức năng NPT).
- Nghiên cứu, đề xuất và tổ chức thực hiện các mơ hình tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh của NPT và của các đơn vị trực thuộc, công ty con phù hợp với Điều lệ Tổ chức và hoạt động và chiến lược phát triển của NPT trong từng thời kỳ (Ban tham gia: các Ban chức năng NPT).
- Xây dựng đề án, lập kế hoạch, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và lập báo cáo về công tác sắp xếp và đổi mới quản lý doanh nghiệp của NPT và các đơn vị (Ban tham gia: các Ban chức năng NPT).
2.1.1.3.4 Ban Kỹ thuật
a- Chức năng
Tham mưu giúp lãnh đạo NPT chỉ đạo, quản lý công tác quản lý vận hành, quản lý kỹ thuật lưới điện truyền tải, công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật - cơng nghệ, tiêu chuẩn hố, quản lý chất lượng và môi trường; công tác KTAT và BHLĐ.
b- Nhiệm vụ và quyền hạn
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tiếp nhận thông tin, thống kê công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện tại các đơn vị.
- Ban hành các chỉ số, chỉ tiêu kỹ thuật của lưới điện; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu này hàng năm.
- Chủ trì tổ chức tính tốn, phân tích lưới điện phục vụ lập danh mục các cơng trình cần thiết đưa vào vận hành hàng năm, kế hoạch đầu tư phát triển lưới điện truyền tải (Ban tham gia: KH, QLĐT, QLXD ).
- Chủ trì theo dõi công tác thoả thuận đấu nối với các đối tác trong và ngồi nước (nhà máy điện, tổng cơng ty điện lực và phụ tải lớn); thẩm tra hồ sơ đề nghị đấu nối vào lưới điện truyền tải của các đối tác; trình duyệt thoả thuận đấu nối giữa NPT và các đối tác; theo dõi, chỉ đạo công tác kiểm tra, thử nghiệm, nghiệm thu trong quá trình đấu nối (Ban tham gia: KH, QLĐT, QLXD, VT&CNTT, HTQT).